Tiết lộ 18 nguyên tắc ứng xử hiệu quả trong giao tiếp – Edumall Blog

“Nhất quan hệ – nhì tiền tệ” câu nói đã thể hiện được sự quan trọng của những mối quan hệ trong xã hội. Vậy làm như thế nào có được những mối quan hệ chất lượng? Bài viết sau đây Edumall sẽ tiết lộ cho bạn 18 Nguyên tắc ứng xử hiệu quả trong giao tiếp. Để giúp bạn đạt được mục đích của mình. Cùng theo dõi nhé!

Nghĩ trước khi nói

Hồi nhỏ, chắc ai cũng được bố mẹ dạy câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, đó chính là nguyên tắc thứ nhất. Nói mà không nghĩ sẽ dẫn tới nói tùy tiện, lung tung, nhẹ thì làm người nghe khó chịu, nhàm chán, nặng là khi lỡ miệng nói ra những điều không hay làm mất thể diện người nghe hoặc của chính bản thân, tác hại không thể lường hết.

Không tùy tiện ngắt lời

Khi người khác nói, bạn nên tôn trọng ý kiến của họ bằng cách nghe hết rồi mới phản bác hoặc có ý kiến phản hồi lại. Trong khi họ đang nói, tránh ngắt lời nếu như không thật sự cần thiết, thường xuyên ngắt lời người khác họ sẽ nghĩ bạn thích “nhảy vào họng” của họ và biểu hiện của bạn như thế là không tôn trọng người nói.

Nói rõ ràng, mạch lạc

Nói rõ ràng, mạch lạc

Khi biểu đạt ý kiến, cách nhìn, suy nghĩ v.v… cần nói rõ ràng, mạch lạc, tránh sự mập mờ, lủng củng, có thể thêm ví dụ để thuyết minh. 

Hạn chế trách móc người khác, nếu có chỉ trách một việc

Ai cũng thích được khen, không ai thích bị chê trách cả. Nhưng không ai hoàn hảo, đôi khi có những hành động hay lời nói của ai đó khiến bạn không vừa lòng hoặc khó chịu. Nếu lỡ chê trách ai đó, chỉ nên nói về việc người đó làm sai ngay tại thời điểm nói. 

Phần đông chúng ta trong khi nóng giận hay kể thêm nhiều tật xấu của người khác ra để nói trong một lúc, nhưng điều này tuyệt đối không nên làm! Người nghe có thể nghĩ bạn ác cảm với họ thì mới ghi nhớ những điều xấu về họ, họ cảm thấy tức giận và có thể gây ra tranh cãi giữa hai người.

Không nói thay những lời đáng nhẽ nên để người khác nói

Có những việc nên để đúng người nói ra chứ bạn không nên nói ra, đó có thể là những chuyện tế nhị, việc riêng của ai đó v.v… Ví dụ như trong một cuộc nói chuyện có nhiều người, trong đó có bạn và một người bạn của bạn.

Nếu bạn biết về những chuyện cá nhân của bạn mình thì cũng không nên đem nó ra nói chuyện với những người khác (cho dù bạn thấy chuyện ấy là bình thường và không có gì tế nhị, nhưng dù sao nó cũng không phải chuyện của bạn), trừ khi mọi người đều rất thân nhau.

Muốn khuyên người khác thay đổi bản thân phải làm gương trước

Thay đổi thói quen một người không phải điều dễ dàng, hơn nữa, trước lời khuyên người ta có xu hướng tìm cách chống chế hoặc bới móc ngược lại bản để bảo vệ quan điểm bản thân. Vì vậy, trước khi khuyên người khác bản thân bạn phải là tấm gương trước để họ thấy nghe theo bạn họ sẽ có lợi. 

Ví dụ muốn khuyên bạn bè/con mình bỏ thuốc lá, trước tiên bạn không được hút thuốc. Nếu muốn người khác làm gì đó, nếu có điều kiện bạn hãy bắt tay vào cùng làm, như khi muốn các thành viên nhóm làm nhanh tay hơn thì bản thân bạn cũng nên làm việc tích cực, cho dù bạn có là quản lí. Không làm gương, chỉ nói không làm sẽ bị gọi là “chỉ tay năm ngón” hay “thùng rỗng kêu to”.

Trong tranh luận, không chế giễu, nhục mạ người khác

Trong tranh luận, không chế giễu, nhục mạ người khác

Mỗi người có ý kiến và quan điểm của riêng mình, họ có lý do để tin vào quan điểm của mình. Khi tranh luận, mục đích cao nhất là hướng đến lẽ phải, chân lý, tranh luận không phải để chế giễu lẫn nhau. 

Khi tranh luận, lời lẽ vừa phải hùng hồn, đanh thép, hợp lý và chỉ ra lỗi sai của đối phương nhưng vẫn phải tỏ ra tôn trọng ý kiến của họ. Nếu đối phương tranh luận của bạn bằng lời lẽ lịch sự, bạn cũng phải lịch sự đáp lại; đối phương gọi là “bạn” xưng là “tôi” thì bạn không thể xưng “tao”, “mày” với họ v.v…

Khi chỉ ra sai lầm của người khác, không nên nói sai lầm như thế này đã phạm nhiều lần

 Nguyên tắc này gần giống nguyên tắc số 4. Chỉ nên nói về sai lầm của một người tại thời điểm đang nói, không nên nói những chuyện từ quá khứ, nhất là nếu bạn thấy họ có biểu hiện cố gắng sửa đổi. Kiểu trách móc “nhai lại” này thường làm người nghe chán nản, không muốn sửa chữa nữa.

Tôn trọng cách nói của người khác

Tôn trọng cách nói của người khác

Thói quen sử dụng từ ngữ, cách nói chuyện của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố: học vấn, tri thức, môi trường sống v.v… Có thể cách nói của người này làm bạn thấy không thích, nhưng có người khác lại thích; ngược lại, bạn nghĩ mình nói hay và rõ ràng nhưng sẽ có người không thích, không hiểu. Giao tiếp là một môn nghệ thuật và ai cũng cần rèn luyện không ngừng.

Tôn trọng người khác

Trong giao tiếp ứng xử, sự tôn trọng là nguyên tắc vô cùng quan trọng để tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài. Tôn trọng trong giao tiếp không phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ, nghèo hèn, tôn giáo, dân tộc.

Tôn trọng dựa trên sự thật biểu hiện qua cách ứng xử đúng đắn giữa người với người, không sân si, không vụ lợi. Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại, đồng thời sự tôn trọng trong giao tiếp sẽ giúp bạn hình thành một nhân cách tuyệt vời, nhiều người ngưỡng mộ. Do vậy mà trong cuộc sống hằng ngày con người sống biết cung kính và tôn trọng nhau để đem đến cho nhau sự bình an và nụ cười.

Đặt mình vào vị trí của người khác

Có câu: “Một lời nói vô ý là một xung đột hiểm họa, một lời nói nóng giận có thể làm hỏng cả một cuộc đời, một lời nói đúng lúc có thể là giảm sự căng thẳng, còn lời nói yêu thương có thể chữa lành mọi vết thương và mang đến sự bình yên”. Do vậy, khi giao tiếp, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người khác, “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để không gây ra những tình huống làm cả 2 đều phải khó xử làm tổn thương người khác.

Bởi “trách người hãy nghĩ đến ta”, nếu bạn không thông cảm và đặt mình vào vị trí của người khác thì sẽ không thấu hiểu được suy nghĩ của họ. Đôi khi, bạn ra đường gặp phải những người tốt, xấu khác nhau nhưng chắc chắn ít nhiều họ sẽ để lại cho bạn những kinh nghiệm sống đáng quý. Vì vậy, thay vì chỉ trích hay than phiền thì đừng vội phán xét điều gì mà hãy đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu và cảm thông, bởi “biết mọi thứ cũng có nghĩa là tha thứ mọi thứ.”

Hiểu được tầm quan trọng của những nguyên tắc giao tiếp trong công việc và đời sống. Edumall xin tặng bạn “Khóa Học Kỹ Năng Giao Tiếp Và Ứng Xử Hiệu Quả”. Để được trang bị đầy đủ kiến thức, thực hành các bài tập thực tế để cải thiện, nâng cao và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình.

Học cách lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ

Học cách lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ

Lắng nghe chính là một thứ “gia vị” của cuộc sống. Bởi nếu trong giao tiếp mà không có sự lắng nghe và thấu hiểu thì chẳng khác nào một món ăn có thiếu đi một thứ gia vị quan trọng. Vì vậy, nếu bạn muốn người khác quan tâm đến mình thì trước hết bạn hãy học cách lắng nghe và khuyến khích họ nói về thành tích của họ nhiều hơn. Chính những chia sẻ chân thực từ 2 phía sẽ là sợi dây kết nối tạo nên một mối quan hệ vững bền và hiệu quả trong giao tiếp. 

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá đào sâu vào cuộc sống của họ, hãy biết một điểm dừng đúng đắn cũng giống như việc lắng nghe phải có sự chọn lọc, bạn nghe họ nói không có nghĩa là họ nói gì cũng đúng. Nên bạn hãy luôn ghi nhớ một điều rằng: “nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều”, từ đó hãy chắt lọc và xâu chuỗi chúng lại, chắc chắn bạn sẽ có những kinh nghiệm giao tiếp vô cùng “đắt giá”.

Luôn nở nụ cười

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Người không biết tươi cười sẽ không biết cách mở ra những cánh cửa hạnh phúc”. Chính vì vậy, nụ cười xuất hiện không chỉ là cách bạn thể hiện sự thiện cảm với đối phương mà còn là “liều thuốc bổ” mang lại niềm hy vọng lớn lớn trong quá trình giao tiếp, ứng xử.

Bạn hãy thử tưởng tượng rằng, nếu trong một cuộc đàm phán căng thẳng, ai ai cũng giữ một vẻ mặt cau có, khó chịu thì buổi đàm phán không những kém hiệu quả mà rất có thể sẽ không đi đến đích cuối cùng. Do vậy, thay vì giữ vẻ mặt buồn bã và căng thẳng thì tại sao bạn lại không nở một nụ cười thật tươi, một nụ cười tuy chỉ xuất hiện trong nháy mắt nhưng biết đâu nó lại có thể để lại dấu ấn suốt đời. Bởi vậy, dù cho cuộc sống có thiếu thốn về vật chất nhưng cũng không thể thiếu nụ cười, dù bạn là ai, hãy cứ cười lên mỗi ngày, cuộc đời sẽ trả lại những niềm vui khác biệt. 

Đảm bảo chữ tín trong giao tiếp 

Chữ “tín” trong giao tiếp chính là nguyên tắc “khuôn vàng thước ngọc” mà bạn không thể bỏ qua. Nếu muốn lấy được lòng tin của đối tác thì điều quan trọng nhất là bạn nên giữ đúng lời hứa và luôn luôn đúng hẹn. Bởi vậy mà từ xưa đến nay câu nói “Chữ tín quý hơn vàng” để chỉ một trong 5 đức tính của một con người cần phải có đó là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. 

Do vậy, “một lần bất tín là vạn lần bất tin”, nếu bạn đã thất hứa một lần thì rất khó có thể lấy lại được lòng tin của đối phương trong những lần giao tiếp sau. Vậy nên, nếu bạn muốn thành công thì hãy luôn luôn ghi nhớ rằng: “tạo dựng lòng tin của người khác là tạo dựng lòng tin của chính mình.”

Đảm bảo hài hòa về mặt lợi ích giữa hai bên

Trong giao tiếp ứng xử, bất kỳ ai cũng muốn đạt được một lợi ích nào đó cho mình hoặc cho chủ để mà mình đại diện. Lợi ích mà họ hướng đến có thể là vật chất như tiền bạc hoặc có thể là lợi ích về mặt tinh thần. 

Do vậy, đây được coi là nguyên tắc cơ bản và cần thiết trong quá trình giao tiếp, đảm bảo duy trì mặt lợi ích của cả 2 bên. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được nguyên tắc này, đòi hỏi 2 bên phải chú ý một vài lưu ý sau:

  • Dành thời gian để tìm hiểu tâm lý và hoạt động của đối tác, đồng thời xác định được mục đích đạt được của doanh nghiệp sau khi đàm phán là gì.

  • Nếu lợi ích của đối tác không được thỏa thuận thì chủ thể cần bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông chứ không thể có thái độ hiếu thắng hoặc thờ ơ khi đã đạt được mục đích.

Xây dựng niềm tin trong giao tiếp

Đây là nguyên tắc quan trọng không chỉ giúp cho việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh mà còn giúp cho mối quan hệ cá nhân của bạn được cải thiện rõ rệt. Nguyên tắc này đặc biệt thiết thực đối với những người đang giữ cương vị quản lý bởi nó là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công hay thất bại của mọi tổ chức, cá nhân. 

Bởi nếu sống mà không có niềm tin thì chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ xác định được hướng đi đúng đắn. Do vậy, đối với những người “cầm cân nảy mực” thì họ luôn luôn phải có một niềm tin đúng hướng để dẫn dắt một tập thể đi lên và phát triển toàn diện.

Xây dựng giá trị văn hóa trong giao tiếp

Đây là một phạm trù quan trọng mà bạn cần nắm một cách kỹ càng trước khi bước vào cuộc đàm phán với đối tác quan trọng, đặc biệt là người nước ngoài. Giá trị văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thể hiện ở tác phong làm việc, thái độ cởi mở, sự lịch thiệp và mến khách. Vậy nên, dù trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào bạn vẫn phải tạo nên mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp và đúng với “thuần phong mỹ tục”.

Khen ngợi đúng cách, kịp thời

Trên thực tế ai cũng muốn được khen ngợi những ưu điểm, thế mạnh của mình hay công nhận những điều họ đã làm tốt. Khi nhận được những lời khen đó họ sẽ cảm thấy mình có giá trị, hữu ích đồng thời cũng tạo động lực cho quá trình làm việc. 

Trong giao tiếp cũng vậy, bạn nên tinh tế phát hiện những điểm mạnh của đối phương dù là nhỏ nhất và đưa ra những lời khen chân thành, kịp thời nhất. Bạn không nên cứ quan tâm mãi đến điểm yếu của họ. Bởi ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, những lời khen góp phần thêm động lực để họ phát triển bản thân hơn.

Hãy luôn nhớ: lời khen thường dễ nghe nhưng lời chê, lời chỉ trích lại thường khó chấp nhận.

Trên đây là 18 Nguyên tắc giao tiếp ứng xử mà Edumall muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bạn có thể áp dụng những gợi ý trên vào trong giao tiếp và đạt hiệu quả tốt. Để không chỉ tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh, mà còn giúp bạn thăng tiến trong công việc. Edumall chúc bạn thành công!