Tiếp cận học qua chơi, ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ Mẫu Giáo tại Trường Mầm non Liên Trung.
Trường Mầm non Liên Trung thực hiện ứng dụng lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non năm học 2020- 2021. Nhà trường đã chủ động nghiên cứu lựa chọn những đề tài học phù hợp với trẻ mẫu giáo, đồng thời phối hợp với phụ huynh cùng sưu tầm các nguyên vật liệu tạo môi trường phong phú cho trẻ thực hành, trải nghiệm các bài học ứng dụng phương pháp STEAM.
Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và chỉ đạo đội ngũ giáo viên tích hợp STEAM trong chương trình giáo dục mầm non với mục tiêu hình thành và phát triển ở trẻ những kĩ năng, phẩm chất, năng lực phù hợp, tạo nền tảng vững chắc giúp trẻ tự tin và sẵn sàng trong giai đoạn chuyển tiếp lên trường tiểu học, chuẩn bị cho những “công dân toàn cầu” trong tương lai. Hoạt động kiến tập đã được các cô giáo tổ chức linh hoạt, sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
Mỗi một bài học ứng dụng phương pháp STEAM đều tạo cho trẻ có những cảm xúc khác nhau.
Các dự án STEAM đã tạo cho các bé có nguồn cảm hứng và sự yêu thích thú vị. Thông qua các hoạt động này, trẻ không chỉ nhận biết được rõ các khái niệm khoa học như thí nghiệm về sự cân bằng, làm thế nào để tạo ra các màu mới từ các màu cơ bản… hay từ các vấn đề thực tế đặt ra như làm thế nào để bảo vệ được gà con… mà còn hiểu được đặc điểm cấu trúc, chất liệu, nguyên vật liệu làm các sản phẩm theo dự án. Thông qua bài học các cô giáo vận dụng khéo léo từ việc tích hợp tận dụng các môn khác nhau để thực hiện được các dự án như:
Science- Khoa học: Tìm hiểu về các khái niệm khoa học, các vấn đề thực tế
Technology- Công nghệ: Sử dụng máy tính, ipad, để xem video liên quan đến dự án hoặc quay lại quá trình trẻ thực hiện dự án.
Engineering- Kỹ thuật: Chế tạo ra các sản phẩm từ các nguyên vật liệu như cành cây khô, lá khô, que đè lưỡi, rơm, giấy báo, nilong, keo, băng dính ….
Art- Nghệ thuật: Lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp làm dự án với mục đích cụ thể, ví dụ như: làm nhà để bảo vệ gà, tạo màu mới để trang trí bánh kem….
Maths- Toán: Đếm số lượng, đo khoảng cách, chiều cao, chiều rộng của sản phẩm, ví dụ như: đo chiều rộng của ngôi nhà ngôi nhà để vừa cho 3 con gà, đếm số tầng của bánh ga to…
Từ 1 vấn đề được cô giáo gợi ý, đưa ra, buộc các bé phải suy nghĩ, lựa chọn nguyên liệu, cùng thảo luận, phối hợp nhóm đề tìm cách giải quyết. Mỗi lần thử nghiệm, trải nghiệm trong từng nhóm có những lúc chưa thành công như ý muốn song vẫn được các cô giáo động viên, khích lệ không ngừng để cuối cùng vui mừng hạnh phúc khi tạo ra sản phẩm là những dự án đảm bảo theo yêu cầu mà cô và trẻ đã thảo luận từ đầu.
Mỗi bài học khi trẻ có thành công đều trải qua 1 quá trình cố gắng bền bỉ. Từ đó trẻ học được cách kiên trì, ý chí cỗ gắng, sự đoàn kết hợp tác nhóm cùng bạn để tạo ra sản phẩm.
Tổ chức HĐ STEAM , dự án “Làm nhà cho gà con”- Lớp 5TA1
Ứng dụng STEAM vào HĐ Góc “Làm món salad rau củ”- Lớp 4TB1
Ứng dụng STEAM vào HĐKP Sắc màu kỳ diệu – Lớp 3TC3
Một số hình ảnh khác:
Tác giả: Hà Quyên
Một số hình ảnh khác: