Tiếng Việt lớp 3 so sánh: Tổng hợp kiến thức + cách học hiệu quả
Tiếng Việt lớp 3 so sánh là kiến thức cơ bản trong chương trình học của trẻ. Vậy nên, để giúp con hiểu, học, ghi nhớ và áp dụng hiệu quả kiến thức này, bố mẹ hãy cùng tham khảo những bí quyết mà Monkey chia sẻ trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Tiếng Việt lớp 3 so sánh là gì?
Theo khái niệm chính xác trong SGK, hình ảnh so sánh được biết đến là một biện pháp tu từ nhằm đối chiếu, so sánh các sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác có sự tương đồng tại thời điểm tương ứng, với mục đích tăng tính gợi cảm, gợi hình khi diễn đạt.
Ví dụ: Công Cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đặc điểm cấu tạo biện pháp so sánh khi học tiếng Việt lớp 3
Để có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo của hình ảnh so sánh lớp 3 trong quá trình làm bài, dưới đây sẽ là ví dụ:
Ví dụ: Cô ấy xinh như bông hoa.
Ở câu này ta sẽ chia thành 2 vế, vế A “Cô ấy” thể hiện cho sự vật được so sánh, vế B “như bông hoa” thể hiện cho sự vật so sánh, đi kèm với đó là từ ngữ so sánh “như” và từ chỉ phương diện so sánh chính là “xinh”.
Từ đó, ta có thể rút ra được cấu tạo của câu so sánh sẽ có 4 thành phần chính là:
- Vế A: Hình ảnh sự việc, sự vật được so sánh.
- Vế B: Hình ảnh sự việc, sự vật dùng để so sánh.
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
- Từ ngữ dùng để miêu ta ý so sánh.
Thường những câu so sánh sẽ có dấu hiệu nhận biết thông qua từ hoặc nội dung. Cụ thể:
- Qua từ: Thường các câu so sánh sẽ có những từ như: như là, như, giống, là….
- Qua nội dung: 2 đối tượng có sự tương đồng đang đem ra để so sánh cùng nhau.
Làm giàu vốn từ tiếng Việt cho trẻ nhờ hơn 1.000+ truyện tranh tương tác và sách nói trên ứng dụng VMonkey, hỗ trợ tốt việc học môn Tiếng Việt trên lớp.
Có mấy kiểu so sánh lớp 3?
Trong kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, có các kiểu so sánh lớp 3 sau:
So sánh ngang bằng
Đây là kiểu so sánh các sự việc, sự vật, hiện tượng có sự tương đồng nhau. Mục đích chính ngoài việc tìm kiếm sự giống nhau thì kiểu câu này còn giúp nhân hóa những đặc điểm, bộ phận nào đó của sự việc, sự vật, hiện tượng giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn.
Các từ thường xuất hiện trong câu so sánh ngang bằng: là, giống, giống như, tựa như, y như, như…
Ví dụ: Anh em như thể tay chân
So sánh hơn kém
So sánh hơn kém được biết đến là loại so sánh đối chiếu hiện tượng, sự vật, sự việc trong mối quan hệ hơn kém để có thể làm nổi bật được hình ảnh còn lại.
Trong so sánh hơn kém, các từ thường được sử dụng là: kém hơn, hơn là, kém gì, kém, hơn.
Ví dụ: Tùng cao hơn Hùng
Để có thể chuyển từ dạng câu so sánh ngang bằng sang kiểu câu so sánh hơn kém, mọi người chỉ có thể thêm vào câu những từ mang ý nghĩa phủ định như chẳng, chưa, không…. Và ngược lại.
Ví dụ: những trò chơi điện tử không hay bằng những bài học trên lớp.
Các phép so sánh thường dùng trong tiếng Việt
Trong kiến thức tiếng Việt lớp 3 so sánh thường sẽ có nhiều kiểu so sánh khác nhau, có thể kể đến như:
So sánh sự vật này với sự vật kia
Đây được biết đến là kiểu so sánh phổ biến nhất, khi đối chiếu sự vật này và sự vật kia dựa trên sự tương đồng của chúng.
Ví dụ: Về đêm, màn đêm tối đen như than.
So sánh con người với sự vật và ngược lại
Đây được biết đến là một trong những cách so sánh dựa trên những nét tương đồng giữa phẩm chất con người với đặc điểm của một sự vật. Mục đích hỗ trợ làm nổi bật được phẩm chất của chính con người.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.
So sánh âm thanh với âm thanh
Đây cũng là một trong những kiểu so sánh khá phổ biến dựa trên sự tương đồng về đặc điểm giữa hai hoặc nhiều âm thanh với nhau, hỗ trợ làm nổi bật được sự vật được so sánh.
Ví du: Tiếng hát của chị Mai như tiếng chim hót líu lo.
So sánh các hoạt động với nhau
Đây là kiểu so sánh thường được ứng dụng dùng để cường điều hóa một hiện tượng, sự vật, sự việc và chúng thường được dùng trong tục ngữ, ca dao.
Ví dụ: Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Tác dụng của hình ảnh so sánh trong môn tiếng Việt
Việc sử dụng phép so sánh trong tiếng Việt hỗ trợ giúp làm nổi bật sự vật, sự việc, hiện tượng được so sánh trong những trường hợp khác nhau.
Ngoài ra, việc so sánh còn giúp các sự vật, sự việc, hiện tượng được so sánh trở nên sinh động hơn, vì chúng thường được so sánh với những cái trừu tượng hoặc không cụ thể. Qua đó giúp người nghe và người đọc dễ dàng hình dung được đến sự việc, sự vật, hiện tượng đang được nói đến.
Bên cạnh đó, việc so sánh còn góp phần giúp cho lời văn trở nên bay bổng, thú vị hơn. Vậy nên, trong văn học các nhà thơ, nhà văn thường dùng hình ảnh so sánh cho tác phẩm của mình.
Chẳng hạn như so sánh quê hương như chùm khế ngọt sẽ cảm thấy sống động hơn so với việc miêu tả quê hương qua những hình ảnh thường ngày.
Bí kíp giúp bé học tiếng Việt lớp 3 so sánh hiệu quả
Để có thể giúp các bé làm bài tập câu so sánh hiệu quả, dưới đây là một số bí quyết mà bố mẹ không nên bỏ qua:
- Nắm rõ được đặc điểm câu so sánh: Bố mẹ cần giải thích rõ cho bé như thế nào là câu so sánh, đưa ra ví dụ dễ hiểu để con có thể nhận biết được câu so sánh khi làm bài tập.
- Học thông qua trò chơi: thay vì chỉ làm bài tập trên sách vở, hãy thử tổ chức những trò chơi liên quan tới so sánh giữa một vật với một vật để thấy được sự tương đồng, hơn thua….
- Học đi liền với thực tiễn: Để giúp còn hiểu được rõ câu so sánh, bố mẹ có thể đưa ra những ví dụ liên quan tới thực tiễn như miêu tả ngoại hình, tính cách, đặc điểm của sự vật, sự việc, con người gần gũi với bé.
- Học luôn đi đôi với hành: Sau khi con đã hiểu được thế nào là câu so sánh, bố mẹ có thể cùng bé làm những bài tập liên quan trong SGK, sách tham khảo, đề thi,… để bé luyện tập hiệu quả.
- Học tiếng Việt cùng Vmonkey: Đây là ứng dụng dạy học tiếng Việt online thông qua truyện tranh, sách nói để trang bị nhiều kiến thức tiếng Việt cho trẻ từ đánh vần, phát âm, học chữ, luyện viết, tập đọc, gia tăng vốn từ vựng…để từ đó chinh phục mọi thể loại kiểu câu hiệu quả. Tìm hiểu thêm về Vmonkey qua video sau nhé:
Bài tập tiếng Việt lớp 3 câu so sánh để bé luyện tập
Dưới đây là tổng hợp một số bài tập về câu so sánh để các bé có thể thực hành với kiểu câu này:
Một số sai lầm khi làm bài tập tiếng Việt lớp 3 so sánh bé cần lưu ý
Trong quá trình làm bài tập về câu so sánh trong tiếng Việt lớp 3, các bé thường mắc một số sai lầm như:
- Không nhận biết được câu so sánh: Vì các con chưa hiểu được thế nào là câu so sánh nên không thể nhận biết được trong quá trình làm bài tập.
- Không hiểu rõ đặc điểm trong câu: Vì trong câu so sánh được cấu tạo từ nhiều thành phần, nên bé không hiểu rõ được những cấu trúc đó để tiến hành phân biệt và làm bài tập.
- Bé chưa biết đặt câu: Như đã nói câu so sánh thường sẽ đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với đối tượng tương đồng, nhưng vì vốn từ vựng trẻ còn ít nên thường khả năng đặt câu cũng sẽ bị ít hơn để so sánh.
Xem thêm: Bộ đề thi thử trạng nguyên tiếng Việt lớp 3 cập nhất mới nhất 2022
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin về tiếng Việt lớp 3 so sánh. Qua đó có thể thấy được đây thể loại câu khá thú vị giúp văn học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Nên bố mẹ nên hỗ trợ để bé có thể làm quen và chinh phục dạng kiến thức này hiệu quả nhất nhé.
BA MẸ ĐỪNG BỎ LỠ! Giúp con xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc, hỗ trợ tốt việc học trên lớp với VMonkey – ứng dụng học tiếng Việt theo chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học.