Tiếng Việt Thực Hành

Bài 1- NHẬP MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

 

1.1- Giới thiệu một số vấn đề về ngôn ngữ và Tiếng Việt:

1.1.1- Một số vấn đề về ngôn ngữ:

Hệ thống ngữ âm: Hình vẽ số 1: Sơ đồ bộ máy phát âm:

Chú thích: 1- Môi, 2- Răng, 3- Lợi, 4- Ngạc cứng, 5- Ngạc mềm, 6- Lưỡi gà (con), 7- Lưỡi, 8- Nắp họng, 9- Dây thanh, 10- Khoang miệng, 11- Khoang mũi.

Hình 2: Sơ đồ phát âm âm tiết; ba giai đoạn:

1. Giai đoạn tăng độ căng 2. Giai đoạn đỉnh điểm độ căn 3. Giai đoạn giảm độ căng, kết thúc

Hình 3a: Sơ đồ hình thang nguyên âm quốc tế

Hình 3b: Nguyên âm quốc tế

1.1.2- Giới thiệu về Tiếng Việt: Khái quát chung: Lịch sử phát triển Tiếng Việt diễn ra như thế nào?

Nguồn gốc: Tiếng Việt phát triển ở một trong những cái nôi văn minh của loài người: Đông Nam Á.

Tiếng Việt thuộc nhóm Việt – Mường, ngữ hệ Nam Á (Nam Phương).

Sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt thể hiện từ thời thượng cổ đến giai đoạn thế kỷ II trước công nguyên và đã có một bản sắc văn hóa riêng, sức sống riêng, chống lại sự đồng hóa của phương Bắc xâm lược.

Từ thế kỷ V trước công nguyên đến 1858, dù bị đô hộ gần 10 thế kỷ, tiếng Việt vẫn phát triển, có chữ viết riêng (chữ Nôm) ở thế kỷ X.

Tiếp xúc với tiếng Hán, tiếng Việt càng có thêm sức sống mãnh liệt.

Từ thế kỷ XIX (1858) đến 1945: xuất hiện chữ quốc ngữ.

1945 đến nay: Tiếng Việt được tôn vinh, chữ quốc ngữ là văn tự chính thức.

1.2- Những đặc điểm của Tiếng Việt

1.2.1- Đặc điểm ngữ âm: Đơn vị “tiếng”,  là âm tiết. Ví dụ: An, anh,…

Có nhiều từ tượng hình tượng thanh.

Ví dụ: Lanh lảnh, lóng lánh, róc rách…

Ngôn ngữ có sự hài hòa ngữ âm, nhạc điệu câu văn.

Ví dụ: Long lanh đáy nước in trời…

1.2.2- Đặc điểm từ vựng:

Mỗi tiếng là một yếu tố nghĩa. Sự tạo từ chủ yếu do phương thức láy và phương thức ghép.

Ví dụ: Ăn: ăn năn, làm ăn,…

1.2.3- Đặc điểm ngữ pháp:

Từ từ vựng không biến đổi hình thái. Ví dụ: Tôi học, anh học, họ học,…

Phương thức trật tự từ được coi trọng

Ví dụ: Tôi là sinh viên: C-V, P

Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt.

Ví dụ: Trời xanh mây trắng, ô kìa,…

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng VIệt như thế nào?

Xây dựng và nâng cao ý thức coi trọng, tình cảm quý trọng đối với tiếng Việt.

Rèn luyện nói đúng, viết đúng ngữ pháp tiếng Việt.

Giữ gìn, phát triển vốn từ tiếng Việt.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Việt trong các phong cách chức năng.

1.3- Ngữ âm tiếng Việt:

1.3.1- Âm tiết tiếng Việt là gì? Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt?

Âm tiết tiếng Việt là âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất trong chuỗi lời nói Việt ngữ.

Âm tiết tiếng VIệt có đặc điểm: ranh giới rõ ràng, phát âm tách bạch, rành rọt.

Ví dụ: Đẹp, xấu, em bé, học, yêu,…

Tính độc lập cao: phát âm tách bạch, riêng biệt (im ắng, không nói: í mắng).

Có khả năng biểu hiện ý nghĩa: Tuyệt đại đa số âm tiết có nghĩa, khác ngôn ngữ Ấn – Âu (mắt,đầu, học, ăn,…), đa số âm tiết là từ đơn, có khả năng hoạt động như một từ thực sự → lối tách từ (chơi chữ). Ví dụ: Vàng lông – vồng lang.

Cấu trúc chặt chẽ:

Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ, nhưng có thể tách ra từng phần. Ví dụ: Trời: tr-ơi-huyền-tr/ời…

Cấu trúc âm tiết tiếng Việt có năm phần: Phụ âm đầu, âm chính, âm đệm, âm cuối, thanh điệu,…

1.3.2- Âm tố tiếng Việt là gì? Phân loại?

Âm tố tiếng Việt là đơn ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được.

Âm tố tiếng Việt phân loại thành: nguyên âm, phụ âm, bán âm.

1.3.3- Âm vị tiếng Việt là gì? Phân loại và miêu tả?

Âm vị (phoneme) tiếng Việt là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt (a,b,c,…)

Phân biệt âm vị với âm tố: âm vị là đơn vị trừu tượng, âm tố là đơn vị cụ thể. Âm vị được thể hiện bằng âm tố, âm tố là sự hiện diện của âm vị. Âm vị chỉ gồm đặc trưng khu biệt, âm tố có cả đặc trưng, đặc trưng khu biệt lẫn đặc trưng không khu biệt.

Ví dụ: a,n,h: an-anh-ánh-ảnh

1.3.4- Hệ thống âm vị tiếng Việt:

1.3.4.1- Âm đầu: 22 phụ âm đầu làm nhiệm vụ âm đầu: │b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h│Sự thể hiện chính tả:

1.3.4.2- Âm đệm: │W│: o, khi trước nó là nguyên âm rộng │a, ă, e│ (họa, hoằn, hoa, hòe…)

/u/ : khi đi trước các nguyên âm còn lại (huy, huệ, thuở…)

Đi sau phụ âm │k│ khi viết “q” âm đệm W│viết thành “u” (quê, que,…)

Âm chính: Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi là âm chính: │i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo│Thể hiện bằng chữ viết…

1.3.4.3- Âm cuối

Tiếng Việt có 8 âm cuối gồm sáu phụ âm: │m, n, ŋ, p, t, k│và hai bán âm: │-w, -j│, ngoài ra còn có âm cuối zéro.

Thể hiện bằng chữ viết: m, n, ng, p, c, t.

Quy luật biến dạng âm cuối:

Tất cả phụ âm cuối là những phụ âm đóng.

1.3.4.4- Thanh điệu tiếng Việt:

Tiếng Việt có sáu thanh điệu, năm thanh ghi chữ viết: huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng, một thanh không ghi: không dấu (bằng).

Phân loại thanh điệu tiếng Việt: 2 loại

1.3.4.5- Thực hành phiên âm vị học:

Học viên tự phiên âm vị học và trình bày theo nhóm, lớp ở cuối giờ học:

  1. Bài ca dao: Gió đưa cành trúc la đà
  2. Bài ca dao: Tát nước đầu đình

1.4- Chính âm và chữ viết – Chinh tả tiếng Việt

1.4.1- Chính âm là gì? Chính âm được coi là cách phát âm chuẩn nhất (chuẩn từ).

1.4.2- Vai trò của chữ viết?

Chữ viết là hệ thống ký hiệu đồ họa được sử dụng để cố định hóa ngôn ngữ âm thanh.

Các kiểu chữ viết:

Chữ viết ghi ý. (Hoa)

Chữ viết ghi âm. (Việt)

1.4.3- Chữ viết tiếng Việt hiện nay là chữ ghi âm (chữ quốc ngữ), hình thành ở thế kỷ XVII.

Cơ bản chữ tiếng Việt là hợp lý.

1.4.4- Điều bất hợp lý:

Một âm ghi nhiều con chữ: │k│: q, k, c.              │z│: d,gi,g

Viết hoa tùy tiện.

1.4.5- Quy định về chuẩn chính tả tiếng Việt:

Chính tả là cách viết chữ được coi là chuẩn.

1.4.5.1- Quy định chuẩn chính tả tiếng Việt

Chấp nhận thói quen biến đổi ngữ âm trong cách viết (“đại bàng” chứ không viết đúng “đại bằng”).

1.4.5.2- Thực tế có hai hình thức chính tả chưa xác định chuẩn thì chấp nhận cả hai cách viết cũ (eo xèo / eo sèo; sứ mệnh/ sứ mạng).

1.4.5.3- Viết hoa tên riêng:

Tên người, tên nơi chốn: Viết hoa toàn âm đầu.

Tên tổ chức, cơ quan: Viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp tên

1.4.5.4- Tên không phải tiếng Việt:

Nếu nguyên ngữ latin: giữ nguyên ngữ (paris).

1.4.5.5- Nguyên ngữ là hệ thống chữ khác: chuyển tự, phiên âm sang chữ cái Latin (Lomonoxo).

1.4.5.6- Chỉ viết hoa âm tiết đầu từ (Tokyo)

1.4.5.7- Dùng dấu nối:

Dùng trong liên danh. Ví dụ: Cách mạng khoa học – kỹ thuật; Môn hóa – dược;            Quảng Nam – Đà Nẵng

1.4.5.8- Thuật ngữ:

Chấp nhận các tổ hợp đã dùng theo thói quen (Ví dụ: mét, gram, fluor, protit…)

Kết luận:

Tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức về ngữ âm tiếng Việt: âm tiết, âm tố, âm vị, thanh điệu, chi1ng tả là rất quan trọng, cần thiết làm nền tảng cho việc học tập, ứng dụng tiếng Việt trong học tập, lao động, giao tiếp và góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhất trong bối cảnh hội nhập của thế giới ngày nay.

 

Bài tập:

1. Giải thích sơ đồ bộ máy phát âm của con người. Ứng dụng vào việc nói tiếng Việt và học ngoại ngữ.

2. Lịch sử tiếng Việt. Những đặc điểm của tiếng Việt. Ứng dụng vào việc nói và viết tiếng Việt.

3. Thảo luận nhóm (xémina). Làm bài thuyết trình.

4. Thực hành điền dã ngôn ngữ học: Hội thảo, hội chợ,…

Bài 2-  VIẾT CHỮ, DÙNG TỪ

 

2.1- Viết chữ. Chữ viết dùng để ghi tiếng.

2.1.1- Trước đây, thời vua Hùng Vương, tổ tiên người Việt đã từng có chữ viết sơ khai.

2.1.2- Thời Bắc thuộc, tổ tiên ta dùng chữ Hán để ghi tiếng.

2.1.3- Do ý thức độc lập tự chủ, chữ Nôm ra đời trên cơ sở chữ Hán.

2.1.4- Sau này, dân tộc ta dùng chữ quốc ngữ để ghi tiếng (TK XVII), và chữ quốc ngữ là chữ viết chính thức của Việt Nam hiện nay.

Đây là chữ viết được sáng tạo trên cơ sở ghi âm và dùng mẫu tự Latin.

2.1.5- Cách viết chữ quốc ngữ hiện nay tuân theo các quy định chính tả hiện hành.

2.2- Dùng từ.

Từ của tiếng Việt. Cách dùng từ:

Khái niệm từ, các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt?

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, được tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.

Tiếng của cấu tạo từ trong tiếng Việt là các tiếng, là các âm tiết.

Tiếng Việt tương đương với các hình vị của ngôn ngữ khác, gọi là các hình tiết (morp hensyllable).

Các kiểu cấu tạo từ:

Một tiếng (từ đơn tiết): từ đơn là đơn vị từ vựng cơ bản của tiếng Việt (Ví dụ: Tôi, bác, nhà, trâu, ngựa…).

Phương thức tổ hợp (ghép): Ghép các tiếng lại, mà giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau, gọi là từ ghép. Dựa vào tính chất mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt:

Từ ghép đẳng lập: thành tố cấu tạo quan hệ bình đẳng về nghĩa.

Có hai khả năng: các thành tố cấ tạo từ đều rõ nghĩa: khi so sánh với từ đơn nghĩa các thành tố không trùng nhau.

Ví dụ: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói.

Thứ hai: một thành tố rõ nghĩa tổng hợp với một thành tố không rõ nghĩa, bị bào mòn dần ở mức độ khác nhau.

Ví dụ: Tre pheo, bếp núc, chợ búa, đường sá, rau cỏ, cho má, gà qué, xe cộ, áo xống…

Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.

Từ ghép chính phụ:

Là từ ghép có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có khả năng chuyên biệt hóa, hình thái hóa cho thành tố chính.

Ví dụ: Tàu hỏa, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà, tốt mã, lão hóa, xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù…

Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối âm: Từ láy (lấp láy, láy âm).

Từ láy là từ nhiều tiếng (phần lớn là hai tiếng) được cấu tạo theo quy luật nhất định trong quan hệ ngữ âm giữa các tiếng.

Một từ gọi là láy khi các yếu tố tạo nên chúng có thành ngữ âm lặp lại, nhưng vừa có lặp (điệp) lại vừa có biến đổi (đối).

Ví dụ: đỏ đắn → điệp phụ âm đầu, đối vần.

Nếu chỉ có điệp, không có đối thì đó là dạng láy từ chứ không phải là từ láy.

Ví dụ: Người người, nhà nhà,…

Từ láy hai tiếng: Láy hoàn toàn. Đối ở trọng âm, lặp lại hoàn toàn.

Ví dụ: cào cào, ba ba, châu chấu, đu đủ, rề rề, khăng, khăng,…

Từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu:

Ví dụ: Đo đỏ, tim tím, hau háu, hây hẩy, lừng lững, vành vạnh,…

Láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hóa:

m – p                          ng – c

n – t                            nh – ng

Ví dụ: Chiêm chiếp, ăm ắp, cồm cộp, lôm lốp, chan chát, khin khít, sồn sột, thơn thớt, ngùn ngụt, khang khác, vằng vặc,…

Láy bộ phận:

Từ nào điệp ở phần âm đầu hoặc điệp ở phần vần thì được gọi là láy bộ phận. Gồm:

Láy (điệp) âm đầu, đối phần vần:

Ví dụ: Bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn…

Láy (điệp) phần vần, đối âm đầu:

Ví dụ: Bâng khuâng, bơ vơ, lưng chừng…

Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng. Láy ba tiếng thường láy hoàn toàn, láy bốn tiếng là láy bộ phận.

Ví dụ: Khít khìn khịt, sàt sàn sạt, dửng dừng dưng, đủng đà đủng đỉnh…

Sự biểu đạt nghĩa của từ láy thường có điểm chung ở nghĩa.

Lớp từ ngẫu hợp: giữa các yếu tố cấu tạo chúng không có quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa.

Ví dụ:

Từ thuần Việt: Bồ câu, bồ hòn, bồ nông,…

Từ gốc Hán: Mâu thuẫn, hy sinh, kinh tế,…

Từ gốc Ấn – Âu qua khẩu ngữ: Axit, sơ mi, mùi xoa, xà phòng,…

Biến thể của từ: Từ có cấu trúc lớn, phức tạp sang cấu trúc nhỏ, đơn giản.

Ví dụ: Kilôgam → kilô, kí lô.

(Ông) cử nhân → Ông cử.

(Ông) tú tài → Ông tú.

Có cặp từ song song một bên đa tiết một bên đơn tiết.

Ví dụ: Bươm bướm → Bướm.

Cụm từ cố định là gì? Phân loại cụm từ cố định?

Khái niệm: Cụm từ cố định là đơn vị đo một số từ hợp lại: Tồn tại với tư cách là một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.

Cần phân biệt cụm từ cố định với cụm từ tự do.

(Ví dụ: Nhà ngói cây mít, Phở gà miến lươn…)

Phân loại: Cụm từ cố định gồm: ngữ cố định và thành ngữ.

Thành ngữ:

Là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về nghĩa và cấu trúc, Nghĩa có tính tượng trưng gợi cảm.

Ví dụ: Ba cọc ba đồng, Chó cắn áo rách, Nhà ngói cây mít, Mẹ tròn con vuông…

Phân loại:

Thành ngữ so sánh: Cấu trúc là cấu trúc so sánh.

Ví dụ: Lạnh như tiền, rách như tổ đỉa, đắt như tôm tươi,…

Mô hình: A ss B; Từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt,…

Thành ngữ miêu tả ẩn dụ (so sánh ngầm).

Ví dụ: Ngã vào võng đào – Ba đầu sáu tay – Nuôi ong tay áo – Ăn trên ngồi trốc…

Quán ngữ:

Là cụm từ dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse) thuộc các phong cách khác nhau.

Ngữ cố định định danh: Cụm từ cố định, định danh, gọi tên sự vật. Miêu tả là chủ yếu bằng cách so sánh như không có từ so sánh.

Ví dụ: Đen thui, đen đũi, mắt bồ câu…

Ngữ định danh thường dùng chỉ tên các bộ phận con người.

Ví dụ: Lông mày lá liễu – Tóc rễ tre – Mắt ti hí – Râu ngạnh trê – Răng cải mả – Mồn cá ngão – Chân vòng kiềng – Mặt lưỡi cày – Bụng cóc…

Các lớp từ trong từ vựng gồm những lớp từ nào?

Phân loại theo nguồn gốc:

Từ ngữ gốc Hán: Hình thành qua quá trình tiếp xu1x lâu đời với tiếng Hán.

Từ Hán cổ là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn I (Đầu công nguyên đến đầu đường Đường thế kỷ VIII).

Ví dụ: Chè, ngà, chén, chùn, buồn, mùi, mùa…

Tổ hợp từ này được Việt hóa rất mạnh trở nên quen thuộc với người Việt.

Từ Hán Việt: Từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt ở giai đoạn hai, được người Việt đọ theo hệ thống âm Việt.

Ví dụ: Trà, mã, trọng khinh, cận, nam, nữ,…

Từ Hán Việt còn gồm những từ không phải gốc Hán, do người Hán mượn ngôn ngữ khác, người Việt vay mượn đọc theo âm hán Việt.

Ví dụ: Từ gốc Nhật Bản: Trường hợp, nghĩa vụ, phục tùng, điều chế,…

Từ gốc Phạn (Sanskrit): Phật, Niết bàn, Di lặc, Thích ca Mâu ni…

Từ gốc Châu Âu: Anh Cát Lợi, Mạc Tư Khoa, Câu lạc bộ,…

Từ có yếu tố cấu tạo là từ gốc Hán:

Ví dụ: Y sì, đặc công, công an, thúc bách, đại đội, thiếu tá,…

Từ gốc Hán du nhập qua khẩu ngữ, phương ngữ Hán:

Ví dụ: Xì dầu, mì chính, vằn thắn, bát bảo lường xà,…

Từ Hán Việt được rút ngắn âm, khả năng nhập hệ không đồng đều.

Ý nghĩa có thể không còn nghĩa gốc:

Ví dụ: Bạc (mỏng → quên ơn); Khinh (nhẹ → coi thường); Tâm (tim → tấm lòng)…

Từ gốc Hánh và từ Hánh Việt có vị trí quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Chúng có số lượng lớn, năng lực sinh sản mạnh.

Từ ngữ gốc Ấn – Âu:

Nhập vào Việt Nam khi nước ta bị Pháp xâm lược (thế kỷ XIX) bằng đường chính thức và khẩu ngữ. Sau này là từ gốc Anh, gốc Nga được du nhập.

Ví dụ: Mít tinh, ten nít, bốc, bồi, tỉu, xì-ke, bôn sê vích…

Từ gốc Ấn – Âu thâm nhập vào đời sống xã hội.

Có sự biến đổi nghĩa và ngữ âm, được đọc theo cách nói của người Việt.

Ví dụ: Poste → bốt; cofe → cà phê; carsotte → cà rốt; gare → ga…

Có sự rút ngắn từ và Việt hóa âm tiết:

Ví dụ: Sou → xu; chey → xếp; gare → ga; boy → bồi; essence → xăng; casserole → xoong; cream → kem; cravate → ca vát.

Lớp từ thuần Việt là cốt lõi của từ dựng tiếng Việt, làm chỗ dựa điều phối hoạt động của mọi lớp từ khác.

Nguồn gốc hình thành từ thuần Việt là từ gốc Nam Phương, bao gồm Nam Á và Tày Thái.

Tương ứng Việt – Mường: Vợ, chồng, ông, ăn, cười, uống, bơi, nằm, khát, trốn, gáy, mơ, nậm, chum, nồi, rá, vại, váy, cơm, cây, củ, ra, mây…

Tương ứng Việt – Tày – Thái: Đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt…

Tương ứng giữa ngôn ngữ Việt Mường với nhóm Bru- Vân Kiều: Trời, trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, hột…

Tương ứng với nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: Trời, mây, mưa, sấm, sét, nó, cắn, đau,…

Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng gồm những lớp từ nào?

Thuật ngữ:

Tên gọi khái niệm đối tượng đã được xác định, chuẩn xác trong từng ngành, trong các lĩnh vực khoa học chuyên môn.

Thuật ngữ biểu thị khái niệm được xác định trong ngành khoa học, lệ thuộc hệ thống khái niệm của ngành đó.

Ví dụ: Vectơ, centimet, kilogam, ampe kế, thủy ngân…

Đặc điểm thuật ngữ:

Tính chính xác. (Ví dụ: Penicilin, computer, bazơ, a xít…)

Tính hệ thống: (Ví dụ: Thuật ngữ chuyên ngành)

Tính quốc tế: (Ví dụ: Keyboar, mouse, line…)

Việc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học ở Việt Nam đang được tiếp tục thực hiện, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Từ ngữ địa phương: Từ thuộc phương ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc, phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó.

Cách hình thành: Sự khác biệt từ vựng chứ không phải do ngữ âm.

Do sự vật được gọi tên chỉ có ở địa phương đã hình thành tên gọi, nên trở thành từ địa phương, từ ngữ toàn dân không có từ tương ứng với nó.

Ví dụ: Bu, bầm, đẻ, đần, khờ, o, mệ, mạ, nhút, lớ (quả), tắt, chẻo…; sầu riêng, măng cụt, tràm, chôm chôm, cùi chỏ, cù lao, má.

Có sự vật, hiện tượng giống nhau nhưng từ khác nhau hoàn toàn:

Ví dụ: Ngái – xa, nỏ – không, rào- sông, rú –núi, mô- tê, kia- đâu…

Nhiều từ là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng hiện nay. Dạng cổ bảo toàn ở địa phương, dạng mới thành từ vựng chung hiện nay.

Ví dụ: Gấy – gái, chí – chấy, nác – nước, kha – gà, khót – gọt…

Từ địa phương đồng âm với từ chung.

Ví dụ: Ốm – gầy; hòm – săng, quan tài; thằn lằn – thằn sùng; kiền – rế…

Từ nghề nghiệp:

Lớp từ bao gồm đơn vị từ ngữ được sử dụng trong phạm vi cùng làm một nghề nghiệp.

Ví dụ: Thìu, choòng, lò chợ, đi lò,,, (thợ mỏ).

Nghề nào cũng có từ ngữ riêng.

Sự hoạt động của từ nghề nghiệp không đều.

Tiếng lóng (slang, agrot):

Một bộ phận từ ngữ do những nhóm, lớp ngoài trong xã hội gọi tên.

Lớp từ chung: là từ vựng toàn dân

Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực.

Từ tiêu cực:

Từ cổ: Có từ đã mất hẳn.

Ví dụ: Bai (chỉ); cốc (biết); chăng (không); khứng (chịu); ưa (đừng, chớ); chỉn (chỉ, vẫn); phô (các, mọi); lọn (trọn); hòa (và); thìn (gìn giữ)…

Có từ còn để lại dấu vết:

Ví dụ: Âu (âu lo); lác (lác đác); lệ (e lệ); nàn (phàn nàn); bỏng (bé bỏng);  rập (giúp rập); dấu (yêu dấu); han (hỏi)…

Từ lịch sử:

Không được sử dụng do nguyên nhân lịch sử xã hội.

Ví dụ: Thái thú, Thượng thư, toàn quyền, công sứ, hoàng giáp…

Tứ mới:

Khi xuất hiện ít được biết đến → từ tiêu cực.

Khi xuất hiện, từ mới có thể chính thức đi vào cuộc sống thường rất nhanh.

Ví dụ: Xây dựng: Lấy vợ, chồng; Tổ chức: đám cưới; Nối mạng: máy tính…

Sự tạo lập từ mới vẫn rất mạnh mẽ, phong phú.

Phân lớp từ theo phong cách sử dụng:

Lớp từ khẩu ngữ:

Về cấu trúc hình thức, lớp từ này có biến thể khi giao tiếp.

Ví dụ: Học hành → học với chả hành; Yêu đương → yêu với đương.

Sắc thái đánh giá cực đại để cường điệu sự đánh giá của người nói, lôi cuốn chú ý của người nghe.

Ví dụ: Lo thắt ruột, chờ đỏ mắt, đánh sặc tiết, chẻ xác ra, no đòn…

Sắc thái biểu cảm rõ nét:

Ví dụ: Mày, tao, tớ, thằng cha, con mẹ, ngu, tồi, chẳng ra trò gì, ăn thua mẹ gì, dạ, thưa, ôi trời, ối…

Dùng nhiều quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy:

Của đáng tội, đời thuở nhà ai, lụy như lụy đò, trời Phật ơi…

Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết: Lớp từ dùng thường xuyên gắn với nội dung một số phong cách chức năng.

Phong cách khoa học:

Gồm thuật ngữ khoa học, từ chuyên môn hóa: Đạo hàm, ẩn số, âm vị…

Phong cách hành chính sự vụ: Từ ngữ trong văn bản ngoại giao, pháp lý, hành chánh: công văn, công hàm, hòa ước, tạm ước, sao lục, tố tụng,…

Phong cách chính luân báo chí: Vô sản, tư sản, thực dân, suy thoái…

Phong cách văn học (nghệ thuật): Tổng hòa cách phong cách khác.

Lớp từ ngữ trung hòa phong cách:

Tóm lại: Từ ngữ trong tiếng Việt rất phong phú. Khi dùng từ ngữ phải chú trọng mục đích, phong cách, ngữ cảnh… để chọn đúng từ ngữ, đảm bảo nói, viết đúng, hay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

Bài tập:

1- Sơ lược về lịch sử chữ viết tiếng Việt.

2- Từ loại tiếng Việt, cách dùng từ.

3- Thảo luận nhóm, làm bài tập.

4- Thực hành điền dã ngôn ngữ học: (Tiếp tục).

5- Chuẩn bị: Viết câu.

 

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…