Tiền tệ là gì? Các ký hiệu CHF, GBP, CNY, RM, HKD là tiền gì?
Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền được mọi người chấp nhận sử dụng, do Nhà nước phát hành và bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ. Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế cũng như trong triết học và xã hội học.
Mỗi quốc gia sẽ có những đơn vị tiền khác nhau và được gọi là tiền tệ và được chấp nhận thanh toán trong một khu vực hoặc một nhóm người cụ thể.
Tiền tệ được phát hành bởi một cơ quan nhà nước của một quốc gia như ngân hàng trung ương. Giá trị của tiền tệ đại diện cho nền kinh tế và nhà phát hành chứ không phải giá trị vật chất đồng tiền tạo ra.
Hay nói cách khác tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ (theo quan điểm của Frederic S. Mishkin)
1.1 Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ hay còn được gọi là chính sách lưu thông tiền tệ. Đây là quá trình quản lý cung – cầu tiền của cơ quan quản lý tiền tệ, thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế (Theo wiki).
Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, quy định mức dự trữ bắt buộc, hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Chính sách tiền tệ có thể chia làm hai loại:
a) Chính sách mở rộng
Là chính sách làm tăng cung tiền lên hơn mức bình thường để làm cho lãi suất giảm xuống, qua đó làm tăng tổng cầu, tạo được công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm.
b) Chính sách thu hẹp
Là việc thắt chặt tiền tệ hơn mức bình thường nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống.
1.2 Các quy định về tiền tệ Việt nam
Hãy cùng, Luật Doanh Nghiệp tìm hiểu các quy định về tiền tệ Việt Nam gồm có:
a) Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia
Điều 3 – Luật 46/2010/QH12 quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:
-
Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
-
Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
-
Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
-
Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
b) Quy định về tiền Việt Nam
Theo Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 100/2015/QH13, Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 và Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam gồm:
-
Tiền Việt Nam gồm tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành (Quy định tại Điều 2 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg).
-
Những hành vi bị nghiêm cấm:
+/ Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
+/ Hủy hoại đồng tiền trái pháp luật.
+/ Sao, chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp nhận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+/ Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
c) Quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tiền Việt Nam
-
Bảo quản tiền Việt Nam trong quá trình quản lý, sử dụng.
-
Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan Công an giám định tiền.
-
Kịp thời thông báo cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng, hải quan nơi gần nhất về những hành vi vi phạm quy định tại Điều 3, Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg (nêu tại điểm 3 trên đây).
-
Cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân có tiền giả phải kịp thời giao nộp cho cơ quan công an, Ngân hàng Nhà nước, bộ đội biên phòng hoặc cơ quan hải quan nơi thuận tiện nhất.
-
Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng khi phát hiện tiền giả phải tiến hành lập biên bản thu giữ; phát hiện tiền nghi giả phải lập biên bản tạm thu giữ và kịp thời thông báo cơ quan công an nơi gần nhất.
1,3 Ký hiệu tiền tệ Việt Nam
Ký hiệu tiền tệ Việt Nam là Đồng (Mã giao dịch quốc tế: VND, ký hiệu: ₫ hoặc đ) là đơn vị tiền tệ chính thức của nước Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
-
Tỉ giá USD/ VND = 1/23.000 Đ = 1USD = Khoảng 23.000đ đến 24.000 đ Việt Nam
-
Tỉ giá EURO/VND = 1/26,542 đ = 1 EURO = Khoảng 26,542 đ Việt Nam