Tiền gửi thanh toán là gì? khác gì so với tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi thanh toán là gì? Tiền gửi thanh toán có những lợi ích gì đối với cá nhân và doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Hãy cùng MISA AMIS làm rõ nội dung kể trên ở bài viết dưới đây.

MISA AMISMISA AMIS

Kiều Phương Thanh

là một chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán, tác giả của rất nhiều bài viết được đón nhận và chia sẻ trên các diễn đàn kế toán và tài chính Việt Nam. Về tác giả

Bài đã đăng

1. Tiền gửi thanh toán là gì?

Tiền gửi thanh toán là một loại tiền gửi không kỳ hạn được gửi tại tài khoản ngân hàng với mục đích chuyển khoản, chi trả hóa đơn,… đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.

Tài khoản ngân hàng thông thường chỉ thực hiện chức năng nhận tiền và rút tiền, trong khi đó tài khoản thanh toán còn đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như chuyển khoản ngân hàng, thanh toán dựa trên các hóa đơn.

Tiền gửi thanh toán được sử dụng phổ biến bởi sự tiện lợi và nhanh chóng. Có thể kể đến một số lợi ích của tiền gửi thanh toán như sau:

  • An toàn:

    Tiền gửi thanh toán được ngân hàng quản lý chặt chẽ và bảo mật về số dư, điều này giúp hạn chế các rủi ro mất mát so với sử dụng tiền giấy 

  • Linh hoạt:

    Tiền gửi thanh toán được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như chuyển khoản, thanh toán các hóa đơn, giao dịch điện tử…

  • Giao dịch nhanh chóng, dễ dàng:

    Các khoản thu chi của doanh nghiệp sẽ được lưu lại, kế toán doanh nghiệp có thể tra cứu lịch sử giao dịch phục vụ công tác kiểm tra, quản lý

  • Thanh toán đơn giản:

    Tài khoản thanh toán nhằm mục đích chi trả các đơn hàng không sử dụng tiền mặt, mua hàng và chi trả trực tuyến các đơn hàng thương mại điện tử…

  • Khả năng sinh lời:

    Số dư trong tài khoản được ngân hàng trả lãi định kỳ dựa vào lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng.

>> Đọc thêm: Kế toán tiền gửi ngân hàng và các công việc cần thực hiện

2. Tài khoản tiền gửi thanh toán? Các quy định liên quan đến tài khoản thanh toán

  • Tài khoản thanh toán là gì?

Căn cứ khoản 22 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định

Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.

Ngoài ra căn cứ tại khoản 15 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

“Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng”

  • Quy định về tổ chức được cung ứng mở tài khoản thanh toán

Căn cứ theo khoản 1 điều 2 thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:

+ Ngân hàng Nhà nước;

+ Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là ngân hàng);

+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác sẽ không được cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng (khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)

>> Đọc thêm: Cách hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng tại doanh nghiệp

  • Thủ tục mở tài khoản thanh toán

Căn cứ điều 9 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về thủ tục mở tài khoản thanh toán như sau:

– Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước: Doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại gửi đến Ngân hàng Nhà nước – nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.

– Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ và đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán, đảm bảo sự khớp đúng, chính xác.

Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc => Tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

– Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phải giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau:

+ Nếu hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầy đủ và hợp lệ, các yếu tố kê khai tại Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán khớp đúng với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán và thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp biết về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán

+ Nếu hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giữa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp biết để hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết theo quy định

+ Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho tổ chức, doanh nghiệp biết.

3. So sánh tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm

Có thể so sánh tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm thông qua bảng dưới đây:

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi tiết kiệm

Khái niệm 

Tiền gửi thanh toán là một loại tiền gửi không kỳ hạn được gửi tại tài khoản ngân hàng với mục đích chuyển khoản, chi trả hóa đơn,… đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của doanh nghiệp.

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền cá nhân, doanh nghiệp gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi suất theo định kì. Các mức lãi suất theo từng kì sẽ được công bố theo từng kì hạn cụ thể như 3, 6, 9, 12 tháng hoặc 18, 24 tháng…

Mục đích sử dụng

Tiền gửi thanh toán sử dụng để thanh toán các khoản chi của doanh nghiệp, trả nợ nhà cung cấp…

Được sử dụng như một khoản đầu tư an toàn, thu lãi từ các khoản tiền đã gửi theo thời hạn định trước

Lãi suất

Mức lãi suất thấp, theo quy định của ngân hàng

Mức lãi suất cao hơn, tùy thuộc vào kỳ hạn và quy định của từng ngân hàng

Cách sử dụng

Sử dụng cho mục đích thanh toán, việc rút tiền từ tiền gửi thanh toán cũng đơn giản hơn so với việc rút tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm

Để đảm bảo lãi suất như mong muốn, yêu cầu cần giữ tiền đến thời hạn đáo hạn để nhận cả gốc và lãi nên việc rút tiền khó khăn hơn

Thời gian gửi tiền

Thời gian gửi tiền thanh toán hoàn toàn có thể tùy chỉnh, không hạn chế về thời hạn

Được yêu cầu lựa chọn thời gian gửi tiền dựa trên các khoảng thời gian đã quy định, có thể là tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn.

>> Đọc thêm: Cách hạch toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chính xác

Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng thường xuyên phát sinh tại các doanh nghiệp nên kế toán doanh nghiệp cần nắm vững và xử lý tốt nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng. Các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME… sẽ giúp đội ngũ kế toán sẽ dễ dàng hơn trong thực hiện nghiệp vụ, đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc và nâng cao năng suất làm việc. Đối với nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng, MISA AMIS kế toán có thể hỗ trợ như sau:

    • Tự động hạch toán kế toán chứng từ thu chi tiền gửi:

      Khi lập Chứng từ thu tiền gửi/Chi tiền gửi, chỉ cần chọn lý do thu/Chi tiền chương trình sẽ tự động định khoản chính xác nghiệp vụ phát sinh.

    • Tích hợp trực tiếp ngân hàng điện tử:

      Không cần ra ngân hàng mà vẫn thực hiện được đầy đủ các nghiệp vụ; phần mềm tự động đối chiếu Sổ tiền gửi với Sao kê ngân hàng giúp tiết kiệm 80% thời gian, công sức.

    • Dự báo chính xác dòng tiền thu/chi/tồn trong tương lai:

      Dự báo các khoản Dự kiến thu, Dự kiến chi và còn Tồn trong tương lai, giúp Lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh kịp thời, hiệu quả. 

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

 1,236 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

1

Trung bình:

3

]