Tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không? Câu hỏi đặt ra – Mới nhất 2022 | Bacsi247.org
Bệnh dại là một chứng bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 100% nếu người bệnh không được tiêm phòng dại kịp thời. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chủ quan với các vết cắn từ động vật tiếp xúc hàng ngày và chưa ý thức rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng dại, dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.
Mục Lục
1. Thực trạng bệnh dại ở Việt Nam
Theo ghi nhận của Cục y tế dự phòng – Bộ Y tế, Việt Nam từng được coi là “điểm nóng” của bệnh dại khi có số ca tử vong do bệnh dại lên đến hàng trăm trường hợp mỗi năm trong giai đoạn 1990 – 2000.
Trong năm 2018, ước tính số người tử vong do bệnh dại là 86 người, tăng hơn 12 người so với năm 2017. Các ca tử vong do bệnh dại xuất hiện rải rác ở cả 26 tỉnh thành, nhưng tâm điểm ổ dịch được xác định là 3 tỉnh: Bắc Kạn, Lào Cai và Cà Mau.
Số lượng người bị chó, mèo cắn và phải điều trị dự phòng lên đến trên 400.000 người, một số liệu khổng lồ cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của bệnh dại ngay trong cộng đồng chúng ta đang sống.
Ở Việt Nam, tỷ lệ chó là nguyên nhân truyền bệnh dại chiếm đến gần 96% tổng số ca mắc bệnh, mèo chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 3 – 4%. Bệnh dại gây ra bởi loài chuột và khỉ cũng rất hiếm. Ngựa, lừa khi bị nhiễm virus dại cũng trở nên hung hăng và cắn mạnh. Trâu, bò khi nhiễm bệnh dại thì không có xu hướng cắn hoặc tác động lên người.
Tỷ lệ bệnh dại ở Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng cao dẫn tới nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do công tác phòng chống dịch bệnh chưa hiệu quả. Tỷ lệ tiêm phòng dại trên người và vật nuôi (đặc biệt là chó) vẫn còn thấp. Trong khi đó, chó là vật nuôi thả rông, ít khi được rọ mõm, thường xuyên sống gần gũi với con người khiến chúng càng lúc càng trở thành mối đe dọa với con người
Hiện nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị nên tiêm phòng dại là biện pháp ngừa bệnh duy nhất nếu không may bị chó, mèo hoặc các loài động vật cắn. Có lẽ nhiều người sẽ phải đánh giá lại về tầm quan trọng của việc tiêm phòng dại nếu biết rằng: một khi đã nhiễm virus dại, nạn nhân sẽ phải đối mặt với cái chết rất thống khổ và thương tâm. Những thảm cảnh trên hoàn toàn có thể ngăn ngừa, phòng tránh được nếu người bệnh được tiêm vắc-xin phòng dại kịp thời.
Tiêm phòng dại là biện pháp duy nhất phòng ngừa nếu không may bị động vật cắn
Video đề xuất:
Triệu chứng bệnh dại ở người và cách phòng tránh
2. Tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không?
Trước đây, các vắc-xin được nhiều cơ sở y tế sử dụng trong tiêm phòng dại là vắc-xin thế hệ cũ với thành phần sản xuất từ não chuột với độ tinh khiết không cao, còn tồn đọng nhiều tế bào từ não chuột nên gây ra các biến chứng về thần kinh, khiến người bệnh suy giảm trí nhớ. Thậm chí trong một số trường hợp, những người quá nhạy cảm với vắc-xin protein mô não chuột thì sẽ biểu hiện các triệu chứng thần kinh từ mũi tiêm thứ 3 trở đi và ngày càng nặng hơn qua các mũi tiếp theo.
Khi tiêm mũi 1 – cơ thể chưa hình thành kháng thể, đến mũi thứ 2, thứ 3 thì cơ thể bắt đầu có kháng thể – nhưng kháng thể này lại đối chọi với protein não động vật nên nếu càng tiêm tiếp sẽ gây tai biến.
Vì vậy nếu lựa chọn vắc-xin thế hệ cũ và đến lần tiêm các mũi kế tiếp, nếu người bệnh thấy người mệt mỏi, sốt, khó chịu, tê nhẹ chân tay…thì cần thông báo rõ tình trạng sức khỏe của mình để hoãn tiêm và kiểm tra thêm.
Ngày nay với công nghệ tân tiến, công tác tiêm phòng dại đã được cải thiện vượt bậc với sự xuất hiện của vắc-xin thế hệ mới. Ngoài lợi ích ngăn ngừa bệnh dại, vắc-xin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab hoàn toàn không gây hại và không tác động đến sức khỏe người dùng.
3. Tiêm phòng dại mấy mũi?
Tùy thuộc vào từng phác đồ khác nhau sẽ có những số lượng mũi tiêm khác nhau
Tùy thuộc vào từng phác đồ khác nhau sẽ có những số lượng mũi tiêm khác nhau. Dưới đây là các phác đồ tiêm vắc-xin phòng dại đầy đủ:
Trước khi bị cắn (chưa phơi nhiễm)
Tiêm ngừa cơ bản 3 mũi tiêm bắp (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28. Sau 1 năm và 5 năm thì tiêm nhắc lại 1 lần.
Đã bị cắn (xác định có phơi nhiễm)
Đối với người chưa tiêm dự phòng: Tiêm bắp 5 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Nếu phơi nhiễm độ III thì phối hợp tiêm kết hợp Immunoglobulin dại.
Người đã tiêm ngừa trong 5 năm trở lại: Tiêm 2 mũi vào ngày 0 và 3.
Người đã tiêm nhưng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin dại.
Tiêm phòng dại (tiêm bắp)
Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm bắp 5 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Nếu phơi nhiễm độ III thì phối hợp tiêm kết hợp Immunoglobulin dại.
Người đã tiêm ngừa trong 5 năm trở lại: tiêm 2 mũi vào ngày 0 và 3.
Người đã tiêm nhưng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin dại.
Tiêm phòng dại (trong da), liều 0.1ml vắc-xin hoàn nguyên
Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm trong da 4 mũi (0.1 ml/liều), tiêm 2 mũi tại hai vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vắc-xin vào các ngày 0 và 3.
Lưu ý: Thao tác tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da. Nên sử dụng bơm kim tiêm mới để tránh lây nhiễm.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng dại. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin phòng dại tại Vinmec bao gồm:
- Khách hàng sẽ được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
- Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý khách hàng và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
- 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Nếu khách hàng là trẻ em thì bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
XEM THÊM:
- Nhận diện các biểu hiện ban đầu của bệnh dại ở người
- Sau khi bị động vật cắn, có cần tiêm phòng bệnh dại không?
- Đặc điểm virus gây bệnh dại
Video đề xuất:
Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec