Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 26 bài 15 bảo vệ di sản văn – Tài liệu text

Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 26 bài 15 bảo vệ di sản văn hóa môn GDCD lớp 7 ở trường THCS nga trường nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sánh kiến kinh nghiêm.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
2
3
4
16

17
17
17

1. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn
đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Thực hiện tích hợp
trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Không chỉ giúp học sinh phát huy
tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, hình thành các kĩ năng sống cơ
bản, góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết
vấn đề cho các em mà còn giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, khẳng
định được vị trí, vai trò của môn học. Nhất là với môn Giáo dục công dân, từ
trước đến nay học sinh, phụ huynh kể cả giáo viên vẫn coi là môn học phụ nên
không chú trọng đầu tư giảng dạy, học sinh lơ là, coi thường môn học dẫn đến
học tập không hứng thú, chất lượng môn học chưa cao.
Trong các nhà trường phổ thông, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa
học riêng rẽ. Để giúp học sinh cùng một lúc có thể nắm bắt được nhiều đơn vị
kiến thức, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên
môn – lồng ghép nhiều kiến thức trong một môn học. Dạy học tích hợp liên môn
được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình dạy học.
Tích hợp liên môn trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng
lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học
sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Đặc biệt sẽ
gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập bởi đó là sự lồng ghép của rất
nhiều kiến thức của các môn học khác nhau. Các em sẽ không bị nhàm chán.
Cũng chính do đặc điểm đó mà dạy học bằng con đường tích hợp, tức là liên kết,
lồng ghép với các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông đang được
các nhà trường, giáo viên vận dụng linh hoạt, phổ biến. Trong đó có môn Giáo

dục công dân.
Môn Giáo dục công dân là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực
hiện mục tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trường. Thế nhưng hiện nay, giáo viên,
học sinh luôn cho rằng đây là môn học phụ, không thi cấp 3 nên chưa thực sự
chú ý đến việc dạy và học bộ môn này dẫn đến học sinh không hứng thú học tập,
chất lượng đại trà chưa cao. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú học tập, chất
lượng đại trà môn Giáo dục công dân đạt được kết quả cao? Đây là một công
việc khó khăn đối với giáo viên.
Trong những năm liên tục trở về đây, tôi được giao nhiệm vụ dạy môn Giáo
dục công dân khối 7, tôi đã nắm bắt tình hình và nhận thấy để giờ học không
nhàm chán, đơn điệu, học sinh hứng thú học tập thì bản thân giáo viên cần đổi
mới phương pháp dạy học và một trong những phương pháp đang được thực
hiện đạt hiệu quả cao hiện nay là dạy học tích hợp liên môn. Trong quá trình
giảng dạy, bản thân tôi luôn lồng ghép, tích hợp kiến thức các môn học khác vào
nội dung kiến thức cơ bản của bài học để các em nắm kiến thức toàn diện, sâu
rộng hơn, hình thành các năng lực, tích cực, chủ động trong học tập. Từ đó yêu
thích môn học và chất lượng đại trà được nâng cao. Đó là lí do tôi lựa chọn sáng
kiến “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo
vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga
Trường”.
2

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết, môn Giáo dục công dân là một bộ môn trực tiếp giúp
học sinh hình thành phát triển nhân cách đạo đức. Tuy nhiên từ trước đến nay,
việc giảng dạy, học tập bộ môn này chưa đạt hiệu quả cao bởi nhiều nguyên
nhân: học sinh chưa coi trọng môn học, giáo viên không đầu tư nhiều cho tiết
dạy, không đổi mới phương pháp dạy học. Đặc thù môn học là phải liên hệ thực
tế nhiều mà liên hệ thực tế nghĩa là có tích hợp, thế nhưng giáo viên cũng chỉ

vận dụng liên hệ sơ sài cho qua nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động
học tập ở học sinh. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những
nguyên nhân để đưa ra những giải pháp, nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học.
Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí
vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Trường trong năm học 2015-2016 và
2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cưu lý luận, xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp đàm thoại, trao đổi phỏng vấn.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
1.5. Những điểm mới của SKKN. ( Đề tài được áp dụng lần đầu).
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm qua, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn GDCD
7, tôi nhận thấy rằng thực tế hiện nay, học sinh ngại học môn GDCD, bởi các
em cho rằng đây là môn học phụ, đặc thù bộ môn lại là lý thuyết phải học thuộc
lòng nhiều mà để học được thuộc lòng nhớ rất nhiều đơn vị kiến thức cũng
không phải chuyện dễ nên các em càng ngại.
Để giúp các em học sinh lớp 7 nhận thức vấn đề học tập bộ môn là quan
trọng và cần thiết, từ đó các em hứng thú học tập, giáo viên cần tìm rõ nguyên
nhân, tìm phương pháp giảng dạy phù hợp, đầu tư thời gian vào mỗi bài dạy và
áp dụng có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại, phương pháp dạy học tích
hợp liên môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ
giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến
thức.
Dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là phương pháp mới, nhưng

nếugiáo viên biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có
tính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng vận dụng
các kiến thức khác tích hợp vào trong bài dạy là việc làm hết sức cần thiết. Giờ
học trở nên sinh động hơn, học sinh hứng thú học tập vì không chỉ có giáo viên
hoạt động mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó
phát huy tính cực cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Góp phần phát triển tư
duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy,
lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
3

Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
kiến thức môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn
học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt
ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng:
a. Thuận lợi:
– Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học hiện đại phục vụ tốt cho công tác dạy và học.
– Hầu hết giáo viên Trung học cơ sở được đào tạo hai chuyên môn (Văn – Giáo
dục công dân; Văn – Sử; Địa – Sử…) do đó thuận lợi cho tích hợp kiến thức ở
hai phân môn này.
– Học sinh nhìn chung ngoan, được gia đình, nhà trường tạo điều kiện học tập
tốt.
b. Khó khăn:
– Đối với giáo viên:
+ Do nắm bắt tâm lý học sinh là không ham thích bộ môn nên giáo viên cũng có
phần không đầu tư nhiều cho môn học mà chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bản
cho học học sinh là xong tiết dạy.

+ Giáo viên chủ yếu được đào tạo hai chuyên môn (Văn – GDCD, Văn – Sử) nên
việc nắm bắt kiến thức của môn học khác để vận dụng liên môn là một vấn đề
khó khăn. Mặt khác giáo viên cũng chưa được bồi dưỡng trang bị về cơ sở lý
luận của dạy học tích hợp liên môn nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo
viên tự tìm tòi nên khi tổ chức bài học không tránh khỏi thiếu sót dẫn đến không
thành thì bỏ qua.
+ Giáo viên chưa xác định được những nội dung cần phải giảng dạy tích hợp.
+ Nội dung kiến thức bài học tương đối nhiều nên giáo viên chỉ chú trọng đến
những kiến thức trọng tâm của bài học.
– Đối với học sinh:
+ Học sinh luôn có tư tưởng coi môn học công dân là phụ nên không chú trọng,
hứng thú học tập môn học.
+ Học sinh chưa quan tâm nhiều đến các nội dung mà giáo viên tích hợp trong
giảng dạy, coi đó là phần liên hệ với thực tế chứ không phải là kiến thức cần
thiết.
– Các tài liệu liên quan đến các nội dung cần tích hợp chưa phong phú. Với môn
học này mới chỉ có tích hợp giáo dục pháp luật. Vì vậy, trong khi giảng dạy bộ
môn phải tích hợp những kiến thức khác trong các nội dung bài giảng. Nên giáo
viên gặp những khó khăn.
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
Nhìn chung, học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Trường chưa hứng thú học
tập môn Giáo dục công dân. Từ đó dẫn đến chất lượng đại trà chưa cao.
Để tìm hiểu cụ thể thực trạng trên, tôi đã có cuộc điều tra, khảo sát về mức
độ hứng thú học tập của học sinh môn Giáo dục công dân lớp 7 tiết 25- 26 vào
thời điểm tháng 3 năm học 2015 – 2016 ở trường Trung học cơ sở Nga Trường
khi chưa áp dụng kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy
4

tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở

trường THCS Nga Trường”. Kết quả như sau :
Mức độ hứng thú học tập của học sinh
Lớp

Số học
sinh

Hứng thú học

Không hứng thú học

SL
%
SL
%
7
50
20
40
30
60
Chất lượng học tập học kì II của học sinh.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số học
Lớp
sinh
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
7
50
6
8.1
20
40
19
38.0
5
10.0
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tích hợp kiến
thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa”
môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường”.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
– Để nâng cao chất lượng dạy học, học sinh hứng thú học tập, giáo viên tích hợp
kiến thức của các môn học như: Lịch sử, Ngữ văn, địa lí, mĩ thuật, âm nhạc,…
vào trong giờ học.
– Khích lệ các em kỹ năng tìm hiểu, tự hào về các di sản văn hóa ở nước ta.
Nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
– Học sinh biết tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ di sản văn hóa.
2.3.2. Các giải pháp

– Giải pháp 1: Xác định rõ những đơn vị kiến thức trong bài cần tích hợp
– Giải pháp 2: Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn.
– Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tích hợp có hiệu quả.
2.3.3. Thực hiện giải pháp.
a. Xác định rõ những đơn vị kiến thức trong bài cần tích hợp:
Đây là khâu đâu tiên và quan trọng. Bởi có xác định được đơn vị kiến thức,
giáo viên mới có thể tìm kiến thức có liên quan để tích hợp. Cụ thể: tích hợp ở
các đơn vị kiến thức: Phần 1: Thế nào là di sản văn hóa.
Phần 2: Một số di sản văn hóa.
Phần 3: Ý nghĩa di sản văn hóa.
Phần 5: Trách nhiệm của công dân.
b. Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn:
Để nâng cao chất lượng giờ học và dạy học tích hợp đạt hiệu quả cao thì
không thể thiếu tư liệu. Giáo viên cần sưu tầm tài liệu, tư liệu tranh ảnh có liên
quan đến môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật trong sách giáo
khoa, tài liệu dạy học tích hợp hoặc thông qua mạng internet…
c. Hướng dẫn tổ chức dạy học tích hợp có hiệu quả.
– Tích hợp liên môn qua kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
– Tích hợp liên trong quá trình học bài mới.
– Tích hợp liên môn qua phần kiểm tra đánh giá.
5

Tổ chức dạy học
“Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo
vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga
Trường”. [1,2]
1. Mục tiêu của dạy học tích hợp.
a. Kiến thức:
Việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân là

rất quan trọng. Giúp các em tích cực, chủ động hứng thú trong học tập, tiết học
không nhàm chán, đơn điệu… từ đó nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
b. Kĩ năng:
– Kỹ năng thu thập thông tin, quan sát và trình bày một vấn đề.
– Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm ; khai thác tranh, khai thác thông tin.
– Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong bài để
nâng cao, mở rộng kiến thức.
c. Thái độ:
– Bồi dưỡng các em lòng tự hào, yêu quê hương đất nước, yêu các di tích lich sử,
danh lam thắng cảnh…
– Học sinh có ý thức bảo vệ, biết tuyên truyền, vận động bảo vệ các di sản văn
hóa, di tích lich sử, danh lam thắng cảnh…
2. Đối tượng dạy học của bài học:
– Đối tượng : học sinh lớp 7 trường THCS Nga Trường
– Số lượng: 50 em.
3. Ý nghĩa của bài học:
Giúp các em thấy được vai trò to lớn của các di sản văn hóa. Từ đó có những
suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ các di sản văn hóa.
4. Thiết bị dạy học, học liệu:
– Giáo án, thiết bị dạy học, máy chiếu, tư liệu dạy học (Hình ảnh, tài liệu….)
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Tiết: 25 + 26: Bài 15:
BẢO VỆ DI SẢNVĂN HÓA.
Ngày soạn: 19/2/2017
Ngày dạy: 22/2-1/3/2017
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: – Giúp học sinh hiểu được khái niệm di sản văn hoá. Kể được một
số di sản văn hóa ở nước ta? Hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá và
những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.
2. Kỹ năng: – Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hóa, tuyên truyền cho mọi

người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa
* Các kĩ năng sống cơ bản
– Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa.
– Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn phát huy giá trị
của di sản văn hóa; kĩ năng phân tích so sánh về sự giống và khác nhau giữa di
sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
3. Thái độ: – Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá;
ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hoá
II. Tài liệu và phương tiện:
– SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng.
6

– Bài tập tình huống.
– Tranh ảnh về các di sản văn hóa.
– Máy chiếu, giấy khổ lớn, bút dạ.
III. Phương pháp:
– Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, trò chơi
– Kĩ thuật: đặt câu hỏi; giải quyết vấn đề.
– Năng lực: tự quản lý, giao tiếp…
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thế nào là môi trường? Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Câu 2: Kể tên một số di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà em biết?
GV đọc 2 câu thơ. Từ đó giới thiệu bài mới:
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Hai câu thơ giúp ta liên tưởng đến Động Từ Thức – một danh thắng nổi tiếng
của quê hương Nga Sơn. Vị trí ở xã Nga Thiện. Đó là một di sản văn hóa. Vậy
thế nào là di sản văn hóa? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là di sản văn hóa.
– Giáo viên sử dụng máy chiếu, cho học sinh quan sát
ảnh. ( Minh chứng phụ lục hình 1,2,3)
? Em hãy nhận xét về 3 bức ảnh trên? Nêu đặc điểm – Di tích Mĩ Sơn là
phân loại 3 bức ảnh trên?
công trình kiến trúc
văn hoá do ông cha
ta xây dựng nên thể
hiện quan điểm kiến
trúc, ảnh hưởng tư
tưởng xã hội thời
phong kiến
? Hiểu biết của em về di tích Bến nhà Rồng?
– Bến Nhà Rồng là di
– GV tích hợp Lịch sử: Bác Hồ Sinh ra và lớn lên khi tích lịch sử vì nó
đất nước bị xâm lăng, các bậc tiền bối như Phan Bội đánh dấu sự kiện chủ
Châu, Phan Chu Trinh có tinh thần yêu nước, tổ chức tịch Hồ Chí Minh đã
các cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất bại vì chưa tìm ra đi tìm đường cứu
được con đường cứu nước đúng đắn. Bác Hồ lúc đó nước – một sự kiện
có tên gọi là Nguyễn Tất Thành – Người thanh niên lịch sử trọng đại của
yêu nước đã rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc dân tộc
Latouche-Tréville ngày 05 tháng 6 năm 1911 để ra
nước ngoài tìm con đường cứu nước. Đưa Việt
Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp. Nhờ có
sự kiện lịch sử này dân tộc ta mới được độc lập, tự do
như hôm nay.[3]
– Vịnh Hạ Long là

danh lam thắng cảnh,
là cảnh đẹp tự nhiên
7

? Áo dài Việt Nam, ca trù, kéo có phải là di sản văn hoá – Là di sản văn hóa
không ? Vì sao?
phi vật thể.
? Thế nào là di sản văn hoá ?
1. Thế nào là di sản
văn hóa
* Di sản văn hoá:
bao gồm di sản văn
hoá vật thể và di sản
văn hoá phi vật thể;
là sản phẩm, tinh
thần vật chất có giá
trị lịch sử, văn hoá,
khoa học; được lưu
truyền từ thế hệ này
? Em hãy lấy ví dụ về di sản văn hóa?
sang thế hệ khác.
– GV cho học sinh lấy ví dụ về di sản văn hóa bằng
cách tổ chức học sinh thảo luận nhóm viết ra phiếu học
tập.
– GV chia lớp làm 2 nhóm. Để tránh bị trùng lặp GV yêu
cầu:
Nhóm 1: Các di sản ở Thanh Hóa, các tỉnh phía bắc.
Nhóm 2: Các di sản ở các tỉnh từ Nghệ An trở vào.
Thời gian 2 phút, sau đó đại diện lên bảng dán kết quả.

Các nhóm nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.
? Trong các di sản văn hóa trên, em hãy phân ra di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể.
– Để thực hiện câu hỏi này, GV tổ chức học sinh chơi trò chơi tiếp sức.
– Thời gian: 1 phút.
– GV nhắc nhanh lại cách chơi bởi các em cũng đã làm quen với phương pháp
này. Mỗi học sinh chỉ được đánh dấu vào một di sản.
Chú ý: Di sản văn hóa vật thể kí hiệu VT.
Di sản văn hóa phi vật thể kí hiệu PVT.
– Hết thời gian, Gv nhận xét cho điểm, tuyên dương các em.

8

Học sinh nhóm 2 đang hoàn thành trò chơi
? Qua trò chơi, em hãy cho biết thế nào * Di sản văn hóa phi vật thể bao
là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể? gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ
hội, bí quyết nghề truyền thống, văn
hóa ẩm thực, trang phục truyền
thống….
* Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
Di tích lịch sử văn hoá, danh lam
thắng cảnh, di vật cổ vật, bảo vật
quốc gia.
– GV trình chiếu cho HS xem một số di
vật cổ vật, bảo vật quốc gia trong viện
bảo tàng Hồ Chí Minh. (Minh chứng
phụ lục hình 4)
? Vậy di tích lịch sử văn hoá là gì ?
– HS trả lời.

? Danh lam thắng cảnh là gì ?
? Trong các di sản văn hóa trên, em biết – HS trả lời.
di sản nào gắn với thời kỳ dựng nước và – HS trả lời: Hội Gióng
giữ nước của các vua Hùng?
? Di sản văn hóa phi vật thể Hội Gióng gắn liền với truyền thuyết gì? Em đã
học trong chương trình Ngữ văn lớp mấy? Hãy kể lại truyền thuyết ấy?
– GV cho học sinh trả lời, kể lại sự tích ngắn gọn.
– GV tích hợp môn Ngữ văn 6 Truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân. [4]
Đời Hùng Vương thứ 6, Thánh Gióng đánh giặc Ân, nhớ ơn anh hùng
Gióng, nhân dân đã lập đền thờ trên núi Sóc( Sóc Sơn- Hà Nội) và tổ chức lễ
hội vào ngày 8 và 9 tháng 4 âm lịch. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội
Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù
Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
– GV trình chiếu 2 bức tranh sau, cho HS quan sát , gọi tên các bức tranh.

? Trong chương trình Ngữ văn 6, ngoài truyền thuyết Thánh Gióng – di tích
lịch sử, em còn học văn bản nào về danh lam thắng cảnh?
9

– Học sinh: Văn bản “ Động Phong Nha”
– GV trình chiếu tranh Động Phong Nha.

? Động Phong Nha thuộc tỉnh nào? Khu vực nào trên lãnh thổ nước ta. Và thuộc
loại địa hình nào?
– GV tích hợp kiến thức môn địa lý lớp 6 (Các khu vực lãnh thổ Việt Nam)[5]
Động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình- Khu vực miền trung. Và thuộc
loại địa hình cácxtơ- loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Nước mưa có
thể thấm vào các kẽ các khe khoét mòn tạo thành hang động rộng dài trong

khối núi. Hang động là những cảnh đẹp hấp dẫn du khách bởi có các khối
thạch nhũ đủ hình dạng màu sắc.
? Tác giả giới thiệu về Động Phong Nha như thế nào? Em cần làm gì để động
mãi là điểm đến của các du khách.[4]
– GV cho HS thảo luận theo bàn để trả lời câu hỏi. Đại diện các bàn trả lời
có tích hợp môn Ngữ văn: Tác giả đã giới thiệu về vể đẹp lộng lẫy, kì ảo của
động với những con đường vào hang động, địa hình núi đá vôi nhiều thạch
nhũ… . Từ đó các em thêm tự hào, yêu quý, biết được việc khai thác phát
triển kinh tế du lịch nước ta và nâng cao ý thức bảo vệ di sản.
? Cũng với địa hình cácxtơ em tự hào Nga Sơn em có danh thắng nào? Gắn
với sự tích gì?
– HS: Động Từ Thức ở xã Nga Thiện. Gắn với sự tích “Từ Thức gặp tiên”.
– GV trình chiếu tranh HS xem cảnh Động Từ Thức.

10

– GV tích hợp Ngữ văn: Các em về tìm hiểu Động Từ Thức để lên lớp 8 chúng
ta sẽ học văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương qua môn
Ngữ văn.
? Ngoài Động Từ Thức, Nga Sơn em còn có những di tích lịch sử nào?
– HS: : Mai An Tiêm – Nga Phú. Chùa Tiên – Nga An. Đền thờ bà Mai Thị HoaNga Thiện…
? Em có hiểu biết gì về truyền thuyết : Mai An Tiêm – Nga Phú.
– Tích hợp môn Lịch sử, Địa lý, Văn học: Mai An Tiêm là một nhân vật
truyền thuyết thời Hùng Vương thứ XVII với sự tích “Quả dưa hấu”. Theo
truyền thuyết, Mai An Tiêm vốn là con nuôi của Hùng Vương , được vua quý
mến gả công chúa cho. Sau đó An Tiêm làm phật ý vua nên bị đày ra đảo
hoang, tương truyền nay là Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa. Tại đây, vợ
chồng An Tiêm chăm chỉ làm ăn, gây được giống dưa hấu quý, nhiều người
tìm đến trao đổi, tiếng lành đồn xa. Vua xuống chiếu gọi về cho phục chức

cũ. An Tiêm được coi là ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở Việt Nam.

Tổ chức lễ hội Mai An Tiêm vào ngày 12 đến 15 tháng 3 âm lịch hàng năm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số di sản văn hóa ở nước ta.
– GV tổ chức trò chơi: Nhìn hình đoán chữ. GV trình chiếu từng hình ảnh.
? Các bức hình minh họa cho di tích nào? Ở đâu?
HS đoán. Nếu HS không trả lời được, GV cho những thông tin gợi ý.

Hình1

Hình2

11

Hình3

Hình 5

Hình 4

Hình 6

Hình 7
Hình 8
Hình 1: Quan họ Bắc Ninh. Hình 2: Phố cổ Hội An. Hình 3: Nhã nhạc
Cung đình Huế. Hình 4: Ca trù. Hình 5: Thành Nhà Hồ. Hình 6: Cao nguyên đá
Đồng văn. Hình 7: Lễ hội Lam Kinh. Hình 8: Quần thể danh thắng Tràng An.

? Từ trò chơi ở phần 1, 2 và sự hiểu biết của em, em hãy kể tên một số di sản
văn hóa ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại?
– HS kể.
– GV tích hợp môn Âm nhạc: Cho học sinh nghe một số điệu dân ca quan họ
Bắc Ninh, ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế…để các em hiểu biết thêm về một
số loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.
? Thanh Hóa có những di tích lịch sử nào gắn với công cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm.
– Hs trả lời: Đền Bà Triệu, Thành nhà Hồ, Lam Kinh Khu di tích Hàm Rồng…
? Hãy viết đoạn văn nêu hiểu biết của em về một trong số các di sản kể trên?
– GV tích hợp môn Ngữ văn về kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh
12

GV chia lớp làm 2 tổ, cho các tổ thi tìm hiểu về di sản.
Tổ 1: Thành nhà Hồ.
Tổ 2: Lam Kinh.
(Gợi ý: Các di tích đó ở đâu, gắn với sự kiện lịch sử và vị anh hùng dân tộc
nào? Em cần làm gì để đền đáp công ơn các vị anh hùng).
Thời gian: 2 phút, đại diện tổ trình bày trước lớp. Các tổ nghe và nhận xét,
GV nhận xét. Chốt:
– GV tích hợp môn Địa lý. Lịch sử .[6].
Như vậy, nếu Việt Nam chúng ta tự hào vì có nhiều di sản văn hóa được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thì Thanh Hóa cũng tự hào
góp một di sản – di tích Thành Nhà Hồ ở Vĩnh Lộc vào kho tàng di sản văn
hóa thế giới. Thành Nhà Hồ gắn với sự kiện lịch sử nhà Trần suy yếu không
còn đú sức nắm giữ triều chính. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi
vua năm 1400. Đổi quốc hiệu là Đại Ngu- nhà Hồ được thành lập. Sau khi
lên ngôi vua ông đã có nhiều cải cách trên nhiều lĩnh vực đưa nước ta thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng. Điều đó chứng tỏ ông là người có tài và yêu

nước thiết tha. Hồ Quý Ly để củng cố quân sự ông đã cho xây một số thành
kiên cố.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, vị anh hùng dân tộc
Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân làm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tiêu diệt quân
Minh dành thắng lợi vẻ vang(1418 – 1428). Sau đó lên ngôi vua đóng đô ở
Đông Kinh (Thăng Long), vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ
nhất. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh
thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh ở Thọ Xuân- Thanh Hóa.[8].
– GV tích hợp môn Ngữ văn [4]. Sự kiện lịch sử này gắn liền với hai tác phẩm
văn học nổi tiếng: Truyền thuyết “Sự Tích Hồ Gươm”- sự kiện Lê Lợi hoàn
kiếm cho rùa vàng sau khi thắng giặc Minh. Và “Bình ngô Đại cáo” của
Nguyễn Trãi [7] – thay lời Lê Lợi tuyên cáo với nhân dân cả nước chúng ta đã
chiến thắng quân minh. Văn bản được coi như bản tuyên ngôn độc lập lần
thứ hai của dân tộc ta. Tự hào về truyền thống, tinh thần yêu nước, anh dũng
quật cường của cha ông ta. Từ đó để kế thừa, phát huy truyền thống. Ra sức
học tập tu dưỡng góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
– Thanh Hóa còn tự hào với khu di tích lịch sử Cầu Hàm Rồng, gắn liền với
các chiến công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. (Minh chứng phần phụ lục hình 5).
– GV tích hợp giới thiệu khu du lịch sinh thái Tràng An – nằm trong Quần
thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình – có diện tích 2168 ha, cách thủ đô
Hà Nội hơn 90 km về phía nam, thực sự đã trở thành khu tham quan du lịch
thu hút của du khách trong và ngoài nước. Hàm chứa những giá trị nổi bật
toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo, khảo cổ và thẩm mỹ nên khu du lịch
đã được UNECO vinh danh công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên Thế
giới . Đến thăm Tràng An ta tự hào với những nét vàng son của lịch sử in
đậm trong thế núi, dáng sông ở buổi đầu sơ khai của quá trình dựng nước
của ba triều đại: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái
Tổ.
13

Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản
văn hóa.
– GV: Hầu hết các di sản văn hóa đều gắn
liền với các sự kiện lịch sử trọng đại trải dài
theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta. Ngoài những sự kiện
kể trên còn có đền Trần Hưng Đạo với
“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
Hoàng thành Thăng Long với “Chiếu dời
đô” của Lý Công Uẩn). ( Phụ lục hình 6,7 ).
? Vậy bảo vệ di sản văn hoá có ý nghĩa như
thế nào đối với sự phát triển của nền văn hóa
Việt nam và đối với thế giới?
– GV trình chiếu tranh phần phụ lục hình 8
GV giới thiệu tích hợp trong cùng phân
môn: Với di sản văn hóa phi vật thể được
công nhận là di sản văn hóa thế giới như
“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”
“Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ”
(Nam Định) đó là quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo. Thể hiện lòng biết ơn đối với “các
vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước”( Lời Bác
Hồ). Và để cụ thể chúng ta sẽ học ở tiết
sau.
– GV trình chiếu tranh và hỏi:
? Đối với các di sản văn hóa, ngoài mục đích
phát triển du lịch tăng thu nhập quốc dân.

Thì các di sán thuộc danh lam thắng cảnh
biển còn có vai trò gì?

3. ý nghĩa:

* Đối với sự phát triển nền văn
hoá việt nam: Di sản văn hoá
là tài sản của dân tộc nói lên
truyền thống của dân tộc, thể
hiện được công dức của tổ tiên
trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh
nghiệm của các dân tộc trên
các lĩnh vực. Các thế hệ sau có
thể tiếp thu, kế thừa truyền
thống, kinh nghiệm đó để phát
triển nền văn hoá mang đậm đà
bản sắc dân tộc.
* Đối với thế giới: Di sản văn
hoá của Việt Nam đóng góp vào
kho tàng di sản văn hoá thế
giới. Một số di sản văn hoá của
Việt nam được công nhận là di
sản văn hoá thế giới để được
tôn vinh, giữ gìn như những tài
sản quý giá của nhân loại.

Biển sầm Sơn- Thanh Hóa
14

-GV tích hợp địa lý 9- địa lý tỉnh( Thành
phố). Ngoài phát triển du lịch, các danh lam
thắng cảnh biển còn cung cấp nguồn lợi hải
sản, giao thông vận tải đường thủy…
? Có 4 ý kiến về du lịch nước ta hiện nay, a. Giới thiệu đất nước con
theo em ý kiến nào đúng ? ( Điền dấu X)
người việt nam (X)
b. Thể hiện tình yêu quê hương
đất nước (X)
c. Phát triển kinh tế xã hội (X)
d. Thương mại hoá du lịch ( )
* Hoạt động 4: Kể được những quy định 4. Một số quy định của pháp
của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
luật:
? Đối với các di sản văn hoá, nhà nước có – Nhà nước bảo vệ quyền và lợi
trách nhiệm gì ? Chủ sở hữu di sản văn hoá ích hợp pháp của chủ sở hữu di
có trách nhiệm gì ?
sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản
văn hoá có trách nhiệm bảo vệ
và phát huy giá trị của di sản
văn hoá.
? Nhà nước nghiêm cấm những hành vi nào? + Nghiêm cấm các hành vi:
(cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn).
– Chiếm đoạt làm sai lệch di
– GV cho HS làm bài tập tình huống
sản văn hoá
Gia đình ông Ba ở cạnh một khu di tích. – Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ
Vì để tiện quản lý khu di tích, Ủy ban nhân huỷ hoại di sản văn hoá
xã đã giao cho nhà ông trông coi. Gia đình – Đào bới trái phép địa điểm

ông xin quỹ hỗ trợ xây tường rào bao quanh khảo cổ. Xây dựng trái phép
khu di tích. Và trong quá trình xây, gia đình lấn chiếm đất đai thuộc di tích
ông đã chừa lại khoảng 1 sào đất và cho quy lịch sử – văn hoá, danh lam
hoạch vào đất nhà mình để làm vườn.
thắng cảnh.
Em có nhận xét gì về việc làm của gia – Mua bán, trao đổi và vận
đình ông Ba?
chuyễn trái phép di vật và cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc di
tích lịch sử văn hoá, danh lam
thắng cảnh.
– Đưa trái phép di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
– Lợi dụng việc bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hoá để
thực hiện nhứng hành vi trái
pháp luật.
? GV trình chiếu nội dung bài tập a yêu cầu * Bài tập a:
học sinh lên bảng làm, học sinh còn lại làm – Hành vi góp phần giữ gìn bảo
vào vở bài tập. Gọi học sinh nhận xét
vệ di sản văn hoá 3, 7, 8, 9, 11,
12.
– Hành vi phá hoại di sản văn
hoá 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13
15

? Luật di sản văn hoá Việt Nam ra đời ngày -> ngày 29/6/2001
tháng năm nào ?
* Hoạt động 5: Tìm hiểu trách nhiệm của

5. Trách nhiệm của công dân
công dân.
– HS giải quyết tình huống.
– Gv đưa ra bài tập tình huống: Có ý kiến cho
rằng, trong số các di sản văn hóa vật thể, chỉ
cần bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa và
danh lam thắng cảnh, vì đây là những nơi có
nhiều khách du lịch đến thăm quan, mang lại
nguồn lợi kinh tế; còn các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thì không cần phải bảo vệ, vì
những thứ này không sử dụng được, không
mang lại lợi ích kinh tế.
? Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì
sao?
– GV cho học sinh quan sát tranh.

? Em có nhận xét gì về bức tranh trên?
Từ nhận xét trên, GV cho HS chơi trò chơi
sắm vai với nội dung chính là bảo vệ môi
trường ở khu di sản nói riêng và môi trường
nói chung.
– GV tích hợp môn văn thể loại kịch.
GV chọn 5 em có khả năng diễn xuất, cho
các em từ tình huống trên tự xây dựng kịch
bản và lên bảng diễn.
Các HS khác xem, nhận xét. GV nhận xét bổ
sung.
? Như vậy, là học sinh em sẽ làm gì để góp
phần bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh?

– HS nhận xét tranh: Vứt rác
bừa bãi ở khu du lịch – danh
lam thắng cảnh.

– Gĩư gìn sạch đẹp các di sản
văn hoá ở địa phương, tham gia
tìm hiểu các di tích lịch sử văn
hoá, không vứt rác bừa bãi
– Tố giác kẻ gian: Ăn cắp cổ
vật, chống mê tín dị đoan, tham
gia các lễ hội truyền thống…

– GV tích hợp môn Địa lý 7, môn công dân 7
về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở
16

nước ta. Đặc biệt ở các khu vực có di sản
văn hóa, tình trạng gây ô nhiễm môi trường
vẫn diễn ra. Nhất là ở những khu vực này
thường có các du khách nước ngoài đến
tham quan những hình ảnh phản cảm đó
làm mất vệ sinh, mất mỹ quan, mất đi vẻ đẹp
truyền thống của người Việt Nam. Chính vì
vậy, mọi người cần chung tay giữ gìn vệ
sinh môi trường nói chung, các khu di sản
nói riêng vì một môi trường xanh, sạch đẹp.
3. Luyện tập và củng cố:
– Giáo viên hệ thống bài học.

– GV cho HS làm bài tập củng cố.
a. Tìm từ điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm di sản văn hóa?
Di sản văn hoá: bao gồm di sản văn hoá …….và di sản văn hoá phi vật thể;
là sản phẩm tinh thần, ……có giá trị……., văn hoá, khoa học; được lưu truyền
từ ……….sang thế hệ khác.
b. Đúng ghi Đ sai ghi S.
– Bảo vệ di sản văn hóa là trác nhiệm của mọi người.
– Vẽ bậy lên khu di tích là hành vi thiếu văn hóa
– Tham gia các lễ hội truyền thống.
– Thực hiện hành vi lên đồng, bói toán ở khu di tích.
– Tự hào giới thiệu di sản văn hóa ở quê hương cho bạn bè biết
4. Kiểm tra đánh giá:
? Em hãy tìm hiểu về một số việc làm của em hoặc trường lớp em mà em cho
đó là bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Trường em tổ chức các trò chơi dân gian nhân dịp các ngày lễ lớn trong đó có
trò chơi kéo co – một trò chơi được công nhận là di sản văn hóa thế giới. (Minh
chứng phụ lục hình 9).
– Học sinh tham gia dọn vệ sinh khu di tích tượng đài liệt sĩ. (Minh chứng phụ
lục hình 10).
– Vẽ tranh về di sản văn hóa( di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội…). .
(Minh chứng phụ lục hình 11).
– GV tích hợp môn Mỹ thuật cho HS vẽ tranh về di sản văn hóa.
Nếu hết thời gian GV cho học sinh về nhà vẽ nộp lại cho giáo viên.
5. Hoạt động nối tiếp:
– Học bài, làm bài tập còn lại, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
a. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục.
– Thông qua dạy học lồng ghép các môn học, các em say mê hơn trong học tập,
chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn ngày càng được nâng lên. Các tiết dạy

thêm phần hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của học sinh.

17

– Các em có nhu cầu tìm hiểu về các di sản văn hóa, đặc biệt các danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử ở quê hương. Đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn
hóa.
b. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường
Bảo vệ di sản văn hóa là bảo vệ tài sản quý của dân tộc. Hoạt động hướng
tới bảo vệ di sản văn hóa thực sự đã có nhiều tiến bộ, mỗi học sinh đã trở thành
“một tuyên truyền viên tích cực” hưởng ứng ngày di sản thế giới 18/4.
Sau khi dạy xong bài học, được tích hợp kiến thức nhiều môn học bản thân
tôi cũng được nâng cao trình độ, sự hiểu biết.
Qua giảng dạy tích hợp liên môn và đi sâu nghiên cứu các vấn đề về di sản
văn hóa, tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn được nâng lên rõ
rệt.
Sau một năm vận dụng kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức liên môn trong
giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công
dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường”, tôi thấy học sinh đã hứng thú học tập
bộ môn. Và vào tháng 3 năm 2017, tôi đã thực hiện khảo sát về mức độ hứng thú
học tập đối với 50 học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Trường. Kết quả như sau :
Mức độ hứng thú học tập của học sinh
Lớp
7

Số học sinh
50

Hứng thú học
SL
35

%
70

Không hứng thú học
SL
15

%
30

Chất lượng học tập học kì II của học sinh.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số học
Lớp
sinh
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

7
50
17
34
23
46
10
20
0
0
Từ kết quả thu được trên so sánh với kết quả thực trạng vào thời điểm tháng
3 năm học 2015 – 2016 ta thấy: Mức độ hứng thú học tập của học sinh tăng
30,0%; chất lượng học tập của học sinh xếp loại giỏi tăng 25,9%; đặc biệt là tỷ
lệ học sinh yếu từ 10,0% giảm xuống 0,0%; Như vậy, qua kết quả trên ta thấy
việc áp dụng kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết
25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở
trường THCS Nga Trường” đã mang lại hiệu quả cao giúp chất lượng dạy và
học của nhà trường nâng lên rõ rệt.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận.
Như vậy, qua những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy rằng, trong nhà
trường, không có môn khoa học nào là không quan trọng. Môn Giáo dục công
dân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh – một trong hai mảng về
chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. chính vì vậy, tôi hy vọng sau khi
nghiên cứu, tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân người dạy và người
học sẽ có cái nhìn mới mẻ, ý thức sâu sắc việc dạy và việc học. Từ đó rất hi
18

vọng các em sẽ hứng thú, yêu thích, ham mê học tập bộ môn để góp phần phát

triển giáo dục toàn diên. Dần làm quen, hình thành các kiến thức tích hợp để
phát triển giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng học tập ở tất cả các bộ môn.
3.2. Kiến nghị
a. Đối với Nhà trường:
Động viên, khích lệ, quán triệt giáo viên, học sinh nhiệt tình hơn trong giảng
dạy, học tập tích hợp liên môn.
b. Đối với giáo viên:
– Nhiệt tình giảng dạy. Dành nhiều thời gian nghiên cứu soạn bài, chuẩn bị bài
đầy đủ, chất lượng.
– không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học
sinh và kiểu bài lên lớp.
c. Đối với học sinh: Tích cực, tự giác, nhiệt tình học tập.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong dạy học tích hợp môn Giáo
dục công dân 7. Là kinh nghiệm của bản thân, theo ý chủ quan nên có thể sẽ
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân
thành từ hội đồng khoa học nghành để cùng chung tay đúc rút được những kinh
nghiệm giảng dạy tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Nga Sơn, ngày 05 tháng 4 năm 2017.
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Luyến

19

TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG BÀI
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Giáo dục công dân 7- NXB Giáo dục.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân – NXB
Giáo dục
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 8 – NXB Giáo dục.
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6 – NXB Giáo dục.
5. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lý 6– NXB Giáo dục.
6. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 7– NXB Giáo dục.
7. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8 – NXB Giáo dục.

20

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Luyến
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Nga Trường

TT

1

2

3

4

Tên đề tài SKKN
Kinh nghiệm sử dụng tranh
minh họa trong giảng dạy
truyện truyền thuyết và cổ
tích môn Ngữ văn 6
Một số giải pháp phụ đạo học
sinh yếu kém nhằm nâng cao
chất lượng đại trà môn Ngữ
văn 7 trường THCS Nga
Trường – Nga Sơn
Kinh nghiệm giảng dạy tiết
ôn tập môn GDCD lớp 7,8 ở
trường THCS Nga Trường,
Nga Sơn.
Kinh nghiệm giảng dạy tiết
ôn tập Học kỳ I môn GDCD
lớp 7 ở trường THCS Nga
Trường, Nga Sơn.

Cấp đánh giá
xếp
loại(Phòng,
Sở, Tỉnh…)

Kết quả
đánh giá
xếp
loại(A,B
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng
GD &ĐT

B

2011-2012

Phòng
GD &ĐT

B

2012-2013

Phòng
GD &ĐT

A

2013-2014

Phòng
GD &ĐT

A

2014-2015

21

PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh sử dụng trong bài
Hình 1- Bến Nhà Rồng

Hình 2- Vịnh Hạ Long

Hình 3 – Thánh địa Mỹ Sơn

122

Hình 4: Các di vật, cổ vật trong bảo tàng Hồ Chí Minh

Hình 5 Khu di tích Hàm Rồng

223

Hình 6: Hoàng Thành Thăng Long

Hình 7: Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Hình 8: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ

324

2. Học sinh Trường THCS Nga Trường tham gia giữ gìn, phát huy giá trị di
sản văn hóa
Hình 9: HS thi kéo co

Hình 10: HS dọn vệ sinh tượng đài liệt sĩ.

Hình 11: Sản phẩm của HS vẽ tranh về di sản văn hóa.

Tranh vẽ của học sinh Mai Thị Hoài lớp 7 – Sự tích dưa hấu
425

1717171. Mở đầu1. Lí do chọn đề tài.Trong những năm gần đây, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên mônđã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Thực hiện tích hợptrong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Không chỉ giúp học sinh phát huytính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, hình thành các kĩ năng sống cơbản, góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyếtvấn đề cho các em mà còn giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, khẳngđịnh được vị trí, vai trò của môn học. Nhất là với môn Giáo dục công dân, từtrước đến nay học sinh, phụ huynh kể cả giáo viên vẫn coi là môn học phụ nênkhông chú trọng đầu tư giảng dạy, học sinh lơ là, coi thường môn học dẫn đếnhọc tập không hứng thú, chất lượng môn học chưa cao.Trong các nhà trường phổ thông, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoahọc riêng rẽ. Để giúp học sinh cùng một lúc có thể nắm bắt được nhiều đơn vịkiến thức, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liênmôn – lồng ghép nhiều kiến thức trong một môn học. Dạy học tích hợp liên mônđược hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình dạy học.Tích hợp liên môn trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, nănglực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với họcsinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Đặc biệt sẽgây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập bởi đó là sự lồng ghép của rấtnhiều kiến thức của các môn học khác nhau. Các em sẽ không bị nhàm chán.Cũng chính do đặc điểm đó mà dạy học bằng con đường tích hợp, tức là liên kết,lồng ghép với các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông đang đượccác nhà trường, giáo viên vận dụng linh hoạt, phổ biến. Trong đó có môn Giáodục công dân.Môn Giáo dục công dân là môn học có vai trò quan trọng trong việc thựchiện mục tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trường. Thế nhưng hiện nay, giáo viên,học sinh luôn cho rằng đây là môn học phụ, không thi cấp 3 nên chưa thực sựchú ý đến việc dạy và học bộ môn này dẫn đến học sinh không hứng thú học tập,chất lượng đại trà chưa cao. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú học tập, chấtlượng đại trà môn Giáo dục công dân đạt được kết quả cao? Đây là một côngviệc khó khăn đối với giáo viên.Trong những năm liên tục trở về đây, tôi được giao nhiệm vụ dạy môn Giáodục công dân khối 7, tôi đã nắm bắt tình hình và nhận thấy để giờ học khôngnhàm chán, đơn điệu, học sinh hứng thú học tập thì bản thân giáo viên cần đổimới phương pháp dạy học và một trong những phương pháp đang được thựchiện đạt hiệu quả cao hiện nay là dạy học tích hợp liên môn. Trong quá trìnhgiảng dạy, bản thân tôi luôn lồng ghép, tích hợp kiến thức các môn học khác vàonội dung kiến thức cơ bản của bài học để các em nắm kiến thức toàn diện, sâurộng hơn, hình thành các năng lực, tích cực, chủ động trong học tập. Từ đó yêuthích môn học và chất lượng đại trà được nâng cao. Đó là lí do tôi lựa chọn sángkiến “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảovệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS NgaTrường”.1.2. Mục đích nghiên cứu.Như chúng ta đã biết, môn Giáo dục công dân là một bộ môn trực tiếp giúphọc sinh hình thành phát triển nhân cách đạo đức. Tuy nhiên từ trước đến nay,việc giảng dạy, học tập bộ môn này chưa đạt hiệu quả cao bởi nhiều nguyênnhân: học sinh chưa coi trọng môn học, giáo viên không đầu tư nhiều cho tiếtdạy, không đổi mới phương pháp dạy học. Đặc thù môn học là phải liên hệ thựctế nhiều mà liên hệ thực tế nghĩa là có tích hợp, thế nhưng giáo viên cũng chỉvận dụng liên hệ sơ sài cho qua nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ độnghọc tập ở học sinh. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra nhữngnguyên nhân để đưa ra những giải pháp, nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học.Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chívươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh. Góp phần nâng cao chất lượnggiảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường.1.3. Đối tượng nghiên cứu.Học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Trường trong năm học 2015-2016 và2016-2017.1.4. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp nghiên cưu lý luận, xây dựng cơ sở lý thuyết.- Phương pháp đàm thoại, trao đổi phỏng vấn.- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.1.5. Những điểm mới của SKKN. ( Đề tài được áp dụng lần đầu).2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.Trong những năm qua, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn GDCD7, tôi nhận thấy rằng thực tế hiện nay, học sinh ngại học môn GDCD, bởi cácem cho rằng đây là môn học phụ, đặc thù bộ môn lại là lý thuyết phải học thuộclòng nhiều mà để học được thuộc lòng nhớ rất nhiều đơn vị kiến thức cũngkhông phải chuyện dễ nên các em càng ngại.Để giúp các em học sinh lớp 7 nhận thức vấn đề học tập bộ môn là quantrọng và cần thiết, từ đó các em hứng thú học tập, giáo viên cần tìm rõ nguyênnhân, tìm phương pháp giảng dạy phù hợp, đầu tư thời gian vào mỗi bài dạy vàáp dụng có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại, phương pháp dạy học tíchhợp liên môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chấtlượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơgiữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiếnthức.Dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là phương pháp mới, nhưngnếugiáo viên biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, cótính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng vận dụngcác kiến thức khác tích hợp vào trong bài dạy là việc làm hết sức cần thiết. Giờhọc trở nên sinh động hơn, học sinh hứng thú học tập vì không chỉ có giáo viênhoạt động mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đóphát huy tính cực cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Góp phần phát triển tưduy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy,lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắckiến thức môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các mônhọc khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặtra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1. Thực trạng:a. Thuận lợi:- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạyhọc hiện đại phục vụ tốt cho công tác dạy và học.- Hầu hết giáo viên Trung học cơ sở được đào tạo hai chuyên môn (Văn – Giáodục công dân; Văn – Sử; Địa – Sử…) do đó thuận lợi cho tích hợp kiến thức ởhai phân môn này.- Học sinh nhìn chung ngoan, được gia đình, nhà trường tạo điều kiện học tậptốt.b. Khó khăn:- Đối với giáo viên:+ Do nắm bắt tâm lý học sinh là không ham thích bộ môn nên giáo viên cũng cóphần không đầu tư nhiều cho môn học mà chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bảncho học học sinh là xong tiết dạy.+ Giáo viên chủ yếu được đào tạo hai chuyên môn (Văn – GDCD, Văn – Sử) nênviệc nắm bắt kiến thức của môn học khác để vận dụng liên môn là một vấn đềkhó khăn. Mặt khác giáo viên cũng chưa được bồi dưỡng trang bị về cơ sở lýluận của dạy học tích hợp liên môn nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáoviên tự tìm tòi nên khi tổ chức bài học không tránh khỏi thiếu sót dẫn đến khôngthành thì bỏ qua.+ Giáo viên chưa xác định được những nội dung cần phải giảng dạy tích hợp.+ Nội dung kiến thức bài học tương đối nhiều nên giáo viên chỉ chú trọng đếnnhững kiến thức trọng tâm của bài học.- Đối với học sinh:+ Học sinh luôn có tư tưởng coi môn học công dân là phụ nên không chú trọng,hứng thú học tập môn học.+ Học sinh chưa quan tâm nhiều đến các nội dung mà giáo viên tích hợp tronggiảng dạy, coi đó là phần liên hệ với thực tế chứ không phải là kiến thức cầnthiết.- Các tài liệu liên quan đến các nội dung cần tích hợp chưa phong phú. Với mônhọc này mới chỉ có tích hợp giáo dục pháp luật. Vì vậy, trong khi giảng dạy bộmôn phải tích hợp những kiến thức khác trong các nội dung bài giảng. Nên giáoviên gặp những khó khăn.2.2.2. Kết quả của thực trạng.Nhìn chung, học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Trường chưa hứng thú họctập môn Giáo dục công dân. Từ đó dẫn đến chất lượng đại trà chưa cao.Để tìm hiểu cụ thể thực trạng trên, tôi đã có cuộc điều tra, khảo sát về mứcđộ hứng thú học tập của học sinh môn Giáo dục công dân lớp 7 tiết 25- 26 vàothời điểm tháng 3 năm học 2015 – 2016 ở trường Trung học cơ sở Nga Trườngkhi chưa áp dụng kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạytiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ởtrường THCS Nga Trường”. Kết quả như sau :Mức độ hứng thú học tập của học sinhLớpSố họcsinhHứng thú họcKhông hứng thú họcSLSL5020403060Chất lượng học tập học kì II của học sinh.GiỏiKháTBYếuSố họcLớpsinhSLSLSLSL508.120401938.010.0Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tích hợp kiếnthức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa”môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường”.2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấnđề2.3.1. Mục tiêu của giải pháp- Để nâng cao chất lượng dạy học, học sinh hứng thú học tập, giáo viên tích hợpkiến thức của các môn học như: Lịch sử, Ngữ văn, địa lí, mĩ thuật, âm nhạc,…vào trong giờ học.- Khích lệ các em kỹ năng tìm hiểu, tự hào về các di sản văn hóa ở nước ta.Nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.- Học sinh biết tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ di sản văn hóa.2.3.2. Các giải pháp- Giải pháp 1: Xác định rõ những đơn vị kiến thức trong bài cần tích hợp- Giải pháp 2: Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn.- Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tích hợp có hiệu quả.2.3.3. Thực hiện giải pháp.a. Xác định rõ những đơn vị kiến thức trong bài cần tích hợp:Đây là khâu đâu tiên và quan trọng. Bởi có xác định được đơn vị kiến thức,giáo viên mới có thể tìm kiến thức có liên quan để tích hợp. Cụ thể: tích hợp ởcác đơn vị kiến thức: Phần 1: Thế nào là di sản văn hóa.Phần 2: Một số di sản văn hóa.Phần 3: Ý nghĩa di sản văn hóa.Phần 5: Trách nhiệm của công dân.b. Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn:Để nâng cao chất lượng giờ học và dạy học tích hợp đạt hiệu quả cao thìkhông thể thiếu tư liệu. Giáo viên cần sưu tầm tài liệu, tư liệu tranh ảnh có liênquan đến môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật trong sách giáokhoa, tài liệu dạy học tích hợp hoặc thông qua mạng internet…c. Hướng dẫn tổ chức dạy học tích hợp có hiệu quả.- Tích hợp liên môn qua kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới- Tích hợp liên trong quá trình học bài mới.- Tích hợp liên môn qua phần kiểm tra đánh giá.Tổ chức dạy học“Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảovệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS NgaTrường”. [1,2]1. Mục tiêu của dạy học tích hợp.a. Kiến thức:Việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân làrất quan trọng. Giúp các em tích cực, chủ động hứng thú trong học tập, tiết họckhông nhàm chán, đơn điệu… từ đó nâng cao chất lượng học tập bộ môn.b. Kĩ năng:- Kỹ năng thu thập thông tin, quan sát và trình bày một vấn đề.- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm ; khai thác tranh, khai thác thông tin.- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong bài đểnâng cao, mở rộng kiến thức.c. Thái độ:- Bồi dưỡng các em lòng tự hào, yêu quê hương đất nước, yêu các di tích lich sử,danh lam thắng cảnh…- Học sinh có ý thức bảo vệ, biết tuyên truyền, vận động bảo vệ các di sản vănhóa, di tích lich sử, danh lam thắng cảnh…2. Đối tượng dạy học của bài học:- Đối tượng : học sinh lớp 7 trường THCS Nga Trường- Số lượng: 50 em.3. Ý nghĩa của bài học:Giúp các em thấy được vai trò to lớn của các di sản văn hóa. Từ đó có nhữngsuy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ các di sản văn hóa.4. Thiết bị dạy học, học liệu:- Giáo án, thiết bị dạy học, máy chiếu, tư liệu dạy học (Hình ảnh, tài liệu….)5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:Tiết: 25 + 26: Bài 15:BẢO VỆ DI SẢNVĂN HÓA.Ngày soạn: 19/2/2017Ngày dạy: 22/2-1/3/2017I. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức: – Giúp học sinh hiểu được khái niệm di sản văn hoá. Kể được mộtsố di sản văn hóa ở nước ta? Hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá vànhững quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.2. Kỹ năng: – Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hóa, tuyên truyền cho mọingười tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa* Các kĩ năng sống cơ bản- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa.- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn phát huy giá trịcủa di sản văn hóa; kĩ năng phân tích so sánh về sự giống và khác nhau giữa disản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.3. Thái độ: – Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá;ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hoáII. Tài liệu và phương tiện:- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng.- Bài tập tình huống.- Tranh ảnh về các di sản văn hóa.- Máy chiếu, giấy khổ lớn, bút dạ.III. Phương pháp:- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, trò chơi- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; giải quyết vấn đề.- Năng lực: tự quản lý, giao tiếp…IV. Tiến trình lên lớp:1. Kiểm tra bài cũ:Câu 1: Thế nào là môi trường? Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường?Câu 2: Kể tên một số di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà em biết?GV đọc 2 câu thơ. Từ đó giới thiệu bài mới:Lênh đênh qua cửa Thần PhùKhéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.Hai câu thơ giúp ta liên tưởng đến Động Từ Thức – một danh thắng nổi tiếngcủa quê hương Nga Sơn. Vị trí ở xã Nga Thiện. Đó là một di sản văn hóa. Vậythế nào là di sản văn hóa? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.2. Bài mớiHoạt động của GVHoạt động của HS* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là di sản văn hóa.- Giáo viên sử dụng máy chiếu, cho học sinh quan sátảnh. ( Minh chứng phụ lục hình 1,2,3)? Em hãy nhận xét về 3 bức ảnh trên? Nêu đặc điểm – Di tích Mĩ Sơn làphân loại 3 bức ảnh trên?công trình kiến trúcvăn hoá do ông chata xây dựng nên thểhiện quan điểm kiếntrúc, ảnh hưởng tưtưởng xã hội thờiphong kiến? Hiểu biết của em về di tích Bến nhà Rồng?- Bến Nhà Rồng là di- GV tích hợp Lịch sử: Bác Hồ Sinh ra và lớn lên khi tích lịch sử vì nóđất nước bị xâm lăng, các bậc tiền bối như Phan Bội đánh dấu sự kiện chủChâu, Phan Chu Trinh có tinh thần yêu nước, tổ chức tịch Hồ Chí Minh đãcác cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất bại vì chưa tìm ra đi tìm đường cứuđược con đường cứu nước đúng đắn. Bác Hồ lúc đó nước – một sự kiệncó tên gọi là Nguyễn Tất Thành – Người thanh niên lịch sử trọng đại củayêu nước đã rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc dân tộcLatouche-Tréville ngày 05 tháng 6 năm 1911 để ranước ngoài tìm con đường cứu nước. Đưa ViệtNam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp. Nhờ cósự kiện lịch sử này dân tộc ta mới được độc lập, tự donhư hôm nay.[3]- Vịnh Hạ Long làdanh lam thắng cảnh,là cảnh đẹp tự nhiên? Áo dài Việt Nam, ca trù, kéo có phải là di sản văn hoá – Là di sản văn hóakhông ? Vì sao?phi vật thể.? Thế nào là di sản văn hoá ?1. Thế nào là di sảnvăn hóa* Di sản văn hoá:bao gồm di sản vănhoá vật thể và di sảnvăn hoá phi vật thể;là sản phẩm, tinhthần vật chất có giátrị lịch sử, văn hoá,khoa học; được lưutruyền từ thế hệ này? Em hãy lấy ví dụ về di sản văn hóa?sang thế hệ khác.- GV cho học sinh lấy ví dụ về di sản văn hóa bằngcách tổ chức học sinh thảo luận nhóm viết ra phiếu họctập.- GV chia lớp làm 2 nhóm. Để tránh bị trùng lặp GV yêucầu:Nhóm 1: Các di sản ở Thanh Hóa, các tỉnh phía bắc.Nhóm 2: Các di sản ở các tỉnh từ Nghệ An trở vào.Thời gian 2 phút, sau đó đại diện lên bảng dán kết quả.Các nhóm nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.? Trong các di sản văn hóa trên, em hãy phân ra di sản văn hóa vật thể và phivật thể.- Để thực hiện câu hỏi này, GV tổ chức học sinh chơi trò chơi tiếp sức.- Thời gian: 1 phút.- GV nhắc nhanh lại cách chơi bởi các em cũng đã làm quen với phương phápnày. Mỗi học sinh chỉ được đánh dấu vào một di sản.Chú ý: Di sản văn hóa vật thể kí hiệu VT.Di sản văn hóa phi vật thể kí hiệu PVT.- Hết thời gian, Gv nhận xét cho điểm, tuyên dương các em.Học sinh nhóm 2 đang hoàn thành trò chơi? Qua trò chơi, em hãy cho biết thế nào * Di sản văn hóa phi vật thể baolà di sản văn hóa vật thể và phi vật thể? gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễhội, bí quyết nghề truyền thống, vănhóa ẩm thực, trang phục truyềnthống….* Di sản văn hóa vật thể bao gồm:Di tích lịch sử văn hoá, danh lamthắng cảnh, di vật cổ vật, bảo vậtquốc gia.- GV trình chiếu cho HS xem một số divật cổ vật, bảo vật quốc gia trong việnbảo tàng Hồ Chí Minh. (Minh chứngphụ lục hình 4)? Vậy di tích lịch sử văn hoá là gì ?- HS trả lời.? Danh lam thắng cảnh là gì ?? Trong các di sản văn hóa trên, em biết – HS trả lời.di sản nào gắn với thời kỳ dựng nước và – HS trả lời: Hội Giónggiữ nước của các vua Hùng?? Di sản văn hóa phi vật thể Hội Gióng gắn liền với truyền thuyết gì? Em đãhọc trong chương trình Ngữ văn lớp mấy? Hãy kể lại truyền thuyết ấy?- GV cho học sinh trả lời, kể lại sự tích ngắn gọn.- GV tích hợp môn Ngữ văn 6 Truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân. [4]Đời Hùng Vương thứ 6, Thánh Gióng đánh giặc Ân, nhớ ơn anh hùngGióng, nhân dân đã lập đền thờ trên núi Sóc( Sóc Sơn- Hà Nội) và tổ chức lễhội vào ngày 8 và 9 tháng 4 âm lịch. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hộiGióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng PhùĐổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCOcông nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.- GV trình chiếu 2 bức tranh sau, cho HS quan sát , gọi tên các bức tranh.? Trong chương trình Ngữ văn 6, ngoài truyền thuyết Thánh Gióng – di tíchlịch sử, em còn học văn bản nào về danh lam thắng cảnh?- Học sinh: Văn bản “ Động Phong Nha”- GV trình chiếu tranh Động Phong Nha.? Động Phong Nha thuộc tỉnh nào? Khu vực nào trên lãnh thổ nước ta. Và thuộcloại địa hình nào?- GV tích hợp kiến thức môn địa lý lớp 6 (Các khu vực lãnh thổ Việt Nam)[5]Động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình- Khu vực miền trung. Và thuộcloại địa hình cácxtơ- loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Nước mưa cóthể thấm vào các kẽ các khe khoét mòn tạo thành hang động rộng dài trongkhối núi. Hang động là những cảnh đẹp hấp dẫn du khách bởi có các khốithạch nhũ đủ hình dạng màu sắc.? Tác giả giới thiệu về Động Phong Nha như thế nào? Em cần làm gì để độngmãi là điểm đến của các du khách.[4]- GV cho HS thảo luận theo bàn để trả lời câu hỏi. Đại diện các bàn trả lờicó tích hợp môn Ngữ văn: Tác giả đã giới thiệu về vể đẹp lộng lẫy, kì ảo củađộng với những con đường vào hang động, địa hình núi đá vôi nhiều thạchnhũ… . Từ đó các em thêm tự hào, yêu quý, biết được việc khai thác pháttriển kinh tế du lịch nước ta và nâng cao ý thức bảo vệ di sản.? Cũng với địa hình cácxtơ em tự hào Nga Sơn em có danh thắng nào? Gắnvới sự tích gì?- HS: Động Từ Thức ở xã Nga Thiện. Gắn với sự tích “Từ Thức gặp tiên”.- GV trình chiếu tranh HS xem cảnh Động Từ Thức.10- GV tích hợp Ngữ văn: Các em về tìm hiểu Động Từ Thức để lên lớp 8 chúngta sẽ học văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương qua mônNgữ văn.? Ngoài Động Từ Thức, Nga Sơn em còn có những di tích lịch sử nào?- HS: : Mai An Tiêm – Nga Phú. Chùa Tiên – Nga An. Đền thờ bà Mai Thị HoaNga Thiện…? Em có hiểu biết gì về truyền thuyết : Mai An Tiêm – Nga Phú.- Tích hợp môn Lịch sử, Địa lý, Văn học: Mai An Tiêm là một nhân vậttruyền thuyết thời Hùng Vương thứ XVII với sự tích “Quả dưa hấu”. Theotruyền thuyết, Mai An Tiêm vốn là con nuôi của Hùng Vương , được vua quýmến gả công chúa cho. Sau đó An Tiêm làm phật ý vua nên bị đày ra đảohoang, tương truyền nay là Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa. Tại đây, vợchồng An Tiêm chăm chỉ làm ăn, gây được giống dưa hấu quý, nhiều ngườitìm đến trao đổi, tiếng lành đồn xa. Vua xuống chiếu gọi về cho phục chứccũ. An Tiêm được coi là ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở Việt Nam.Tổ chức lễ hội Mai An Tiêm vào ngày 12 đến 15 tháng 3 âm lịch hàng năm.* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số di sản văn hóa ở nước ta.- GV tổ chức trò chơi: Nhìn hình đoán chữ. GV trình chiếu từng hình ảnh.? Các bức hình minh họa cho di tích nào? Ở đâu?HS đoán. Nếu HS không trả lời được, GV cho những thông tin gợi ý.Hình1Hình211Hình3Hình 5Hình 4Hình 6Hình 7Hình 8Hình 1: Quan họ Bắc Ninh. Hình 2: Phố cổ Hội An. Hình 3: Nhã nhạcCung đình Huế. Hình 4: Ca trù. Hình 5: Thành Nhà Hồ. Hình 6: Cao nguyên đáĐồng văn. Hình 7: Lễ hội Lam Kinh. Hình 8: Quần thể danh thắng Tràng An.? Từ trò chơi ở phần 1, 2 và sự hiểu biết của em, em hãy kể tên một số di sảnvăn hóa ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại?- HS kể.- GV tích hợp môn Âm nhạc: Cho học sinh nghe một số điệu dân ca quan họBắc Ninh, ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế…để các em hiểu biết thêm về mộtsố loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.? Thanh Hóa có những di tích lịch sử nào gắn với công cuộc đấu tranh chốnggiặc ngoại xâm.- Hs trả lời: Đền Bà Triệu, Thành nhà Hồ, Lam Kinh Khu di tích Hàm Rồng…? Hãy viết đoạn văn nêu hiểu biết của em về một trong số các di sản kể trên?- GV tích hợp môn Ngữ văn về kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh12GV chia lớp làm 2 tổ, cho các tổ thi tìm hiểu về di sản.Tổ 1: Thành nhà Hồ.Tổ 2: Lam Kinh.(Gợi ý: Các di tích đó ở đâu, gắn với sự kiện lịch sử và vị anh hùng dân tộcnào? Em cần làm gì để đền đáp công ơn các vị anh hùng).Thời gian: 2 phút, đại diện tổ trình bày trước lớp. Các tổ nghe và nhận xét,GV nhận xét. Chốt:- GV tích hợp môn Địa lý. Lịch sử .[6].Như vậy, nếu Việt Nam chúng ta tự hào vì có nhiều di sản văn hóa đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thì Thanh Hóa cũng tự hàogóp một di sản – di tích Thành Nhà Hồ ở Vĩnh Lộc vào kho tàng di sản vănhóa thế giới. Thành Nhà Hồ gắn với sự kiện lịch sử nhà Trần suy yếu khôngcòn đú sức nắm giữ triều chính. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôivua năm 1400. Đổi quốc hiệu là Đại Ngu- nhà Hồ được thành lập. Sau khilên ngôi vua ông đã có nhiều cải cách trên nhiều lĩnh vực đưa nước ta thoátkhỏi tình trạng khủng hoảng. Điều đó chứng tỏ ông là người có tài và yêunước thiết tha. Hồ Quý Ly để củng cố quân sự ông đã cho xây một số thànhkiên cố.Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, vị anh hùng dân tộcLê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân làm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tiêu diệt quânMinh dành thắng lợi vẻ vang(1418 – 1428). Sau đó lên ngôi vua đóng đô ởĐông Kinh (Thăng Long), vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứnhất. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinhthành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh ở Thọ Xuân- Thanh Hóa.[8].- GV tích hợp môn Ngữ văn [4]. Sự kiện lịch sử này gắn liền với hai tác phẩmvăn học nổi tiếng: Truyền thuyết “Sự Tích Hồ Gươm”- sự kiện Lê Lợi hoànkiếm cho rùa vàng sau khi thắng giặc Minh. Và “Bình ngô Đại cáo” củaNguyễn Trãi [7] – thay lời Lê Lợi tuyên cáo với nhân dân cả nước chúng ta đãchiến thắng quân minh. Văn bản được coi như bản tuyên ngôn độc lập lầnthứ hai của dân tộc ta. Tự hào về truyền thống, tinh thần yêu nước, anh dũngquật cường của cha ông ta. Từ đó để kế thừa, phát huy truyền thống. Ra sứchọc tập tu dưỡng góp phần xây dựng, phát triển đất nước.- Thanh Hóa còn tự hào với khu di tích lịch sử Cầu Hàm Rồng, gắn liền vớicác chiến công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong hai cuộc khángchiến chống Pháp và chống Mỹ. (Minh chứng phần phụ lục hình 5).- GV tích hợp giới thiệu khu du lịch sinh thái Tràng An – nằm trong Quầnthể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình – có diện tích 2168 ha, cách thủ đôHà Nội hơn 90 km về phía nam, thực sự đã trở thành khu tham quan du lịchthu hút của du khách trong và ngoài nước. Hàm chứa những giá trị nổi bậttoàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo, khảo cổ và thẩm mỹ nên khu du lịchđã được UNECO vinh danh công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên Thếgiới . Đến thăm Tràng An ta tự hào với những nét vàng son của lịch sử inđậm trong thế núi, dáng sông ở buổi đầu sơ khai của quá trình dựng nướccủa ba triều đại: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý TháiTổ.13Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của di sảnvăn hóa.- GV: Hầu hết các di sản văn hóa đều gắnliền với các sự kiện lịch sử trọng đại trải dàitheo chiều dài lịch sử dựng nước và giữnước của dân tộc ta. Ngoài những sự kiệnkể trên còn có đền Trần Hưng Đạo với“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.Hoàng thành Thăng Long với “Chiếu dờiđô” của Lý Công Uẩn). ( Phụ lục hình 6,7 ).? Vậy bảo vệ di sản văn hoá có ý nghĩa nhưthế nào đối với sự phát triển của nền văn hóaViệt nam và đối với thế giới?- GV trình chiếu tranh phần phụ lục hình 8GV giới thiệu tích hợp trong cùng phânmôn: Với di sản văn hóa phi vật thể đượccông nhận là di sản văn hóa thế giới như“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”“Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ”(Nam Định) đó là quyền tự do tín ngưỡngtôn giáo. Thể hiện lòng biết ơn đối với “cácvua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháuta phải cùng nhau giữ lấy nước”( Lời BácHồ). Và để cụ thể chúng ta sẽ học ở tiếtsau.- GV trình chiếu tranh và hỏi:? Đối với các di sản văn hóa, ngoài mục đíchphát triển du lịch tăng thu nhập quốc dân.Thì các di sán thuộc danh lam thắng cảnhbiển còn có vai trò gì?3. ý nghĩa:* Đối với sự phát triển nền vănhoá việt nam: Di sản văn hoálà tài sản của dân tộc nói lêntruyền thống của dân tộc, thểhiện được công dức của tổ tiêntrong công cuộc xây dựng vàbảo vệ tổ quốc, thể hiện kinhnghiệm của các dân tộc trêncác lĩnh vực. Các thế hệ sau cóthể tiếp thu, kế thừa truyềnthống, kinh nghiệm đó để pháttriển nền văn hoá mang đậm đàbản sắc dân tộc.* Đối với thế giới: Di sản vănhoá của Việt Nam đóng góp vàokho tàng di sản văn hoá thếgiới. Một số di sản văn hoá củaViệt nam được công nhận là disản văn hoá thế giới để đượctôn vinh, giữ gìn như những tàisản quý giá của nhân loại.Biển sầm Sơn- Thanh Hóa14-GV tích hợp địa lý 9- địa lý tỉnh( Thànhphố). Ngoài phát triển du lịch, các danh lamthắng cảnh biển còn cung cấp nguồn lợi hảisản, giao thông vận tải đường thủy…? Có 4 ý kiến về du lịch nước ta hiện nay, a. Giới thiệu đất nước contheo em ý kiến nào đúng ? ( Điền dấu X)người việt nam (X)b. Thể hiện tình yêu quê hươngđất nước (X)c. Phát triển kinh tế xã hội (X)d. Thương mại hoá du lịch ( )* Hoạt động 4: Kể được những quy định 4. Một số quy định của phápcủa pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.luật:? Đối với các di sản văn hoá, nhà nước có – Nhà nước bảo vệ quyền và lợitrách nhiệm gì ? Chủ sở hữu di sản văn hoá ích hợp pháp của chủ sở hữu dicó trách nhiệm gì ?sản văn hoá. Chủ sở hữu di sảnvăn hoá có trách nhiệm bảo vệvà phát huy giá trị của di sảnvăn hoá.? Nhà nước nghiêm cấm những hành vi nào? + Nghiêm cấm các hành vi:(cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn).- Chiếm đoạt làm sai lệch di- GV cho HS làm bài tập tình huốngsản văn hoáGia đình ông Ba ở cạnh một khu di tích. – Huỷ hoại hoặc gây nguy cơVì để tiện quản lý khu di tích, Ủy ban nhân huỷ hoại di sản văn hoáxã đã giao cho nhà ông trông coi. Gia đình – Đào bới trái phép địa điểmông xin quỹ hỗ trợ xây tường rào bao quanh khảo cổ. Xây dựng trái phépkhu di tích. Và trong quá trình xây, gia đình lấn chiếm đất đai thuộc di tíchông đã chừa lại khoảng 1 sào đất và cho quy lịch sử – văn hoá, danh lamhoạch vào đất nhà mình để làm vườn.thắng cảnh.Em có nhận xét gì về việc làm của gia – Mua bán, trao đổi và vậnđình ông Ba?chuyễn trái phép di vật và cổvật, bảo vật quốc gia thuộc ditích lịch sử văn hoá, danh lamthắng cảnh.- Đưa trái phép di vật, cổ vật,bảo vật quốc gia ra nước ngoài.- Lợi dụng việc bảo vệ và pháthuy giá trị di sản văn hoá đểthực hiện nhứng hành vi tráipháp luật.? GV trình chiếu nội dung bài tập a yêu cầu * Bài tập a:học sinh lên bảng làm, học sinh còn lại làm – Hành vi góp phần giữ gìn bảovào vở bài tập. Gọi học sinh nhận xétvệ di sản văn hoá 3, 7, 8, 9, 11,12.- Hành vi phá hoại di sản vănhoá 1, 2, 4, 5, 6, 10, 1315? Luật di sản văn hoá Việt Nam ra đời ngày -> ngày 29/6/2001tháng năm nào ?* Hoạt động 5: Tìm hiểu trách nhiệm của5. Trách nhiệm của công dâncông dân.- HS giải quyết tình huống.- Gv đưa ra bài tập tình huống: Có ý kiến chorằng, trong số các di sản văn hóa vật thể, chỉcần bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa vàdanh lam thắng cảnh, vì đây là những nơi cónhiều khách du lịch đến thăm quan, mang lạinguồn lợi kinh tế; còn các di vật, cổ vật, bảovật quốc gia thì không cần phải bảo vệ, vìnhững thứ này không sử dụng được, khôngmang lại lợi ích kinh tế.? Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vìsao?- GV cho học sinh quan sát tranh.? Em có nhận xét gì về bức tranh trên?Từ nhận xét trên, GV cho HS chơi trò chơisắm vai với nội dung chính là bảo vệ môitrường ở khu di sản nói riêng và môi trườngnói chung.- GV tích hợp môn văn thể loại kịch.GV chọn 5 em có khả năng diễn xuất, chocác em từ tình huống trên tự xây dựng kịchbản và lên bảng diễn.Các HS khác xem, nhận xét. GV nhận xét bổsung.? Như vậy, là học sinh em sẽ làm gì để gópphần bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh?- HS nhận xét tranh: Vứt rácbừa bãi ở khu du lịch – danhlam thắng cảnh.- Gĩư gìn sạch đẹp các di sảnvăn hoá ở địa phương, tham giatìm hiểu các di tích lịch sử vănhoá, không vứt rác bừa bãi- Tố giác kẻ gian: Ăn cắp cổvật, chống mê tín dị đoan, thamgia các lễ hội truyền thống…- GV tích hợp môn Địa lý 7, môn công dân 7về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở16nước ta. Đặc biệt ở các khu vực có di sảnvăn hóa, tình trạng gây ô nhiễm môi trườngvẫn diễn ra. Nhất là ở những khu vực nàythường có các du khách nước ngoài đếntham quan những hình ảnh phản cảm đólàm mất vệ sinh, mất mỹ quan, mất đi vẻ đẹptruyền thống của người Việt Nam. Chính vìvậy, mọi người cần chung tay giữ gìn vệsinh môi trường nói chung, các khu di sảnnói riêng vì một môi trường xanh, sạch đẹp.3. Luyện tập và củng cố:- Giáo viên hệ thống bài học.- GV cho HS làm bài tập củng cố.a. Tìm từ điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm di sản văn hóa?Di sản văn hoá: bao gồm di sản văn hoá …….và di sản văn hoá phi vật thể;là sản phẩm tinh thần, ……có giá trị……., văn hoá, khoa học; được lưu truyềntừ ……….sang thế hệ khác.b. Đúng ghi Đ sai ghi S.- Bảo vệ di sản văn hóa là trác nhiệm của mọi người.- Vẽ bậy lên khu di tích là hành vi thiếu văn hóa- Tham gia các lễ hội truyền thống.- Thực hiện hành vi lên đồng, bói toán ở khu di tích.- Tự hào giới thiệu di sản văn hóa ở quê hương cho bạn bè biết4. Kiểm tra đánh giá:? Em hãy tìm hiểu về một số việc làm của em hoặc trường lớp em mà em chođó là bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.- Trường em tổ chức các trò chơi dân gian nhân dịp các ngày lễ lớn trong đó cótrò chơi kéo co – một trò chơi được công nhận là di sản văn hóa thế giới. (Minhchứng phụ lục hình 9).- Học sinh tham gia dọn vệ sinh khu di tích tượng đài liệt sĩ. (Minh chứng phụlục hình 10).- Vẽ tranh về di sản văn hóa( di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội…). .(Minh chứng phụ lục hình 11).- GV tích hợp môn Mỹ thuật cho HS vẽ tranh về di sản văn hóa.Nếu hết thời gian GV cho học sinh về nhà vẽ nộp lại cho giáo viên.5. Hoạt động nối tiếp:- Học bài, làm bài tập còn lại, tiết sau kiểm tra 1 tiết.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, với bảnthân, đồng nghiệp và nhà trườnga. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục.- Thông qua dạy học lồng ghép các môn học, các em say mê hơn trong học tập,chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn ngày càng được nâng lên. Các tiết dạythêm phần hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của học sinh.17- Các em có nhu cầu tìm hiểu về các di sản văn hóa, đặc biệt các danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử ở quê hương. Đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ di sản vănhóa.b. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với bản thân, đồng nghiệp và nhàtrườngBảo vệ di sản văn hóa là bảo vệ tài sản quý của dân tộc. Hoạt động hướngtới bảo vệ di sản văn hóa thực sự đã có nhiều tiến bộ, mỗi học sinh đã trở thành“một tuyên truyền viên tích cực” hưởng ứng ngày di sản thế giới 18/4.Sau khi dạy xong bài học, được tích hợp kiến thức nhiều môn học bản thântôi cũng được nâng cao trình độ, sự hiểu biết.Qua giảng dạy tích hợp liên môn và đi sâu nghiên cứu các vấn đề về di sảnvăn hóa, tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn được nâng lên rõrệt.Sau một năm vận dụng kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức liên môn tronggiảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục côngdân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường”, tôi thấy học sinh đã hứng thú học tậpbộ môn. Và vào tháng 3 năm 2017, tôi đã thực hiện khảo sát về mức độ hứng thúhọc tập đối với 50 học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Trường. Kết quả như sau :Mức độ hứng thú học tập của học sinhLớpSố học sinh50Hứng thú họcSL3570Không hứng thú họcSL1530Chất lượng học tập học kì II của học sinh.GiỏiKháTBYếuSố họcLớpsinhSLSLSLSL50173423461020Từ kết quả thu được trên so sánh với kết quả thực trạng vào thời điểm tháng3 năm học 2015 – 2016 ta thấy: Mức độ hứng thú học tập của học sinh tăng30,0%; chất lượng học tập của học sinh xếp loại giỏi tăng 25,9%; đặc biệt là tỷlệ học sinh yếu từ 10,0% giảm xuống 0,0%; Như vậy, qua kết quả trên ta thấyviệc áp dụng kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ởtrường THCS Nga Trường” đã mang lại hiệu quả cao giúp chất lượng dạy vàhọc của nhà trường nâng lên rõ rệt.3. Kết luận và kiến nghị3.1. Kết luận.Như vậy, qua những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy rằng, trong nhàtrường, không có môn khoa học nào là không quan trọng. Môn Giáo dục côngdân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh – một trong hai mảng vềchất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. chính vì vậy, tôi hy vọng sau khinghiên cứu, tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân người dạy và ngườihọc sẽ có cái nhìn mới mẻ, ý thức sâu sắc việc dạy và việc học. Từ đó rất hi18vọng các em sẽ hứng thú, yêu thích, ham mê học tập bộ môn để góp phần pháttriển giáo dục toàn diên. Dần làm quen, hình thành các kiến thức tích hợp đểphát triển giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng học tập ở tất cả các bộ môn.3.2. Kiến nghịa. Đối với Nhà trường:Động viên, khích lệ, quán triệt giáo viên, học sinh nhiệt tình hơn trong giảngdạy, học tập tích hợp liên môn.b. Đối với giáo viên:- Nhiệt tình giảng dạy. Dành nhiều thời gian nghiên cứu soạn bài, chuẩn bị bàiđầy đủ, chất lượng.- không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng họcsinh và kiểu bài lên lớp.c. Đối với học sinh: Tích cực, tự giác, nhiệt tình học tập.Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong dạy học tích hợp môn Giáodục công dân 7. Là kinh nghiệm của bản thân, theo ý chủ quan nên có thể sẽkhông tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý chânthành từ hội đồng khoa học nghành để cùng chung tay đúc rút được những kinhnghiệm giảng dạy tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬNNga Sơn, ngày 05 tháng 4 năm 2017.CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊTôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dungcủa người khác.(Ký và ghi rõ họ tên)Trần Thị Luyến19TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG BÀI1. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Giáo dục công dân 7- NXB Giáo dục.2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân – NXBGiáo dục3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 8 – NXB Giáo dục.4. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6 – NXB Giáo dục.5. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lý 6– NXB Giáo dục.6. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 7– NXB Giáo dục.7. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8 – NXB Giáo dục.20DANH MỤCCÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đà ĐƯỢC HỘI ĐỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐTVÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊNHọ và tên tác giả: Trần Thị LuyếnChức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Nga TrườngTTTên đề tài SKKNKinh nghiệm sử dụng tranhminh họa trong giảng dạytruyện truyền thuyết và cổtích môn Ngữ văn 6Một số giải pháp phụ đạo họcsinh yếu kém nhằm nâng caochất lượng đại trà môn Ngữvăn 7 trường THCS NgaTrường – Nga SơnKinh nghiệm giảng dạy tiếtôn tập môn GDCD lớp 7,8 ởtrường THCS Nga Trường,Nga Sơn.Kinh nghiệm giảng dạy tiếtôn tập Học kỳ I môn GDCDlớp 7 ở trường THCS NgaTrường, Nga Sơn.Cấp đánh giáxếploại(Phòng,Sở, Tỉnh…)Kết quảđánh giáxếploại(A,Bhoặc C)Năm họcđánh giáxếp loạiPhòngGD &ĐT2011-2012PhòngGD &ĐT2012-2013PhòngGD &ĐT2013-2014PhòngGD &ĐT2014-201521PHỤ LỤC1. Một số hình ảnh sử dụng trong bàiHình 1- Bến Nhà RồngHình 2- Vịnh Hạ LongHình 3 – Thánh địa Mỹ Sơn122Hình 4: Các di vật, cổ vật trong bảo tàng Hồ Chí MinhHình 5 Khu di tích Hàm Rồng223Hình 6: Hoàng Thành Thăng LongHình 7: Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc TuấnHình 8: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ3242. Học sinh Trường THCS Nga Trường tham gia giữ gìn, phát huy giá trị disản văn hóaHình 9: HS thi kéo coHình 10: HS dọn vệ sinh tượng đài liệt sĩ.Hình 11: Sản phẩm của HS vẽ tranh về di sản văn hóa.Tranh vẽ của học sinh Mai Thị Hoài lớp 7 – Sự tích dưa hấu425