Thuyết Giải Cấu Trúc—có phải là một phương pháp có giá trị để giải nghĩa Kinh Thánh hay không?

Câu hỏi

Thuyết Giải Cấu Trúc—có phải là một phương pháp có giá trị để giải nghĩa Kinh Thánh hay không?

Trả lời

Thuyết giải cấu trúc là một lý thuyết cơ bản về việc phê bình văn bản, hoặc sự giải nghĩa đó phủ nhận bất kỳ ý nghĩa chính xác duy nhất nào trong việc giải thích một phân đoạn hay một văn bản. Trọng tâm của người theo thuyết giải cấu trúc trong việc giải nghĩa có hai khái niệm chủ yếu. Thứ nhất là quan niệm cho rằng, không một phân đoạn hay một văn bản nào có khả năng chuyển tải một thông điệp đáng tin cậy, nhất quán, mạch lạc cho người đọc hoặc nghe nó. Thứ hai là tác giả, những người đã viết bản văn vốn ít chịu trách nhiệm về nội dung từng phần, hơn là những sức mạnh phi nhân cách của văn hóa như ngôn ngữ và hệ tư tưởng vô thức của họ. Do đó, những nguyên lý cơ bản của thuyết giải cấu trúc mâu thuẫn với sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh rằng, chân lý tuyệt đối tồn tại và chúng ta có thể thực sự biết được nó (Phục truyền 32:4; Ê-sai 65:16; Giăng 1:17-18; 14:6; 15:26-27; Ga-la-ti 2:5).

Người theo thuyết giải cấu trúc tiếp cận việc giải nghĩa Kinh Thánh xuất phát từ triết học hậu hiện đại, và do đó chỉ đơn giản là sự phủ nhận khác về sự tồn tại của chân lý tuyệt đối, đó là một trong những sai lầm hợp lý nghiêm trọng nhất mà ai cũng có thể mắc phải. Việc phủ nhận chân lý tuyệt đối là một sai lầm hợp lý, đó là lời tuyên bố tự mâu thuẫn. Không một ai có thể phủ nhận tính hợp lý của chân lý tuyệt đối, bởi vì để làm như vậy thì họ buộc phải tuyên bố một sự tuyệt đối—mà chính họ nói rằng nó không hề tồn tại. Khi một người tuyên bố rằng, không có một thứ gì là chân lý tuyệt đối, hãy hỏi anh ta, “Anh có tuyệt đối chắc chắn về điều đó hay không?” Nếu anh ta nói, “Có” thì anh ấy đã đưa ra lời tuyên bố mâu thuẫn với tiền đề của chính mình.

Giống như những triết lý khác phát sinh từ triết học hậu hiện đại, thuyết giải cấu trúc đề cao quyền tự trị của con người, tất cả mọi sự thật đều tương đối và không có một thứ gì là chân lý tuyệt đối. Tâm điểm của triết học hậu hiện đại, và tư tưởng của người theo thuyết giải cấu trúc là sự kiêu ngạo. Người theo thuyết giải cấu trúc nghĩ rằng, anh ta có thể phát hiện ra động cơ cá nhân, hay động cơ xã hội đàng sau những gì Kinh Thánh nói, do đó có thể xác định được những gì “thực sự được nói đến”. Hậu quả là một sự giải thích chủ quan về đoạn văn được đề cập. Thay vì chấp nhận những gì mà Kinh Thánh thực sự đã nói, người theo thuyết giải cấu trúc có đủ sự kiêu căng để nghĩ rằng, anh ta có thể xác định được động cơ đàng sau những gì đã được viết ra, và đưa ra những ý nghĩa “thực” hoặc “kín dấu” của bản văn. Tuy nhiên, nếu một người lấy học thuyết giải cấu trúc để kết luận tính hợp lý của nó, thì những phát hiện của người theo thuyết giải cấu trúc, chính họ phải được giải cấu trúc để xác định những gì mà người theo thuyết giải cấu trúc “thực sự” muốn nói. Lý luận vòng vo không có hồi kết là tự mình bị đánh bại. Khi một người nghĩ thế nào về kiểu suy nghĩ sai lầm cơ bản này, thì người ấy phải được nhắc nhở bởi 1 Cô-rinh-tô 3:19, “Vì sự khôn ngoan đời này trước mặt Đức Chúa Trời là sự dại dột. Như có chép rằng, “Ấy là Chúa bắt kẻ khôn ngoan trong mưu kế của họ.”

Người theo thuyết giải cấu trúc không nghiên cứu Kinh Thánh để tìm kiếm ý nghĩa theo định ý của tác giả, nhưng họ cố gắng phân tích những động cơ văn hóa và xã hội ẩn đàng sau những gì đã được viết ra. Người theo thuyết giải cấu trúc đã bị giới hạn trong việc giải nghĩa bản văn chỉ bằng sự tưởng tượng của mình. Đối với người theo thuyết giải cấu trúc thì không có sự giải nghĩa đúng hay sai, và ý nghĩa của bản văn trở thành bất cứ thứ gì mà người đọc muốn. Người ta có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra, nếu những tài liệu hợp pháp như chúc thư, và các văn kiện pháp luật được đọc theo cách này. Việc tiếp cận Kinh Thánh theo cách này thất bại trong việc nhận biết sự thật cơ bản, Kinh Thánh là sự thông tin khách quan của Đức Chúa Trời với nhân loại, và rằng ý nghĩa của các đoạn Kinh văn đến từ Đức Chúa Trời.

Thay vì mất thời gian tranh luận về thuyết giải cấu trúc và các triết lý hậu hiện đại khác, chúng ta nên tập trung vào việc tôn vinh Đấng Christ, và nhấn mạnh về sự đầy đủ và thẩm quyền của Kinh Thánh. Rô-ma 1:21-22, tổng hợp hầu hết các nhà tư tưởng hậu hiện đại khác, những người duy trì những học thuyết như thuyết giải cấu trúc đó là: “Vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa, song cứ lầm lạc trong ý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại.”

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Thuyết Giải Cấu Trúc—có phải là một phương pháp có giá trị để giải nghĩa Kinh Thánh hay không?

Thuyết giải cấu trúc là một lý thuyết cơ bản về việc phê bình văn bản, hoặc sự giải nghĩa đó phủ nhận bất kỳ ý nghĩa chính xác duy nhất nào trong việc giải thích một phân đoạn hay một văn bản. Trọng tâm của người theo thuyết giải cấu trúc trong việc giải nghĩa có hai khái niệm chủ yếu. Thứ nhất là quan niệm cho rằng, không một phân đoạn hay một văn bản nào có khả năng chuyển tải một thông điệp đáng tin cậy, nhất quán, mạch lạc cho người đọc hoặc nghe nó. Thứ hai là tác giả, những người đã viết bản văn vốn ít chịu trách nhiệm về nội dung từng phần, hơn là những sức mạnh phi nhân cách của văn hóa như ngôn ngữ và hệ tư tưởng vô thức của họ. Do đó, những nguyên lý cơ bản của thuyết giải cấu trúc mâu thuẫn với sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh rằng, chân lý tuyệt đối tồn tại và chúng ta có thể thực sự biết được nó (Phục truyền 32:4; Ê-sai 65:16; Giăng 1:17-18; 14:6; 15:26-27; Ga-la-ti 2:5).Người theo thuyết giải cấu trúc tiếp cận việc giải nghĩa Kinh Thánh xuất phát từ triết học hậu hiện đại, và do đó chỉ đơn giản là sự phủ nhận khác về sự tồn tại của chân lý tuyệt đối, đó là một trong những sai lầm hợp lý nghiêm trọng nhất mà ai cũng có thể mắc phải. Việc phủ nhận chân lý tuyệt đối là một sai lầm hợp lý, đó là lời tuyên bố tự mâu thuẫn. Không một ai có thể phủ nhận tính hợp lý của chân lý tuyệt đối, bởi vì để làm như vậy thì họ buộc phải tuyên bố một sự tuyệt đối—mà chính họ nói rằng nó không hề tồn tại. Khi một người tuyên bố rằng, không có một thứ gì là chân lý tuyệt đối, hãy hỏi anh ta, “Anh có tuyệt đối chắc chắn về điều đó hay không?” Nếu anh ta nói, “Có” thì anh ấy đã đưa ra lời tuyên bố mâu thuẫn với tiền đề của chính mình.Giống như những triết lý khác phát sinh từ triết học hậu hiện đại, thuyết giải cấu trúc đề cao quyền tự trị của con người, tất cả mọi sự thật đều tương đối và không có một thứ gì là chân lý tuyệt đối. Tâm điểm của triết học hậu hiện đại, và tư tưởng của người theo thuyết giải cấu trúc là sự kiêu ngạo. Người theo thuyết giải cấu trúc nghĩ rằng, anh ta có thể phát hiện ra động cơ cá nhân, hay động cơ xã hội đàng sau những gì Kinh Thánh nói, do đó có thể xác định được những gì “thực sự được nói đến”. Hậu quả là một sự giải thích chủ quan về đoạn văn được đề cập. Thay vì chấp nhận những gì mà Kinh Thánh thực sự đã nói, người theo thuyết giải cấu trúc có đủ sự kiêu căng để nghĩ rằng, anh ta có thể xác định được động cơ đàng sau những gì đã được viết ra, và đưa ra những ý nghĩa “thực” hoặc “kín dấu” của bản văn. Tuy nhiên, nếu một người lấy học thuyết giải cấu trúc để kết luận tính hợp lý của nó, thì những phát hiện của người theo thuyết giải cấu trúc, chính họ phải được giải cấu trúc để xác định những gì mà người theo thuyết giải cấu trúc “thực sự” muốn nói. Lý luận vòng vo không có hồi kết là tự mình bị đánh bại. Khi một người nghĩ thế nào về kiểu suy nghĩ sai lầm cơ bản này, thì người ấy phải được nhắc nhở bởi 1 Cô-rinh-tô 3:19, “Vì sự khôn ngoan đời này trước mặt Đức Chúa Trời là sự dại dột. Như có chép rằng, “Ấy là Chúa bắt kẻ khôn ngoan trong mưu kế của họ.”Người theo thuyết giải cấu trúc không nghiên cứu Kinh Thánh để tìm kiếm ý nghĩa theo định ý của tác giả, nhưng họ cố gắng phân tích những động cơ văn hóa và xã hội ẩn đàng sau những gì đã được viết ra. Người theo thuyết giải cấu trúc đã bị giới hạn trong việc giải nghĩa bản văn chỉ bằng sự tưởng tượng của mình. Đối với người theo thuyết giải cấu trúc thì không có sự giải nghĩa đúng hay sai, và ý nghĩa của bản văn trở thành bất cứ thứ gì mà người đọc muốn. Người ta có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra, nếu những tài liệu hợp pháp như chúc thư, và các văn kiện pháp luật được đọc theo cách này. Việc tiếp cận Kinh Thánh theo cách này thất bại trong việc nhận biết sự thật cơ bản, Kinh Thánh là sự thông tin khách quan của Đức Chúa Trời với nhân loại, và rằng ý nghĩa của các đoạn Kinh văn đến từ Đức Chúa Trời.Thay vì mất thời gian tranh luận về thuyết giải cấu trúc và các triết lý hậu hiện đại khác, chúng ta nên tập trung vào việc tôn vinh Đấng Christ, và nhấn mạnh về sự đầy đủ và thẩm quyền của Kinh Thánh. Rô-ma 1:21-22, tổng hợp hầu hết các nhà tư tưởng hậu hiện đại khác, những người duy trì những học thuyết như thuyết giải cấu trúc đó là: “Vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa, song cứ lầm lạc trong ý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại.”