Thủy tinh hữu cơ
Thủy tinh hữu cơ là một trong những loại chất liệu được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm phục vụ đời sống con người. Vậy thủy tinh hữu cơ plexiglas là gì? Những ứng dụng tiêu biểu của loại thủy tinh này như thế nào? Nó có khác so với các loại thủy tinh thông thường không? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể nhất.
Thủy tinh hữu cơ là gì?
Poly(methyl methacrylate) (PMMA), cũng có các tên gọi khác như thủy tinh hữu cơ, nhựa acrylic hoặc thủy tinh acrylic. Các tên thương mại của PMMA có thể kể đến như Plexiglas, Acrylite, Lucite và Perspex. PMMA là một nhựa nhiệt dẻo trong suốt thường được sử dụng ở dạng tấm, miếng như một vật liệu nhẹ, khó bể vỡ có thể được dùng để thay thế cho kính và thủy tinh (vì vậy, nó có tên gọi là thủy tinh hữu cơ).
Công thức thủy tinh hữu cơ plexiglas là [CH2=C(CH3)COOCH3]
Metyl metacrylat là chất dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Thủy tinh plexiglas biết đến là một loại chất liệu có khả năng bền với nước, các loại bazơ, axit, ancol hay xăng. Tuy nhiên, nó cũng dễ dàng hòa tan với este, xeton, benzen và các đồng đẳng của benzen.
Bạn có thể dùng loại thủy tinh hữu cơ này để đun nóng hay pha màu đều được. Bởi nó có độ phân tử khối lớn, lên đến 5106 đvC (đơn vị cacbon). Sở hữu phân tử khối lớn nhưng thủy tinh plexiglas lại có khối lượng riêng nhỏ hơn so với thủy tinh silicat.
Ứng dụng của thủy tinh hữu cơ plexiglas
Có thể nhắc đến một số sản phẩm làm từ chất liệu thủy tinh plexiglas như:chai thủy tinh đựng nước cho vận động viên thể thao, các loại kính phục vụ cho quá trình nghiên cứu hay sử dụng trong công trình xây dựng, hoặc trong các căn hộ.
Đặc biệt, thủy tinh hữu cơ còn giúp các chị em nội trợ có được những đồ gia dụng thủy tinh vừa đẹp lại vừa bền như: chai thủy tinh đựng nước, chai thủy tinh đựng sữa, hũ thủy tinh, bình đựng hoa bằng thủy tinh hay các loại chén, đĩa dùng nhiều trong nhà bếp.