Thủy đậu lây qua đường nào và cách khắc phục hiệu quả?

Thủy đậu nằm trong số các vấn đề liên quan đến truyền nhiễm nên có khả năng lây từ người này qua người khác. Chính vì thế, muốn phòng ngừa một cách hiệu quả thủy đậu thì bạn nên biết thủy đậu lây qua đường nào? và cách khắc phục như thế nào là hiệu quả nhất. Để loại bỏ hoàn toàn con đường lây nhiễm của chúng là cách bảo vệ bản thân cũng như gia đình tốt nhất. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.

1. Thủy đậu lây qua đường nào?

Thủy đậu do một loại virus có tên là herpes gây ra, chúng có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn, đây đều là những người chưa có khả năng miễn dịch với loại virus này. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thì thủy đậu thường nguy hiểm hơn, diễn tiến kéo dài và có nguy cơ có những biến chứng nặng do sức đề kháng ở trẻ nhỏ kém hơn những người trưởng thành. Giống như những loại virus khác thì thủy đậu cũng rất dễ lây lan từ người này qua người khác.

Vậy thủy đậu lây qua đường nào? Dưới đây là một số con đường mà thủy đậu có thể lây lan mà bạn cần chú ý:

1.1. Đường hô hấp

Virus thủy đậu có trong nước bọt của những người mắc phải. Vì thế, khi những người này ho, nói chuyện hay hắt xì hơi thì virus có trong nước bọt sẽ bắn ra ngoài không khí. Nếu người bình thường mà tiếp xúc gần với người đang bị thủy đậu thì sẽ rất dễ dàng bị nhiễm loại virus này.

1.2. Lây qua tiếp xúc trực tiếp

Có thể nói đây chính là con đường lây nhiễm nhanh nhất của thủy đậu. Khi người bình thường tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn nước hoặc vùng da bị nhiễm virus thì sẽ bị lây. Virus từ những nốt mụn này lây sang người khác và gây ra thủy đậu. Vì thế, hãy chăm sóc sức khỏe chủ động của chính bản thân mình khi chưa miễn dịch với loại virus này để không bị thủy đậu nhé.

>> ĐỌC THÊM: Mẹo giúp đánh bay các bệnh đường hô hấp vào mùa xuân

1.3. Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Không phải trực tiếp chạm vào song virus gây thủy đậu còn có thể tồn tại trong tự nhiên trong khoảng thời gian khá lâu. Nếu người bình thường vô tình chạm tay hay sử dụng vật dụng có virus bám trên đó thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Các vật dụng có thể lây nhiễm bao gồm: khăn mặt, chăn màn, gối….

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc, lây nhiễm virus thủy đậu cũng bị. Nếu người bình thường chưa có khả năng miễn dịch có thể là do đã bị thủy đậu hoặc đã tiêm loại vắc xin phòng ngừa thì khả năng bùng phát sẽ lâu hơn người khác.

2. Thủy đậu lây nhiễm ở giai đoạn nào là nhiều nhất?

Thủy đậu tiến triển ở nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó, giai đoạn toàn phát và có khả năng lây nhiễm cao nhất. Thời điểm tiến triển theo từng giai đoạn ở mỗi người là khác nhau tùy vào khả năng miễn dịch và chăm sóc. Thông thường thì cơ thể người bị thủy đậu sẽ phơi nhiễm từ 10-21 ngày.

Mặc dù giai đoạn toàn phát là dễ lây nhiễm nhất nhưng nếu không chăm sóc sức khỏe chủ động tốt thì rất dễ bị tiến triển nặng hơn và khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra. Dấu hiệu nhận biết ở từng giai đoạn như sau:

2.1. Giai đoạn ủ

Thời gian ủ là khoảng thời gian mà virus lây nhiễm phát triển, nhân lên với số lượng lớn và gây ra thủy đậu. Thời gian ủ thường kéo dài từ 10-21 ngày, thông thường là từ 14-16 ngày.

Dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn này khá nhẹ nhàng, nhiều trường hợp không phát hiện ra, thường chỉ sốt nhẹ và mệt mỏi. Một số trường hợp bị nổi hạch sau tai do virus cư trú trong hạch thần kinh, viêm họng…

Hầu hết những người mắc phải thủy đậu thường nghĩ mình bị cảm cúm thông thường dẫn đến có cách khắc phục sai khiến cho tiến triển ngày càng nặng và nguy hiểm hơn.

Vì thế nếu nghi ngờ từng tiếp xúc với người mắc thủy đậu, chưa có miễn dịch hoặc đang trong mùa dịch thì khi thấy xuất hiện những dấu hiệu này thì không nên chủ quan.

>> ĐỌC THÊM: Nắm bắt: 5 dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết

2.2. Giai đoạn toàn phát

Thường thì sau từ 2-3 ngày kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên thì giai đoạn toàn phát sẽ thể hiện rõ ràng. Người mắc sẽ bị sốt nhẹ, đau cơ, đau đầu, nôn, chán ăn. Đặc biệt dấu hiệu phát ban đỏ sẽ xuất hiện và ngày càng nhiều. Chúng tồn tại trên da khoảng 24 giờ và dần chuyển thành nốt mụn nước hình tròn nhỏ chứa nhiều dịch vàng bên trong.

Mụn nước dễ xuất hiện nhất là ở trên mặt, thân, nách và hai bên sườn và nền da của chúng có màu hồng. Hai giai đoạn trên là thời kỳ thủy đậu dễ lây nhiễm nhất.

2.3. Giai đoạn hồi phục

Ở giai đoạn này, mụn nước khi chín cặng mọng nước dịch vàng màu vàng nhạt, sau đó dần lõm xuống và thành mụn mủ màu trắng mịn. Cho đến khi vảy xuất hiện, khô và tự rụng sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu chăm sóc không tốt hoặc do cơ địa thì những nốt này dù khỏi cũng sẽ để lại sẹo.

Chỉ khi mụn nước khô lại, virus bên trong mới bị tiêu diệt hoàn toàn và nghĩa là sẽ không có khả năng lây nhiễm nữa. Thời gian diễn biến thủy đậu có thể kéo dài lâu hơn do hệ miễn dịch kém, nhất là ở trẻ nhỏ. Thủy đậu lây qua đường nào là vấn đề quan trọng nhất cần tìm hiểu nếu như bị một trong những dấu hiệu ở trên.

>> ĐỌC THÊM: Ngộ độc thực phẩm có sốt không?

3. Cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả nhất

Dù là ở trẻ em hay người trưởng thành, người có sức khỏe tốt hay người có hệ miễn dịch kém thì cách tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu là tiêm vắc xin phòng ngừa chủ động. Vắc xin thủy đậu đã được triển khai phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới, được khuyến cáo tiêm phòng cho mọi trẻ em và người lớn để tăng cường khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, nếu như bị thủy đậu, bạn nên được cách ly với những người xung quanh để tránh tiếp xúc gần với những người khác. Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân để không bị lây nhiễm. Thủy đậu lây qua đường nào và cách khắc phục như nào thì đây là cách mà bạn có thể tìm hiểu để phòng ngừa không mắc phải thủy đậu.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ, kiêng nước, kiêng gió theo kinh nghiệm dân gian là hoàn toàn sai lầm. Khi tắm thì hãy nên sử dụng nước nóng và không sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa để nhanh khỏi và tránh lây lan.

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình bị thủy đậu cũng rất quan trọng. Nhưng nên chú ý kiêng ăn những loại thực phẩm không có lợi khiến cho nốt mụn nước mưng mủ nhé.

>> ĐỌC THÊM: Nghẹt mũi đau họng mệt mỏi phải làm sao?

Tổng kết

Bài viết trên phần nào đã giúp bạn tìm hiểu được thủy đậu lây qua đường nào và cách khắc phục như nào là hiệu quả rồi đúng không nào? Trung tâm VMC mong rằng qua bài viết trên có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe chủ động hơn không chỉ của riêng bản thân mình mà còn của những người xung quanh bạn nữa. Chúc bạn có một ngày mới vui vẻ!

Nguồn: medlatec, hellobacsi