Thương mại điện tử là gì? Tất tần tật về thương mại điện tử

11 Phút đọc

Thương mại điện tử là gì? Tất tần tật về thương mại điện tử


  1. Chử Văn ĐạtChử Văn Đạt

    Người viết Chử Văn Đạt

Thương mại điện tử là gì?Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì? Bạn đã biết được gì về thương mại điện tử? Cùng tìm hiểu về khái niệm thương mại điện tử và những đặc điểm của thương mại điện tử nhé.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (TMĐT) hay E-commerce là hình thức mua bán, trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trên Internet hay bằng các phương tiện điện tử. Sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ được trưng bày và bán thông qua các website thương mại điện tử

Về bản chất, thương mại điện tử vẫn là hoạt động mua bán hàng hóa. Điểm khác biệt là thay vì diễn ra trực tiếp giữa cá nhân, tổ chức thì việc mua bán sẽ diễn ra trên Internet, ở các trang thương mại điện tử. Các nền tảng bán hàng điện tử này phải được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Thương mại điện tử là gì?Thương mại điện tử là gì?

Đặc điểm của thương mại điện tử

Với các hoạt động chính đều diễn ra ở các sàn thương mại điện tử, TMĐT sẽ có những đặc điểm sau:

Thời gian, không gian

Việc mua bán trao đổi bằng hình thức TMĐT đang dần trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Bạn chỉ cần có thiết bị điện tử kết nối được Internet, vài thao tác chạm hay nhấp chuột là đã có thể mua hàng.

Bên cạnh đó, giao hàng cũng được cải thiện dần nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bạn có thể nhận hàng trong vài ngày hoặc thậm chí vài tiếng đồng hồ sau khi đặt mua sản phẩm.

Liên kết và chia sẻ thông tin

Nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối … 

Chỉ cần thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, doanh nghiệp kinh doanh có thể vạch ra chiến lược phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Linh hoạt về giá

Khách hàng có thể so sánh giá của sản phẩm trên nhiều nền tảng TMĐT khác nhau, với vô vàn lựa chọn. Khách hàng cũng giảm bớt nỗi lo mua phải sản phẩm kém chất lượng với những bình luận, đánh giá của người dùng trước.

Những hình thức thương mại điện tử

Hiện nay có khá nhiều hình thức TMĐT khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của doanh nghiệp. Các đối tượng tham gia vào thương mại điện tử bao gồm Chính phủ ( G ), Doanh nghiệp ( B ) và Khách hàng ( C ). 

Có 6 loại hình thương mại cơ bản: Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Khách hàng với Khách hàng (C2C), Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B), Doanh nghiệp với chính phủ (B2G), Khách hàng với Chính phủ (C2G).

B2B (Business to Business)

Đây là mô hình TMĐT liên quan giữa doanh số các doanh nghiệp với nhau. Bạn đọc có thể hiểu đây là mối liên hệ giữa nhà sản xuất với nhà buôn bán, nhà bán lẻ. 

Mô hình B2B chiếm 80% doanh số TMĐT trên TG vì các doanh nghiệp hợp tác với nhau để giảm chi phí đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu.

Đọc thêm: Tổng quan về nền tảng thương mại điện tử B2B hiện nay

B2C (Business to Customer)

Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất, tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ. 

Mua hàng dưới hình thức TMĐT cho phép khách hàng so sánh giá cũng như xem nhận xét về sản phẩm. Ngược lại, doanh nghiệp có thể hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng.

Đọc thêm: Ưu, nhược điểm của B2B và B2C

C2C (Customer to Customer)

Hình thức này bao gồm các hoạt động giao dịch điện tử diễn ra giữa các người dùng với nhau. Giao dịch thường diễn ra ở mạng xã hội như Facebook, Instagram hoặc các web TMĐT như Tiki, Shopee.

C2B (Customer to Business)

Hình thức này diễn ra khi khách hàng, người tiêu dùng cung cấp cho các doanh nghiệp bán hàng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Ví dụ: Một designer thiết kế logo cho một công ty

B2G (Business to Government)

Hình thức này để nói về những giao dịch giữa các doanh nghiệp và khu vực hành chính.

Loại hình TMĐT này liên quan đến nhiều dịch vụ, có thể nói đến an sinh xã hội, văn bản pháp lý …

C2G (Customer to Government)

Tất cả giao dịch điện tử giữa các cá nhân với khu vực hành chính đều thuộc loại hình Khách hàng với Chính phủ. Điển hình có thể nói đến khai nộp thuế ở cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế.

Ở Việt Nam hiện nay, có 3 loại hình TMĐT chính được tập trung nhiều nhất là B2B, B2C và C2C.

Website thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử 

Website thương mại điện tử là gì?

Đây là những trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ hoạt động mua bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ. Toàn bộ quy trình từ trưng bày, giới thiệu sản phẩm cho đến kết hợp đồng, thanh toán và dịch vụ sau bán.

Mô hình thường được website TMĐT sử dụng là Bán trực tiếp cho khách hàng (Direct sale D2C).

Do sử dụng hình thức D2C nên nhiều doanh nghiệp chuộng website TMĐT để có thể chủ động trong phân phối và kiểm soát đơn hàng. Một số doanh nghiệp lớn đã triển khai website như Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh, BigC … Ngoài ra các doanh nghiệp kinh doanh quà tặng, thời trang, … cũng xây dựng website TMĐT có chức năng mua hàng và thanh toán.

Sàn thương mại điện tử là gì?

Là những website TMĐT cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. 

Để dễ hiểu, sàn TMĐT có thể ví như một khu chợ và các thương nhân muốn buôn bán, trao đổi hàng hóa cần phải thuê hoặc mua vị trí để mở gian hàng.

Lợi ích của thương mại điện tử

Đối với doanh nghiệp

Trong thời buổi hiện tại, các doanh nghiệp đang tiết kiệm được 1 phần chi phí đáng kể cho mặt bằng, nhân sự nhờ TMĐT. Doanh nghiệp chỉ cần trích 1 phần nhỏ trong những chi phí này để xây dựng và phát triển website TMĐT của mình.

Đồng thời, phạm vi tiếp cận khách hàng cũng được mở rộng hơn, tạo điều kiện kết nối đến nhiều khách hàng tiềm năng.

Tham khảo: Chi phí bán hàng là gì?

Đối với người dùng

Thời gian mua hàng của người tiêu dùng được tối ưu hóa nhờ sự phát triển của hình thức thương mại điện tử. Và những giới hạn về địa lý cũng được xóa bỏ. 

Khách hàng giờ đây có thể trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mang tính cá nhân hơn nhờ tính năng tự động hóa và hồ sơ khách hàng đa dạng.

Đối với xã hội

Các doanh nghiệp kinh doanh cần phải không ngừng đổi mới và thay đổi phương thức, chiến lược của họ để phù hợp với loại hình thương mại điện tử. Điều này không chỉ thúc đẩy trong nội bộ doanh nghiệp mà còn phát triển nền kinh tế.

Công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử

Đi cùng với sự phát triển của TMĐT, các phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng thông qua Internet cũng được phát triển. Phần mềm quản lý bán hàng POS của Cloudify sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa trên nền tảng TMĐT.

Các tính năng nổi bật có thể kể đến của phần mềm như:

  • Sử dụng trên mọi thiết bị, giúp người bán có thể quản lý việc kinh doanh mọi lúc mọi nơi

  • Phần mềm cho phép theo dõi quá trình bán hàng, từ lúc nhận đơn cho đến giao hàng, đảm bảo chất lượng đóng gói và không lo thất lạc.

  • Giao diện của phần mềm được thiết kế đơn giản, dễ dùng kể cả những ai chưa từng sử dụng phần mềm.

Kết

Bài viết đã cung cấp những thông tin bạn cần biết về hình thức thương mại điện tử như khái niệm, các loại hình TMĐT, … Cloudify hi vọng những kiến thức trên sẽ hỗ trợ bạn trong đời sống cũng như trong công việc. Theo dõi chúng tôi tại đây để cập nhật những thông tin về công nghệ và quản lý doanh nghiệp.

0/5

(0 Reviews)