Thương mại điện tử là gì? Những lưu ý khi kinh doanh trên E commerce
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, hầu hết mọi hoạt động Marketing đều đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên môi trường trực tuyến. Cuộc cách mạnh 4.0 đã đưa thương mại điện tử (e commerce) trở thành một xu hướng phát triển của mọi thời đại. Vậy thương mại điện tử là gì? Cần biết những gì về e-commerce? Những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của Mona Media sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.
Mục Lục
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (e commerce) đơn giản là một không gian online nơi các hoạt động mua bán giữa nhà bán hàng và người tiêu dùng được diễn ra.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, e commerce dần trở thành một trong những nền tảng kinh doanh không thể thiếu với các doanh nghiệp và cả những nhà bán hàng offline truyền thống.
Hiện nay thương mại điện tử đã là một phần quan trọng và là nhu cầu của rất nhiều người tham gia. Tuy nhiên mỗi sàn đều có sự đặc trưng riêng biệt về: giao diện, chính sách quản lý, chăm sóc khách hàng, hoa hồng, phụ phí…
Các sàn thương mại điện tử (e commerce) phổ biến ở VN
Sàn e commerce Shopee
Ra mắt gần 8 năm, tính đến thời điểm hiện tại Shopee đã đạt được rất nhiều thành tựu và có độ nhận diện thương hiệu cực cao tại thị trường Việt Nam. Từ một trang thương mại điện tử “non trẻ” giờ đây Shopee đã có bước tiến mới và trở thành “ông lớn” đi đầu trong lĩnh vực e commerce.
Shopee luôn đưa ra những chính sách marketing hiệu quả đánh đúng vào tâm lý người dùng Việt Nam (các chương trình khuyến mãi hàng tháng, freeship cho các đơn hàng có mức giá trên 50k, 100k,..). Nhờ thu hút được người dùng tại Việt Nam, kênh mua sắm này cũng đã nhận được một lượng lớn sự đầu tư từ các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
Tiki
Sau 10 năm có mặt trên thị trường, Tiki hiện nay đang nằm trong top 5 ông lớn e commerce. Trước đây sàn thương mại điện tử này được biết đến là một sàn thương mại bán sách trực tuyến.
Sau quá trình phát triển và nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng và yêu thích sách. Tiki đã mở rộng kênh bán hàng của mình sang nhiều mặt hàng khác như đồ gia dụng, thời trang, thiết bị điện tử,…
Hiện nay sàn e commerce này đang cung cấp hơn 10 triệu sản phẩm đến từ 26 ngành hàng khác nhau.
Sàn e commerce Lazada
Ra mắt vào năm 2012 đến nay với hơn 10 năm phát triển và hình thành. Sàn e commerce Lazada vẫn nhận được nhiều sự đón nhận của người dùng tại thị trường Việt Nam. Vào năm 2015 tập đoàn này đã được Alibaba mua lại nhờ đó mà sức tăng trưởng lúc bấy giờ ngày càng tăng cao.
Sendo
Sendo là sàn ecommerce trực thuộc quản lý bởi Công ty CP Công Nghệ Sen Đỏ, ra mắt vào năm 2012. Hiện nay Sendo đang là 1 trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam.
Sự khác biệt giữa E comerce với E-business
E-business sẽ mang tính chất rộng hơn E commerce vì tính hoạt động không chỉ bao hàm trên internet mà còn hoạt động trao đổi dịch vụ với khách hàng và hợp tác với những đối tác kinh doanh.
E-commerce được nhận định chỉ là một phần trong E-business. 2 khái niệm này góp phần bổ trợ lẫn nhau trong các hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số điều nhà quản trị cần biết để phân biệt giữa 2 khái niệm này:
-
E commerce (thương mại điện tử) là việc trao đổi thông tin và giao dịch kinh doanh dựa vào máy tính và mạng. Đó là việc trao đổi mua bán qua phương tiện kỹ thuật số.
-
E business là hoạt động bao gồm tiền và liên minh (giao dịch trong 1 tổ chức).
Các tính năng chính của một website thương mại điện tử
Xem hàng trực tuyến (Online shopping)
Mỗi sàn e commerce sẽ có giao diện tìm kiếm, duyệt tìm sản phẩm khác nhau thông qua website hoặc các ứng dụng (apps). Với hệ thống AI thông minh, các nền tảng sẽ luôn biết cách gợi ý cho bạn các sản phẩm phù hợp nhất dựa trên sở thích và lịch sử sử dụng nền tảng của bạn (xem sản phẩm nào lâu, phân vân giữa các sản phẩm nào…).
Mua hàng trực tuyến (Online purchase)
Mua hàng online đã từng có rất nhiều hạn chế trước khi thương mại điện tử và các website bán hàng được phổ biến. Các vấn đề lớn nhất chính là về: uy tín, chính sách mua hàng – đổi trả, vận chuyển, kể từ khi e commerce được phổ biến và giải quyết triệt để các vấn đề trên đã đem đến những lợi ích to lớn đến cho cả nhà bán hàng và người tiêu dùng.
Ngoài ra, nhờ e commerce mà các mặt hàng sản phẩm kỹ thuật số (digital product) như bán khóa học, bán e-book, file âm thanh, video… cũng có thể được thương mại hóa một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Vận chuyển (giao hàng – trả hàng)
Vận chuyển hàng hóa – đổi trả hàng hóa là những quy trình quan trọng không thể thiếu khi kinh doanh online giúp khách hàng tự tin hơn khi thanh toán đơn hàng vì được sàn thương mại điện tử đảm bảo và cam kết hoàn tiền, đổi trả nếu có vấn đề.
Đây là lợi thế giúp sàn e commerce thu hút được nhiều cá nhân bán hàng từ mạng xã hội tham gia sàn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là được hưởng các chính sách giao hàng bảo đảm.
Quản lý kho hàng
Công cụ quản lý kho hàng chuyên nghiệp là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp
- Cá nhân bán hàng nghiệp dư có thể phát triển mô hình kinh doanh và quản lý hàng hóa một cách chuyên nghiệp hơn, giảm tỉ lệ sai sót, tối ưu lợi nhuận.
- Nhà bán hàng chuyên nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhân lực và chi phí đầu tư cho một công cụ quan trọng không thể thiếu khi kinh doanh.
Khuyến mãi
Khuyến mãi là con bài kinh doanh không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào, mỗi sàn thương mại điện tử đều có thỏa thuận và chính sách hỗ trợ nhà bán hàng để đưa ra các mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng của họ (chính sách rẻ hơn hoàn tiền của shopee)
*Tuy nhiên chính sách này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, nhà bán hàng chuyên nghiệp có đăng ký thương hiệu, chứng từ đầy đủ
>>> Tham khảo: Dịch vụ thiết kế website thương mại điện tử (e-commerce)
Những hình thức hoạt động của E commerce
Thư điện tử
Đây là hình thức hoạt động rất phổ biến, được nhiều doanh nghiệp/ cơ quan áp dụng trong giao dịch E commerce.
Thanh toán điện tử
Là hình thức thanh toán thông qua các dịch vụ online dựa vào internet bao gồm nhiều linh vực: ví điện tử, thanh toán mua hàng, digital banking, FEDI (trao đổi dữ liệu điện tử tài chính).
Trao đổi dữ liệu điện tử
EDI (trao đổi dữ liệu điện tử) là việc trao đổi các dữ liệu giữa máy tính này qua máy tính khác theo một tiêu chuẩn đã được quy định về cấu trúc thông tin.
Truyền dung liệu
Là nội dung của hàng hóa số, có thể trao đổi thông qua hình thức trực tuyến. Giá trị của nó nằm chính ở nội dung đã có.
Các hình thức kinh doanh trong thương mại điện tử (e commerce)
Thương mại điện tử (e commerce) là nơi tập trung rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau vì nền tảng có thể đáp ứng rất tốt các quy trình quan trọng trong kinh doanh như hệ thống app mua hàng, hình thức thanh toán, vận chuyển…
Các mô hình hiện nay trong thương mại điện tử chính là:
- B2B (Business to Business):
là mô hình mua bán trao đổi
giữa các doanh nghiệp với nhau, hoặc là giữa nhà sản xuất với đại lý, nhà bán lẻ
- B2C (Business to Customer):
là mô hình mua bán
giữa nhà bán hàng và người tiêu dùng
. Khi bạn là doanh nghiệp bán hàng (có đầy đủ giấy tờ, chứng từ đăng ký) trên sàn bạn sẽ nhận được nhiều quyền lợi và ưu tiên hơn.
- C2C (Consumer To Consumer):
là mô hình giao dịch thương mại giữa người tiêu dùng với nhau dựa vào một bên thứ ba, giao dịch này thường dựa vào môi trường trực tuyến. Bên thứ ba này là các trang web làm trung gian để bán hàng hoặc đấu giá.
- C2B (Consumer To Business):
là mô hình người tiêu dùng sẽ tạo ra giá trị rồi bán lại giá trị đó cho các doanh nghiệp.
- B2E (Business To Employee):
là hình thức mà doanh nghiệp sẽ sử dụng mạng lưới nội bộ để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho nhân viên của mình.
- B2G (Business To Government):
là mô hình các doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm của mình cho các tổ chức của chính phủ quốc gia. Độ phức tạp của mô hình này sẽ cao hơn những mô hình phía trên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhiều kinh nghiệm và chính sách của nhiều nước.
- G2G (Government To Government):
là sự hợp tác giữa các cấp, ban ngành, tổ chức của chính phủ này với chính phủ khác không mang tính chất thương mại.
- G2B (Government To Business):
là việc tương tác trực tuyến, không mang tính thương mại giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, mô hình này được áp dụng bằng các chiến dịch truyền thông hoặc gửi thư trực tiếp.
- G2C (Government To Citizen):
được hiểu một cách đơn giản là việc cung cấp dịch vụ của chính phủ dành cho người dân.
Hiện nay ở VN có 3 loại mô hình kinh doanh chính trên thương mại điện tử chính là B2B, B2C, C2C.
Lợi ích của thương mại điện tử
Lợi ích của e commerce đối với các doanh nghiệp
Thương mại điện tử đem lại nhiều cơ hội và công cụ giúp các nhà bán hàng nhỏ lẻ và cả doanh nghiệp lớn có thể bán được nhiều sản phẩm hơn một cách tiết kiệm nhất:
- Mở rộng quy mô tiếp cận khách hàng đến vô hạn, không còn những giới hạn về khoảng cách địa lý hay vi trí của cửa hàng nữa, khách hàng có thể xem chi tiết từng thông số, hình ảnh về sản phẩm qua gian hàng của bạn.
- Giảm thiểu tối đa chi phí nhờ sử dụng hoàn toàn hệ thống vận hành của sàn có sẵn công cụ xử lý toàn bộ quy trình bán hàng từ quản lý kho đến thanh toán, vận chuyển.
- Có cơ hội mở rộng thương hiệu qua các sự kiện, chương trình khuyến mãi từ sàn e commerce thu hút lượng lớn người tiêu dùng.
Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng, dịch vụ E Commerce sẽ giúp họ:
- Không phải mất nhiều thời gian đi mua sắm, bạn chỉ cần ngồi ở nhà với chiếc điện thoại, máy tính lướt web là có thể lựa chọn được món đồ cho mình.
- Có thể thoải mái lựa chọn các mặt hàng, sản phẩm, so sánh giá cả giữa các nơi.
- Có shipper vận chuyển hàng hóa đến tận nhà mà không cần mất sức để khuân vác từ cửa hàng về nhà.
Vai trò của dịch vụ E-Commerce đối với xã hội
Đối với xã hội, dịch vụ E Commerce chính là phương thức kinh doanh hữu hiệu rất phù hợp với xu thế thị trường đang rất phát triển thời kỳ công nghệ 4.0.
Dịch vụ thương mại điện tử còn tạo nên một sân chơi mới cho các doanh nghiệp và yêu cầu họ phải biết nắm bắt, cải biến, đổi mới được phương thức kinh doanh và đặc biệt là khả năng cạnh tranh cao. Từ đó làm thúc đẩy được sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
Như vậy vai trò của thương mại điện tử đối với cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội là rất lớn. Tuy nhiên, cùng với đó là những thách thức lớn, cần phải thay đổi để mang đến hiệu quả cao. Cụ thể:
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước thường khó để xây dựng hay áp dụng các chính sách. Cỏn các cá nhân, tổ chức thường rất khó để xây dựng lòng tin giữa người mua và người bán. Người bán lo ngại vấn đề từ chối nhận hàng, “boom hàng”, nợ không trả tiền từ người mua còn người mua thì lo lắng về chất lượng sản phẩm bởi kẻ xấu lợi dụng…
Phía các doanh nghiệp cũng cần chú ý thay đổi cơ cấu, quy trình làm việc, nhân sự trong việc triển khai thương mại điện tử trong thời buổi này. Bởi không dễ để tạo dựng nền tảng công nghệ, vì vậy cần phải xây dựng một chiến lược phù hợp để cân đối cả kinh doanh e commerce và kinh doanh offline.
Dù cho E-commerce thu hút một lượng khách hàng lớn hoặc mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng mô hình này vẫn tồn tại những thách thức trong vấn đề quản lý.
Hạn chế của thương mại điện tử (E commerce) là gì?
-
Nhà bán hàng gặp nhiều khó khăn mỗi khi có sự thay đổi về chính sách hay thay đổi về mức phí, % hoa hồng… khiến cho lợi nhuận bị ảnh hưởng
-
Nếu bạn là nhà bán hàng nhỏ lẻ, không có đăng ký thương hiệu và không được chứng nhận là “cửa hàng chính hãng” (các chương trình lazada mall, shopee mall) thì sẽ bị hạn chế tiếp cận khách hàng hơn, và sẽ khó khăn hơn nữa khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn tham gia.
-
Chế độ hỗ trợ nhà bán hàng vẫn còn rất sơ sài, thường sẽ gặp nhiều bất lợi nếu có tranh chấp với người mua hàng.
-
Nếu bạn gặp vấn đề kỹ thuật hoặc gặp sự cố không thể tiếp tục bán hàng trên sàn nữa thì khách hàng cũ sẽ không biết tìm đến bạn như thế nào vì chính sách bảo mật thông tin nghiêm ngặt từ sàn.
Những lý do khiến bạn
bị knock out
tại sàn đấu
TMĐT cạnh tranh khốc liệt
Không đầu tư tốt cho hình thức
Hình thức đẹp, có tính thẩm mỹ cao là một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất. Với thói quen tiếp cận thông tin nhanh như hiện nay, chỉ trong vòng 2s nếu hình ảnh của bạn không gây được ấn tượng tốt thì rất dễ bị khách hàng lướt qua chứ đừng nói đến click vào và mua hàng.
Đầu tư tốt cho phần hình ảnh, bạn đã chiến thắng 60% nhà bán hàng thông thường khác chỉ dùng những tấm ảnh giống nhau (thường là ảnh có sẵn của sản phẩm, ảnh từ nhà bán khác)
Vậy thì làm sao để cải thiện?
-
Nếu không biết thiết kế thì bạn có thể thuê Designer Freelancer để có mức phí vừa phải hoặc công ty thiết kế nếu muốn sự chuyên nghiệp, chỉnh chu hơn.
-
Nhưng nếu bạn không có nhiều chi phí và muốn tự xử lý thì có thể sử dụng công cụ thiết kế đơn giản Canva
Khó tiến hành các chiến dịch marketing
Các hình thức trợ giá, Freeship từ sàn ngày càng ít và kém hấp dẫn hơn và nếu bạn không đăng ký thương hiệu hoặc đầu tư chi phí quảng cáo thì rất khó để tiếp cận được người mua hàng
Vì vậy bạn phải chủ động trong việc lên kế hoạch marketing, kết hợp nhiều kênh bán hàng để có chương trình hấp dẫn và tối ưu nhất. Các hình thức phổ biến và dễ tiến hành nhất chính là quảng bá qua mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube) hoặc xây dựng chiến dịch affiliate marketing để tiết kiệm chi phí hơn.
Không đủ chuyên môn quản lý tài chính và dòng tiền
Tài chính thường không được các nhà bán hàng bình thường quan tâm lắm vì họ chỉ muốn rằng hôm nay phải bán nhiều đơn hơn hôm qua và ngày mai nhiều hơn hôm nay. Đó là sai lầm khiến bạn khó có thể phát triển và thậm chí là lỗ nếu không cẩn thận trong tính toán. Vì kinh doanh trên sàn TMĐT hoàn toàn có khả năng bạn có hàng nghìn đơn hàng nhưng doanh thu lại … âm
Để quản lý tốt tài chính thì chỉ công cụ như phần mềm quản lý, excel thôi là không đủ, để phát triển ổn định và bền vững thì bạn cần tìm hiểu và học các kiến thức chuyên môn, hàn lâm.
Không tìm hiểu cách dùng công cụ theo dõi và đo lường dữ liệu
Học cách sử dụng công cụ theo dõi và đo lường dữ liệu, các con số này là một người bạn có thể cùng bạn xây dựng nên một kế hoạch marketing hiệu quả, tối ưu chi phí, target đúng mục tiêu đem lại doanh thu lớn.
Vì mỗi sàn TMĐT công khai dữ liệu khác nhau và công cụ cũng khác nhau nên bạn cần phải tham khảo và làm quen với tất cả các công cụ.
Khắc phục các hạn chế của sàn thương mại điện tử (e commerce) bằng giải pháp thiết kế website
- Giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thương hiệu của bạn ngoài nền tảng thương mại điện tử.
- Thu hút khách hàng quen thuộc mua hàng qua website giúp giảm chi phí hoa hồng.
- Có thể tiến hành nhiều chiến dịch digital marketing khác nhau: mở rộng nhận diện thương hiệu và có thể tăng traffic cho gian hàng trên các sàn e commerce.
- Giao diện chuyên nghiệp giúp thể hiện tốt nhất văn hóa doanh nghiệp và có khả năng dẫn dắt, thúc đẩy khách mua hàng, thực hiện chuyển đổi.
- Quản lý dòng tiền chủ động hơn, đơn giản hơn.