Thương mại điện tử là gì? Các chức năng của thương mại
Thương mại điện tử mở ra một kỷ nguyên mua sắm hiện đại và mới mẻ trong thời đại công nghệ số. Đây còn là giải pháp kinh doanh hiệu quả dành cho mọi doanh nghiệp.
Mục Lục
Thương mại điện tử là gì?
Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử có tên tiếng Anh là E-commerce được viết tắt bởi cụm từ Electronic Commerce. Đây là thuật ngữ kinh doanh chỉ quá trình giao dịch/trao đổi/mua bán hàng hóa qua môi trường Internet. Các sản phẩm của thị trường điện tử được giao dịch trên website hoặc ứng dụng di động. Lợi thế của thương mại điện tử so với các cửa hàng truyền thống là cho phép người dùng mua, bán sản phẩm ở bất cứ đâu vào mọi thời điểm.
Hiện tại, thương mại điện tử ngày càng phát triển và trở thành xu hướng kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Xu hướng này phổ biến một phần là do mạng Internet đã “ăn sâu” vào cuộc sống của con người. Khi các thiết bị điện tử thông minh ra đời, người dùng có thói quen “lướt mạng” mỗi ngày.
Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, quá trình trao đổi hàng hóa, giao dịch sản phẩm truyền thống bị ngưng trệ. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm và tiêu thụ sản phẩm ngày một cao hơn. Điều này cũng tạo cơ hội cho thương mại điện tử hoạt động mạnh mẽ và chiếm vị thế nhất định trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng.
10 loại hình thương mại điện tử cơ bản
B2B (Business to Business)
Đây là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là quá trình mua bán giữa: nhà sản xuất và người bán buôn, người bán buôn và người bán lẻ.
B2C (Business to Consumer)
B2C là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đây được xem là hình thức phổ biến nhất trong E-commerce. Ví dụ thực tế là việc bạn mua lẻ một gói mì hoặc gói kẹo đồng nghĩa với việc bạn đã tham gia vào loại hình B2C.
C2B (Consumer to Business)
Đây là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Loại hình này chỉ diễn ra khi người tiêu dùng có nhu cầu chuyển nhượng lại sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp.
C2C (Consumer to Consumer)
Đây là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa người tiêu dùng. Ví dụ thực tế của C2C là việc giao dịch các mặt hàng Second Hand. Các trang thương mại điện tử dành cho giao dịch này là: Shopee, Amazon, Ebay, Facebook.
C2G (Consumer to Government)
Đây là hình thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến trên thế giới, hiện tại cũng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. C2G được thực hiện khi người tiêu dùng có nhu cầu trả tiền: thuế, điện/nước, bảo hiểm,… qua nền tảng trực tuyến.
B2G (Business to Government)
Đây là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và Chính phủ. Thực chất, loại hình này là tập hợp con của B2B. Tuy nhiên, ở loại hình này, doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm cho các khu vực công, cơ quan nhà nước của chính phủ.
G2G (Government to Government)
Đây là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa Chính phủ với Chính phủ. Loại hình này được thực hiện khi các cơ quan chính phủ, ban ngành, tổ chức,… có nhu cầu giao dịch sản phẩm/dịch vụ với nhau qua hình thức trực tuyến và phi thương mại.
G2B (Government to Business)
Đây là hình thức giao dịch thương mại giữa Chính phủ với doanh nghiệp. Loại hình này được thực hiện khi cơ quan Chính phủ cung cấp thông tin cần thiết, tư vấn cho các doanh nghiệp theo hình thức trực tuyến, phi thương mại.
G2C (Government to Citizen)
Đây là loại hình hoạt động thông qua truyền thông giữa cơ quan Chính phủ với các công dân của mình.
Loai hình giao dịch này hoạt động chủ yếu trên các thiết bị di động như: smartphone, tablet. Hình thức hoạt động của M-commerce bao gồm: Mobile shopping (Mua sắm di động), Mobile banking (Ngân hàng di động) và Mobile payments (Thanh toán di động).
Các chức năng của thương mại điện tử
Thương mại điện tử không chỉ là xu hướng kinh doanh hiện đại mà còn mang đến những vai trò nhất định cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Xóa bỏ trở ngại về khoảng cách
Sự xuất hiện của thương mại điện tử mở ra cơ hội giao dịch xuyên lục địa. Giờ đây, những quan ngại về khoảng cách địa lý đã được khắc phục hoàn toàn. Doanh nghiệp không cần xây dựng nhiều chi nhánh tại các khu vực, quốc gia. Người tiêu dùng không cần đến tận cửa hàng mình ưa thích để mua sản phẩm.
Hiện tại, doanh nghiệp chỉ cần thiết lập một website đăng tải hình ảnh sản phẩm của mình, còn người dùng truy cập vào website ấy, chọn sản phẩm mình muốn mua, là quá trình giao dịch lập tức được khởi động.
Đặc biệt, bạn chỉ cần ngồi tại nhà vẫn có thể mua bán/trao đổi qua hình thức giao hàng tận nơi cả trong và ngoài nước.
Linh hoạt về mặt thời gian
Khi mua hàng trên các trang thương mại điện tử, người dùng có thể đặt hàng vào bất cứ khung giờ nào. Khác với các cửa hàng truyền thống chỉ hoạt động vào khoảng thời gian nhất định, cửa hàng trực tuyến hoạt động xuyên suốt 24/7 suốt 365 ngày kể cả ngày lễ/tết. Việc này không chỉ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mua hàng của người dùng, mà còn giúp doanh nghiệp tạo doanh thu trong suốt một năm.
Kiểm soát tốt hàng tồn kho
Hàng tồn kho là nỗi lo lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Những mặt hàng tồn đọng lâu ngày sẽ giảm chất lượng và rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, khi tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp không còn lo lắng về vấn đề này nữa.
Những công cụ trực tuyến giúp người bán hàng kiểm soát cực kỳ hiệu quả nguồn hàng của mình. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng thanh lý chúng mà vẫn thu được lợi nhuận. Ngoài ra, việc quản lý tốt nguồn hàng tồn đọng còn giúp bạn giảm chi phí vận hành đáng kể.
Tiết kiệm chi phí
Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp không cần chi tiền để thuê mặt bằng, nhân viên. Bạn chỉ cần nhập nguồn hàng và đăng hình ảnh của chúng lên website của mình hoặc các trang thương mại điện tử uy tín. Chỉ vậy thôi khách hàng vẫn sẽ tìm đến bạn nhanh chóng.
Đối với người dùng
Nhiều khách hàng lựa chọn mua sắm trực tuyến vì giá cả sản phẩm tương đối rẻ mà vẫn rất chất lượng. Hiện tại, các trang thương mại điện tử thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi vào đầu tháng. Vậy nên, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội mua được sản phẩm tốt với giá cực “hời”.
Chuyển đổi số và sự phát triển của công nghệ, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích nghi nhanh chóng. Thay vì kinh doanh theo mô hình truyền thông, tại sao doanh nghiệp không mở rộng giao dịch của mình sang thị trường trực tuyến? Hãy bước ra khỏi vùng an toàn bức phá sang một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ, chắc chắn thành công sẽ mỉm cười với bạn!
Những câu hỏi thường gặp về thương mại điện tử
Thương mại điện tử hoạt động như thế nào?
Thương mại điện tử hoạt động với một số hình thức phổ biến sau:
Thư điện tử
Thanh toán điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử
Truyền dung liệu
Mua bán hàng hóa hữu hình
Đầu tư thương mại điện tử có tốn kém nhiều không?
Thực chất, đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào cũng tốn kém. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn kết quả đầu tư mang lại kết quả cao, đầu tư nhiều kinh phí ban đầu là điều thiết yếu. Tuy nhiên, khi bạn đầu tư vào thương mại điện tử, lợi nhuận thu lại sẽ cao hơn nhiều lần so với chi phí bạn bỏ ra ban đầu, nếu bạn biết đầu tư đúng cách.
Kinh doanh thương mại điện tử bảo mật tốt không?
Độ bảo mật của các trong kinh doanh thương mại điện tử phụ thuộc vào chi phí bạn chi trả. Cấp độ bảo mật càng hiệu quả, an toàn thì phí bảo mật càng cao và ngược lại. Nếu doanh nghiệp có ý định đầu tư nghiêm túc vào lĩnh vực này vậy hãy áp dụng cấp độ bảo mật tối ưu nhất.
PSP là gì trong thương mại điện tử?
Đây là từ viết tắt của Processing Service Provider, đây được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: [email protected]
- Website: www.tino.org