Thương hiệu và sản phẩm có mối quan hệ như thế nào? –
5/5 – (1 bình chọn)
Một trong những điều kiện để lưu hành sản phẩm trên thị trường là sản phẩm đó phải có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng. Nhưng không phải xây dựng thương hiệu là có được thương hiệu mạnh trong tâm trí khách hàng, mà thương hiệu chỉ tồn tại khi và chỉ khi được người tiêu dùng xác nhận. Do vậy, nhắc đến sản phẩm là nhắc đến thương hiệu. Vậy sản phẩm và thương hiệu có mối quan hệ như thế nào? Thương hiệu và sản phẩm cái nào quan trọng hơn?
Sản phẩm và thương hiệu cái nào có trước?
Có quan điểm cho rằng lúc khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến sản phẩm. Nếu sản phẩm tốt thì người tiêu dùng sẽ yêu mến và lựa chọn, khi đó “tự nhiên” thương hiệu lớn lên. Và quan điểm này chứng minh bằng các câu chuyện thương hiệu Việt Nam như Thái Tuấn, Đồng Tâm, hay Kinh Đô,… Trước đây các thương này tập trung cho sản phẩm rồi sau đó tự nhiên thương hiệu được xây dựng. Quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương” như vậy chỉ còn là quá khứ…. Thật ra, trong quá trình phát triển thương hiệu, chủ thương hiệu Thái Tuấn hay Kinh Đô không chỉ quan tâm đến sản phẩm, mà quan tâm đến hầu hết các yếu tố để làm nên bản sắc thương hiệu để thương hiệu sống tốt trong tâm trí khách hàng.
Khi làm thương hiệu chủ thương hiệu nên hiểu rằng cơ sở của thương hiệu là sản phẩm, có nghĩa là cần đầu tư cho sản phẩm, vì sản phẩm tồi tệ là cách nhanh nhất để làm mất thương hiệu trên thị trường. Nhưng sản phẩm không phải là tất cả. Do vậy khi xây dựng thương hiệu, người lãnh đạo quan tâm đến tất cả các vấn đề của doanh nghiệp chứ không chỉ quan tâm đến sản phẩm, và trong đó đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người.
Mối quan hệ giữa sản phẩm và thương hiệu?
Thương hiệu là hình ảnh và nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Thương hiệu một tổng thể bao gồm các yếu tố nhận diện, đánh giá chất lượng về sản phẩm.
Qua thương hiệu, khách hàng sẽ nhận biết được các sản phẩm khác nhau. Tính năng chính của thương hiệu là để nhận biết các sản phẩm với nhau.
Giá trị cũng thương hiệu là một phần của giá trị sản phẩm. Giá trị sản phẩm không chỉ ở chất lượng mà còn ở thương hiệu tích lũy. Giá trị này thường tăng theo thời gian dựa trên uy tín của doanh nghiệp.
Thương hiệu và sản phẩm khác nhau như thế nào?
Từ phân tích trên ta có thể thấy thương hiệu là khái niệm để chỉ các đặc điểm nhận diện, đánh giá của người tiêu dùng. Còn sản phẩm là kết quả khách hàng trực tiếp sử dụng và chịu chi tra chi phí cho nó.
Sản phẩm với thương hiệu cái nào quan trọng hơn?
Cả thương hiệu và sản phẩm đều quan trọng. Nếu chỉ có thương hiệu mà không có sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ không thể mang về lợi ích kinh tế cho mình. Nhưng nếu chỉ có sản phẩm mà không có thương hiệu thì giá trị sản phẩm sẽ vô cùng thấp.
Vì vậy, giữa thương hiệu với sản phẩm phải có sự dung hòa. Thương hiệu cần làm tốt vai trò của mình trong hoạt động nâng cao hình ảnh sản phẩm. Mặt khác, sản phẩm cũng cần đảm bảo chất lượng tương xứng với thương hiệu mình thể hiện.
Khách hàng mua sản phẩm hay mua thương hiệu?
Khách hàng thường mua thương hiệu và dùng sản phẩm. Thương hiệu là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khi chọn mua sản phẩm.
Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng thì sản phẩm mới là yếu tố quyết định. Do vậy, xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm là luôn hướng đi bền vững mà các doanh nghiệp lựa chọn.
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:
1900 6198
, E-mail: