Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Tại sao lại đánh thuế cao hàng xa xỉ?

Thưa luật sư, cho tôi hỏi, tại sao nhà nước lại đánh thuế rất cao những thiết bị như: Điện thoại, tivi, xe hơi hay những thiết bị công nghệ tương tự đó? Nếu muốn phát triển nhanh chẳng phải trang bị nhiều thứ đó sao? Tôi xin cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì ?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc loại thuế gián thu và mức thuế thu thường rất cao nên có khả năng tác động tới việc sử dụng thu nhập vào tiêu dùng của dân cư.

 

2. Lịch sử phát triển của thuế tiêu thụ đặc biệt

Trước cải cách thuế năm 1990, ở Việt Nam thuế tiêu thụ đặc biệt (gọi là thuế hàng hóa) và chỉ áp dụng đối với thành phần kinh tế tập thể, cá thể.

Hàng hóa, dịch vụ cần điều tiết tiêu dùng phụ thuộc vào chính sách tiêu dùng, chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Hàng hóa, dịch vụ cần thiết điều tiết tiêu dùng được Nhà nước quy định trong danh mục hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và có thể thay đổi trong từng thời kì, Ví dụ: Theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990, các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm: Thuốc hút, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã. Theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được thông qua ngày 20.5.1998, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm: thuốc lá điếu các loại, rượu, bia, ôtô các loại dưới 24 chỗ ngồi, xăng các loại, napta (napphiha), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng, điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, bài lá, vàng mã, hàng mã, dịch vụ kinh doanh, vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh casino, trò chơi bằng máy jăcput (Jackpot); kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe, kinh doanh gôn (golf). Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành năm 2003, danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung thêm hoạt động kinh doanh xổ số.

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế và thuế suất. Nhà nước thu thuế tiêu thụ đặc biệt theo tỈ lệ phần trăm (%) tính trên trị giá chịu thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Trong lịch sử, thuế tiêu thụ đặc biệt đã xuất hiện từ rất sớm. Từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, các loại thuế đánh vào việc tiêu dùng hàng hoá như thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu (thuế nhập khẩu) và thuế tiêu thụ đặc biệt đã được áp dụng. Tuy nhiên, xét về phưomg diện tạo thu nhập cho nhà nước vào thời kì đó, thuế tiêu thụ đặc biệt không có vai ưò quan trọng bằng thuế nhập khẩu.

Cùng với thời gian, vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt ngày càng được coi ữọng. Các quốc gia đã xem loại thuế này như một công cụ cần thiết nhằm tạo lập và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ở Mỹ, ba năm sau khi Quốc hội Mỹ được trao quyền thu thuế từ công dân Mỹ, năm 1792, sắc thuế đầu tiên được ban hành chính là thuế tiêu thụ đặc biệt, đánh vào rượu whisky. Ở úc, để tăng thu cho ngân sách nhà nước, năm 1824, chính quyền New South Wales đã đặt ra hai thứ thuế là thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, cùng đánh vào các mặt hàng: rượu, bia, thuốc lá sợi, xì gà và thuốc lá điếu. Đây là hai sắc thuế đem lại nguồn thu quan trọng nhất cho chính quyền thuộc địa trong suốt thế kỉ XIX.

Ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa vào áp dụng từ năm 1990. Trước năm 1990, ở Việt Nam, loại thuế đánh vào những hàng hoá không thiết yếu gọi là thuế hàng hoá quy định trong Điều lệ thuế hàng hoá, ban hành kèm theo Quyết nghị số 487-NQ/QHK4 ngàỵ 26/9/1974. Các mặt hàng chịu thuế là hàng hoá do khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sản xuất và một số mặt hàng nhập cảnh theo người hoặc nhập cảnh dưới hình thức quà biếu, tặng phâm. So với đôi tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, đối tượng chịu thuế hàng hoá theo Điều lệ thuế hàng hoă rộng hơn nhiều (xem Danh mục hàng hoá chịu thuế trong biểu thuế hàng hoá ban hành kèm theo Quyết nghị số 487- NQ/QHK4).. Đạo luật đầu tiên về thuế tiêu thụ đặc biệt này đánh vào sáu mặt hàng sản xuất trong nước là: thuốc hút, rượu, bia, pháo, bài lá và vàng mã. Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1993 đã thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xụống còn 4 loại hàng hoá.chịu thuế là thuốc lá điếu, rượu, bia và pháo.

Lần sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm 1995 đánh dấu bước phát triển trong quá ữình hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thể hiện ở chỗ đạo luật này đã mở rộng diện các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đánh vào không chỉ những hàng hoá sản xuất trong nước mà còn đánh vào cả hàng hoá nhập khẩu. Cụ thể, theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1995, các mặt hàng chịu thuế gồm: thuốc lá đỉếu, rượu, bia, pháo, xăng và ô tô nhập khẩu từ 24 chỗ ngồi trở xuống. Xăng và ô tô nhập khẩu từ 24 chỗ ngồi ưở xuống là những mặt hàng mới được đưa vào danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào ô tô nhập khẩu nói trên phần nào phản ánh chính sách bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này.

Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII về việc mở rộng diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc tăng mức thuế đối với những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng, đồng thời để phối hợp đồng bộ với Luật thuế giá trị gia tăng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1999, ngày 20/5/1998, Quốc hội đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới thay thế Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đậc biệt năm 1993 và năm 1995.

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 được xây dựng trên cơ sở xem xét các yếu tố khách quan có khả năng ảnh hưởng tới riền sản Xuất trong nước và tổng thu ngân sách nhà nước. Hai yếu tố có tác động lớn tới những thay đổi chủ yếu của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 là việc đưa Luật thuế giá trị gia tăng vào áp dụng trong thực tiễn và sự kiện Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

Thứ nhất, bắt đầu từ ngày 01/01/1999, thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thay thế thuế doanh thu dẫn đến chi phí cho nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên. Điều đó được lí giải bởi thuế giá trị gia tăng đầu vào của nguyên vật liệu sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lớn hơn thuế doanh thu phải nộp theo Luật thuế doanh thu trước đây. Do vậy, cần phải giảm bớt thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt để không ảnh hưởng lớn tới giá cả của mặt hàng chịu thuế.

Thứ hai, ttong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, từ đó làm giảm số thu ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu. Để đảm bảo tổng thu ngân sách nhà nước không bị ảnh hưởng, cần phải lấy lại số thu đáng lẽ có thể huy động được từ thuế nhập khẩu nếu không sửa đổi Luật thuế xuất, nhập khẩu. Mở rộng diện hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đậc biệt là giải pháp khả thi và các nhà làm luật đã lựa chọn phương án này.

 

3. Bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là gì ?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ tại. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.

Theo Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi 2014 định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

“1. Hàng hóa:

a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

b) Rượu;

c) Bia;

d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

e) Tàu bay, du thuyền;

g) Xăng các loại;

h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

i) Bài lá;

k) Vàng mã, hàng mã.

2. Dịch vụ:

a) Kinh doanh vũ trường;

b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

d) Kinh doanh đặt cược;

đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

e) Kinh doanh xổ số.”

 

4. Giải thích nguyên nhân đánh thuế tiêu thụ đặc biệt ?

Như câu hỏi bạn đưa ra là nhà nước đánh thuế rất cao với những mặt hàng như điện thoại, tivi, xe hơi hay những thiết bị công nghệ cao và bạn có hỏi rằng “Nếu muốn phát triển nhanh chẳng phải trang bị nhiều thứ đó sao?”. Thực chất việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với những hàng hóa như Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi 2014 trong đó có bao gồm những mặt hàng bạn đưa ra, để giải thích cho việc đánh giá cao này có thể bởi các lý do sau:

– Nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách một cách công bằng hợp lý: ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó. Hàng hóa bạn đưa ra này tuy là hàng hóa hiện đại cũng đánh dấu sự phát triển của kinh tế đất nước nhưng hàng hóa đó có nhiều thành tố cấu tạo nên sản phẩm thuộc đối tượng độc hại, rất khó phân hủy sau khi sử dụng như vậy sản phẩm có chứa những chất có hại đó sẽ phải chịu phí cao.

– Nhà nước thực hiện chức năng hướng dẫn, điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, ưu thông và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu xã hội thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước một cách tập trung, chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này. Do đó, hàng hóa như ô tô, xe máy cao cấp cũng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thể được giải thích theo khía cạnh khác là những hàng hóa này được xếp vào hàng hóa xa xỉ và chưa thực sự cần thiết khi sử dụng tại Việt Nam và thực trạng giao thông cũng chưa có sự phát triển tương xứng để đáp ứng nhu cầu sử dụng này, nên cần có sự hạn chế sử dụng tránh các hệ lụy dẫn đến khi sử dụng phương tiện này quá nhiều dẫn đến ùn tắc giao thông.

– Nhà nước thu thuế tiêu thụ đặc biệt cao với hàng hóa bạn đề cập cũng nhằm mục đích để đảm bảo nguồn thu Ngân sách Nhà nước.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.