Thuế tài nguyên là gì? Phân biệt thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường
Thuế tài nguyên là một loại thuế góp phần quan trọng vào sự vững mạnh của nguồn ngân sách quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú, các hoạt động khai thác cũng diễn ra sôi động. Bởi vậy các quy định về thuế tài nguyên được Chính phủ ban hành với mục tiêu quản lý và kiểm soát hoạt động khai thác được hiệu quả.
1. Khái niệm thuế tài nguyên là gì?
Thuế tài nguyên được phát sinh khi diễn ra hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là một loại thuế gián thu, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chịu thuế phải thực hiện nộp đầy đủ cho cơ quan quản lý Nhà nước.
So với các loại thuế khác, thuế tài nguyên có một số đặc điểm riêng biệt sau:
-
Thuế tài nguyên được tính vào sản lượng và giá trị tài nguyên khai thác, không phụ thuộc vào mục đích.
-
Thuế tài nguyên được tính vào giá bán tài nguyên cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc các sản phẩm được tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị tính thuế do cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh khác sản xuất.
2. Mặt hàng, lĩnh vực bị tính thuế tài nguyên
Căn cứ theo Luật Thuế tài nguyên 2009 và Thông tư 152/2015/TT-BTC thì mặt hàng, lĩnh vực bị tính thuế tài nguyên là toàn bộ các hành vi liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Chi tiết các loại tài nguyên thiên nhiên sau sẽ nằm trong danh sách chịu thuế:
-
Tài nguyên Khoáng sản kim loại
-
Tài nguyên Khoáng sản không kim loại
-
Tài nguyên của rừng tự nhiên, không bao gồm các loại động vật và thực vật được Nhà nước cho phép người dân nuôi trồng trong khu vực quy định.
-
Tài nguyên Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật
-
Tài nguyên Nước thiên nhiên gồm cả nước mặt và nước dưới đất; trừ nguồn nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy
-
Tài nguyên Yến sào thiên nhiên; trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác
-
Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
3. Đối tượng nộp thuế tài nguyên
Người nộp thuế tài nguyên được quy định cụ thể trong một số trường hợp sau:
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản: người nộp thuế là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Lưu ý:
-
Nếu doanh nghiệp, tổ chức cá nhân được cấp phép được phép hợp tác, liên kết với những đơn vị, cá nhân, tổ chức khác thì người nộp thuế sẽ được xác định theo thỏa thuận của 2 bên thông qua một văn bản quy định riêng.
-
Nếu doanh nghiệp, tổ chức cá nhân được cấp phép có văn bản bàn giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện hoạt động khai thác thì mỗi đơn vị nhận bàn giao sẽ có trách nhiệm nộp thuế riêng.
Người nộp thuế là các doanh nghiệp liên doanh khai thác
Trong trường hợp cả bên Việt Nam và nước ngoài cùng tham gia hợp tác kinh doanh khai thác thì 2 bên phải có trách nhiệm xác định cụ thể người nộp thuế trong hợp đồng hợp tác.
Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công mà trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên.
Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nước từ công trình thủy lợi
Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ thì tổ chức giao bán sẽ là người phải kê khai và nộp thuế.
4. Thuế tài nguyên được tính như thế nào
Thuế tài nguyên được xác định phụ thuộc vào sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.
Thứ hai, xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ
=
Sản lượng tài nguyên tính thuế
x
Giá tính thuế đơn vị tài nguyên
x
Thuế suất thuế tài nguyên
Trường hợp mức thuế tài nguyên được cơ quan nhà nước ấn định mức đóng trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ
=
Sản lượng tài nguyên tính thuế
x
Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác
5. Phân biệt thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường
5.1. Giống nhau:
-
Thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường đều là thuế gián thu. Người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
-
Mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh đánh thuế đều là các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động gây ra tác động xấu tới môi trường thiên nhiên.
5.2. Khác nhau:
-
Mục đích:
– Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên sau khi được truy thu vào ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng với mục đích bảo vệ, phục hồi và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia.
– Thuế bảo vệ môi trường: dùng để bù đắp cho các hoạt động chi tiêu xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống thân thiện và an toàn cho công dân.
-
Mặt hàng, lĩnh vực chịu thuế
– Các mặt hàng, lĩnh vực chịu Thuế tài nguyên: Chi tiết tại mục 2 của bài viết.
– Các mặt hàng, lĩnh vực chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
Nhóm 1: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; Nhiên liệu bay; Dầu diezel; Dầu hỏa; Dầu mazut; Dầu nhờn; Mỡ nhờn.
Nhóm 2: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến Than đá (Than nâu; Than an-tra-xít; Than mỡ; Than đá khác)
Nhóm 3: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC)
Nhóm 4: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
Nhóm 5: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
-
Tính chất
– Thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên. Được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên.
– Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.
-
Đối tượng nộp thuế
– Đối với thuế tài nguyên: Đối tượng nộp thuế được nêu rõ tại mục 3 của bài viết.
– Đối với thuế bảo vệ môi trường: các tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu hoặc sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Căn cứ theo hệ thống pháp luật Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm đóng nộp đầy đủ rất nhiều loại thuế. Bởi vậy công việc của một kế toán Thuế trong doanh nghiệp rất phức tạp và quan trọng. Việc áp dụng phương pháp tính toán và xử lý thủ công sẽ tồn động nhiều sai phạm gây ra những tổn thất nghiêm trọng về tài chính và thời gian. Hiện nay hầu hết doanh nghiệp đều lựa chọn giải pháp ứng dụng một phần mềm kế toán phù hợp để hỗ trợ cho công việc Kế toán thuế đạt hiệu quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
>> Cách hạch toán thuế môn bài chính xác theo quy định
>> Giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể BRAVO 8R3 (ERP-VN)
Đăng ký trải nghiệm và nhận báo giá