Thuế tài nguyên là gì ? Quy định về thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là thuế thu trên trị giá tài nguyên thiên nhiên mà tổ chức, cá nhân khai thác thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản của thuế tài nguyên và lịch sử hình thành chế định thuế này tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
- 1. Lịch sử phát triển chính sách thuế tài nguyên ở Việt Nam
1. Lịch sử phát triển chính sách thuế tài nguyên ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước cải cách hệ thống pháp luật thu nhân sách nhà nước (năm 1990) không có thuế tài nguyên. Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, có địa điểm cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, tổ chức cá nhân trong nước hay nước ngoài có khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đều có nghĩa vụ đến nộp thuế tài nguyên.
Theo quy định của pháp luật phạm vi áp dụng thuế tài nguyên bao gồm: khoáng sản kim loại (sắt, kẽm, chì…), than mỏ, than bùn, dầu mỏ khí đốt, khoáng sản không kim loại (đá nung vôi, đất làm gạch, cát làm thủy tinh…), sản phẩm rừng tự nhiên (các loại gỗ, tre, nứa, các đặc sản dược liệu như trầm hương, hồi, quế, chim, thú quý…), thủy sản tự nhiên (thủy sản trên sông ngòi, hồ tự nhiên, thủy sản biển, tổ yến, đổi mồi…), nước dùng cho sẵn xuất thủy điện và các loại tài nguyên khác. Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất.
2. Khái niệm và bản chất của thuế tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản quý giá của quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí. Đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dôi dào, phong phú, nếu được quản lí khai thác, sử dụng hiệu quả thì nó sẽ là nguồn lợi lớn và lâu dài cho sự phát triển của quốc gia đó. Ngược lại, nếu việc quản lí, khai thác, sử dụng tài nguyên bừa bãi, lãng phí sẽ gây ra hậu quả xấu không chỉ cho sự phát ttiển kinh tế mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sổng của quốc gia đó. Để bảo đảm cho việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả, tránh việc khai thác, sử dụng bừa bãi, lãng phí, gây ảnh hưởng đến môi trường sống, các quốc gia thường sử dụng nhiều công cụ và biện pháp quản lí khác nhau, trong đó có việc đánh thuế vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Trước năm 1990, Nhà nước Việt Nam chưa có chế độ thu thống nhất đối với hoạt động khai thác tài nguyên. Do đó, về mặt tài chính, Nhà nước không tập trung được hết các nguồn thu về khai thác tài nguyên cho ngân sách nhà nước. Chẳng hạn, các tổ chức, cá nhân khai thác sản phẩm của rừng tự nhiên thực hiện chế độ nộp tiền nuôi rừng; tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên khác thì thực hiện chế độ nộp tiền khai thác tài nguyên… Để khắc phục tình trạng hên, ngày 30/3/1990 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế tài nguyên với mục đích góp phần khuyến khích việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả, hướng dẫn sử dụng tài nguyên theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước. Đồng thời, đảm bảo cho ngân sách nhà nước có nguồn thu ổn định để thực hiện các biện pháp bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, góp phần bảo đảm tính công bằng giữa các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác trong nền kinh tế.
Sau hơn 8 năm thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990, về cơ bản đạt được các mục tiêu đặt ra, tuy nhiên Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990 cũng đã bộc lộ những bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Ngày 16/4/1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi để thay thế Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990. Ngày 22/11/2008, Ưỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 07/2008/PL-UBTVQH sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên trên.
Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã ban hành Luật thuế tài nguyên, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010 để thay thế cho các pháp lệnh thuế tài nguyên trước đây. Ngày 26/11/2014, Quốc hội ban hành Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Trên cơ sở Luật thuế tài nguyên đã được ban hành, ngày 14/5/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên. Bộ tài chính ban hành Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP cùa Chính phủ… Ngoài ra, để điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế tài nguyên, Nhà nước còn ban hành các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác để điều chỉnh quan hệ thuế này cho phù hợp như Luật dầu khí…
Theo pháp luật hiện hành, thuế tài nguyên được hiểu là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia của các tổ chức, cá nhân khai thác nhăm khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bào đảm cho ngân sách nhà nước có nguồn thu để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên.
Xét về bản chất, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu. Tuy nhiên, nó mang tính chất là một khoản thu về chuyển nhượng tài nguyên thiên nhiên quốc gia mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên, tương tự như trường hợp cơ sở kinh doanh phải ưả tiền mua các loại tài nguyên khác về để sản xuất, kinh doanh.
Luật Minh KHuê (biên tập)