Thuế là gì? Đặc điểm và phân loại thuế – dhtax.com.vn – Công ty DHTax
Bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng phải có nghĩa vụ đóng thuế, đây là nguồn tài chính chủ yếu của nhà nước. Thuế là một công cụ mà nhà nước sử dụng để quản lý đất nước. Khái niệm về thuế cũng có thể đơn giản là việc các cá nhân, tổ chức phải trích tiền ra đóng góp vào ngân sách quốc gia. Để có thể hiểu rõ hơn về thuế thì bạn có thể tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể biết chính xác về thuế để có thể thực hiện đúng đắn nghĩa vụ của công dân.
Khái niệm về thuế
Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước. Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với Nhà nước (có thể nói thuế là tiền mà mỗi công dân đóng vào đó để cùng nhau xây dựng đất nước). Tùy vào mỗi quốc gia mà các quy định về thuế sẽ khác nhau
Đặc điểm của Thuế
Tính bắt buộc: Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc: Vì thuế là nguồn thu chính của nhà nước và nhà nước dùng số tiền đó cho việc cung cấp cho các lợi ích cho quốc gia như các cơ sở vật chất, quốc phòng, pháp luật, y tế, môi trường,…để phục vụ cho người dân. Tính bắt buộc để đảm bảo rằng mọi công dân phải đóng thuế. Tính bắt buộc xuất phát từ việc nhà nước là người cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng ấy, nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để nhân dân phải nộp thu. Đây là nghĩa vụ của mỗi công dân và đã được ghi nhận trong hiến pháp của mỗi quốc gia.
Tính chất không hoàn trả trực tiếp: Nghĩa là công dân sẽ không được nhà nước trả trực tiếp lại số tiền mà mình đã đóng, nhưng công dân sẽ được nhận lại gián tiếp qua việc được hưởng các dịch vụ công cộng mà nhà nước sử dụng tiền thuế để tạo ra. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế. Các cá nhân, tổ chức đã nộp thuế cho nhà nước cũng không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Nhưng công dân có quyền nêu ý kiến của mình nếu số tiền thuế đóng quá cao mà trong khi đó mà nhận lại từ các dịch vụ quá thấp, nhân dân cũng có thể kiểm tra việc chi tiêu của ngân sách nhà nước thông qua đại biểu của họ ở các cơ quan đại diện
Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao: Được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật. Các luật thuế sẽ do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành tránh việc thu thuế tùy tiện. Ví dụ như khoản 4 điều 84 của Hiến pháp Việt nam 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) có quy định rằng chỉ có Quốc Hội mới có quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các thứ thuế.
Phân loại thuế
Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:
Phân loại theo đối tượng chịu thuế.
Căn cứ vào đối tượng chịu thuế có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau:
1. Thuế thu nhập
Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần…
Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau : Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Thuế tiêu dùng
Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…
3. Thuế tài sản
Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản.Bao gồm ,thuế bất động sản là thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định,thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính
Phân loại thuế theo tính chất:
Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được quy định nộp thuế. Đây là loại thuế mà người nộp thuế chính là người chịu thuế và họ không có khả thu hồi lại tiền thuế. Ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất …
Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá khi nó lưu chuyển trên thị trường, là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế, nó được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà cá nhân người dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế gián thu là người đóng thuế hộ người tiêu dùng. Ví dụ: V.A.T,…
Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế:
– Thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Thuế đánh vào sản phẩm.
– Thuế đánh vào thu nhập.
– Thuế đánh vào tài sản.
– Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Chức năng của thuế:
Là nguồn lực tài chính cho nhà nước: Đây là chức năng dễ thấy nhất của thuế, thuế là nguồn thu quan trọng nộp vào ngân sách nhà nước. Nhà nước sử dụng tiền để có thể giúp phát triển đất nước, chi tiêu vào những mục đích và lợi ích của quốc gia. Thuế là nguồn lực tài chính của quốc gia và đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước
Chức năng điều tiết kinh tế: Thuế có vai trò rất lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, có nhiệm vụ tạo được sự công bằng trong kinh doanh. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ đóng một mức thuế khác nhau tùy thuộc vào quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, Bên cạnh đó nhà nước có thể hỗ trợ nhiều doanh nghiệp mới bằng cách hoàn lại thuế, giảm thuế và cả hỗ trợ. Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Tài chính – Thuế DHTax
Add: 185 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0909 854 850
Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.