Thuế giá trị gia tăng là gì? Ví dụ và cách tính thuế giá trị gia tăng?
Hầu hết hàng hóa, dịch vụ đều chịu thuế giá trị gia tăng với mức 10% hoặc 5%. Vậy, thuế giá trị gia tăng là gì? Ai là người phải nộp thuế giá trị gia tăng? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dừa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.
Mặc dù vậy, không phải bất cứ ai cũng đều hiểu rõ về khái niệm cụ thể, đầy đủ về thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính loại thuế giá trị gia tăng ra sao? Hay những đặc điểm, đối tượng theo quy định cần phải nộp và mức nộp của loại thuế này?
Chính vì vậy, trong bài viết này Luật Minh Khuê sẽ cung cấp tất cả thông tin vè thuế giá trị gia tăng cho bạn đọc tham khảo.
Mục Lục
1. Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:
” Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng hiện hành thì khái niệm về thuế giá trị gia tăng được hiểu như sau:
– Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.
– Thuế giá trị gia tăng không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ hay sản phẩm mà chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm đó mà thôi.
2. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Ngoài đặc điểm của thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng thu đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm như đã nêu ở trên thì thuế giá trị gia tăng còn có một điểm đặc trưng đó là:
– Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế gián thu.
– Tức là, loại thuế này sẽ được cộng vào chung với giá bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và khi sử dụng hay tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng sẽ là đối tượng chi trả thuế giá trị gia tăng này.
Tuy nhiên, người trực tiếp tiến hành, thực hiện trách nhiệm đóng thuế đối với nhà nước lại không phải là người tiêu dùng mà chính là cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất ra các dịch vụ hàng hòa trên.
3. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
– Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề thuế có thể kể đến như là: Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất những dịch vụ, hàng hóa hoặc là hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu các mặt hàng nằm trong nhóm đối tượng phải chịu thuế.
– Cũng dựa theo các quy định của luật thuế hiện hành thì hầu như những sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng trong đời sống thường ngày thì đều thuộc đối tượng phải chịu thế giá trị gia tăng.
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai; tính nộp thuế giá trị gia tăng.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
– Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua hàng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu. Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế gia tăng riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng ở nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Lưu ý: Người nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú hoạt động kinh doanh là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả cá lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm một số trường hợp sau:
– Hành nghề độc lập trong lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy chứng chỉ hành nghề theo quy định của Pháp luật.
– Làm đại lý bán đúng giá đối với dại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
– Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
– Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện miễn thuế.
Người nộp thuế là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống. hay nói cách khác, cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu trong một năm dương lịch > 100 triệu đồng.
4. Ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng
– Thuế giá trị gia tăng có ý nghĩa trong việc điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
– Đây là một khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước, tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định trong Ngân sách nhà nước.
– Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn.
– Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào có tác dụng khuyến khích hiện đại hóa, chuyên môn hóa sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.
5. Cách tính thuế giá trị gia tăng
Cụ thể về cách tính thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng chịu thuế là doanh nghiệp như sau:
Trong luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, có quy định rõ rằng: Để tính được thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp đó là phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng và phương pháp khấu trừ thuế.
Bên cạnh đó pháp luật cũng hưỡng dẫn chi tiết cách tính thuế giá trị gia tăng đối với từng phương pháp nhất định.
– Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng
+ Đối tượng áp dụng ở đây đó chính là các hợp tác xã hay các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng trong 1 năm; người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh và có doanh thu tại nước ta trong trường hợp chưa hoàn thiện đầy đủ các chế độ về chứng từ, hóa đơn hoặc kế toán; ngoài ra còn có cá nhân, hộ kinh doanh,…
+ Cách tính cụ thể:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó, quy ddihj về tỷ lệ % đó là:
Cung cấp và phân phối hàng hóa: 1%
Dịch vụ xây dựng nhưng không bao thầu nguyên – vật liệu: 5%
Các dịch vụ liên quan đến vận tải, sản xuất có gắn với những hàng hóa phục vụ hoạt động xây dựng có kèm theo bao thầu nguyên – vật liệu: 3%
Những hoạt động kinh doanh khác: 2%
– Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng
+ Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng này đó chính là những cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện về chứng từ, hóa đơn hay chế độ kế toán,… theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh trên còn phải có thêm điều kiện là có doanh thu từ 01 tỷ đồng trở lên trong một năm.
Không áp dụng phương pháp tính thuế này đối với cá nhân hoặc hộ kinh doanh.
+ Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi đã được khấu trừ.
6. Mức nộp thuế giá trị gia tăng
– Mức nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của Pháp luật về thuế thì sẽ tùy vào đối tượng và hàng hóa hay dịch vụ phải chịu thuế mà có mức nộp khác nhau.
– Ví dụ cụ thể như là:
Khi nhập khẩu điều hòa công suất 20.000 BTU, giá trị 200 USD 01 bộ
Theo quy định về mức thuế giá trị tăng áp dụng trong trường hợp này là 10%.
Treeb đây là toàn bộ bài viết mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp đến bạn đọc về thuế giá trị gia tăng và các vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư pháp luật trực tuyến hotline 1900.6162 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!