Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục của ảnh chỉ

Nhìn lại trong thời gian qua ngành giáo dục Nghệ An (ngành) cũng có thể tự hào vì đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Trong đó, với chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn, trong 5 năm qua Sở Giáo dục đã tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phục vụ công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo với 7 Nghị quyết, 2 Đề án, 12 Kế hoạch, 23 Quyết định và 6 Chỉ thị. Trong đó, đặc biệt là các chương trình, kế hoạch, đề án triển khai Chương trình hành động số 33-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trên lĩnh vực chuyên môn, ngành đã triển khai thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo. Vì vậy, tính đến tháng 3/2020, toàn ngành đã giảm 47 đơn vị sự nghiệp công lập với 3 trường mầm non, 19 trường Tiểu học, 12 trường THCS, 1 Ban Quản lý dự án và 12 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), giảm 75 điểm trường lẻ. Ngành chú trọng xây dựng các mô hình thực hiện đổi mới, tham mưu xây dựng và triển khai thí điểm mô hình trường trung học trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2019- 2023 tại 14 trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Triển khai nghiêm túc, khoa học và đạt hiệu quả các mô hình giáo dục trường học mới ở tiểu học và trung học cơ sở, các chương trình dự án SEQAP, VVOB. Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá ở giáo dục phổ thông, trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và xem đây là là tiền đề để đúc rút kinh nghiệm trong việc triển khai và bắt đầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021.

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục của ảnh chỉ

Để tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo toàn ngành thực hiện có hiệu quả một số giải pháp trọng tâm sau:

– Nâng cao chất lượng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách mới; chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo tầm nhìn đến năm 2045; nhằm phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.

– Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ về phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng chuẩn mới của người học; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đầu ngành từ cán bộ cấp Sở đến cán bộ cấp Phòng, cấp Trường nhằm: nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh. Tập trung lãnh đạo thực hiện xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục: cơ bản đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Luật Giáo dục 2019.

– Chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn: Tiếp tục duy trì phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy học phân hóa đối với học sinh nhằm tạo nguồn học sinh giỏi các cấp. Duy trì và phát triển hệ thống các trường trọng điểm cấp THCS của các huyện nhằm tạo nguồn học sinh giỏi, học sinh được phát triển toàn diện cho các trường THPT trên địa bàn các huyện và cho Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Xây dựng kế hoạch để phát triển Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu phù hợp với xu thế của giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo và là trường THPT chuyên có chất lượng trong toàn quốc.

– Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các giải giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện xác định mục tiêu, động lực học tập cho học sinh. Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động thương binh và xã hội trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh xây dựng nhu cầu về nguồn lực lao động cho tỉnh và về các ngành nghề để các cơ sở đào tạo, ngành giáo dục, phụ huynh, học sinh biết để có định hướng tốt nhất. Trên cơ sở nhu cầu nguồn lao động có định hướng tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh, để các em yên tâm trong học tập, có định hướng cho tương lai của mình. Giúp cho học sinh xác định được mục tiêu của học tập để đạt được các phẩm chất năng lực theo CTGDPT và theo 4 trụ cột của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

– Tiếp tục tập trung, chỉ đạo rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp theo lộ trình, hợp lý nhằm đảm bảo hài hòa các mục tiêu: giảm đầu mối, tinh giản biên chế, thuận lợi cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chuyên môn. Uu tiên từng bước hiện đại hóa trường lớp học đảm bảo phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0.Đẩy mạnh xây dựng các mô hình giáo dục ưu tiên tiến, trước hết là các trường trọng điểm chất lượng cao nhằm tạo nòng cốt đi đầu trong đổi mới giáo dục và đào tạo, cơ chế quản lý, góp phần thúc đẩy giáo dục cho từng vùng miền, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, tạo tiền đề xây dựng Đề án trường phổ thông tiên tiến, hội nhập theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế

– Tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ, tập trung xây dựng đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên. Về số lượng: Cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo: Bố trí thêm định biên chuyên viên hoặc tăng số biệt phái để chỉ đạo dạy học (đặc biệt cấp THCS); có cơ chế để thành lập Hội đồng cốt cán theo môn học, cấp học (có quy chế hoạt động, có quyền và nghĩa vụ để phát huy trách nhiệm đội ngũ cốt cán). Về giáo viên: Bố trí đủ ở cấp Tiểu học; có giải pháp để khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ ở mỗi cấp học, đặc biệt cấp THCS.

– Về chất lượng: Chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Bồi dưỡng để đảm bảo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ hiện nay và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong những năm tới: Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học môn học; thiết kế bài học, bài kiểm tra đánh giá sát đối tượng và theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, đạt chuẩn đầu ra theo yêu cầu; năng lực sử dụng thiết bị dạy học…Tiếp tục tăng cường chỉ đạo và kiểm tra công tác tự bồi dưỡng ở các nhà trường. Tập trung đầu tư và quản lý việc khai thác sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường học (kể cả nhà công vụ cho GV miền núi để giáo viên yên tâm công tác). Quản lý việc bảo quản, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo hiệu quả. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đối với chất lượng giáo dục của từng nhà trường, đặc biệt khi thực hiện CT GDPT 2018.

– Chỉ đạo và thực hiện nghiêm quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo thực chất đối với từng cấp học, từ đó đưa ra các giải pháp tác động đến chất lượng dạy học mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần công khai kết quả thi, xếp hạng để các địa phương, nhà trường biết thực trạng, vị trí của mình để chỉ đạo, phấn đấu. Đẩy mạnh xây dựng các phong trào thi đua trong toàn ngành, như: Phong trào “Phòng giúp Phòng”, “Trường giúp Trường”; phong trào “xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn”; đồng thời phối hợp các tổ chức chính trị xã hội để hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, quản lý học sinh. Đây là giải pháp hỗ trợ rất quan trọng đối với các nhà trường. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn, rõ việc hơn và cần sự vào cuộc của các phòng chuyên môn trong phong trào “Phòng giúp Phòng”, “Trường giúp Trường” và hoạt động “sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường”.    

– Tăng cường Hội nhập quốc tế: Chủ động liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước, khu vực và quốc tế về phát triển giáo dục và đào tạo, về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục tiên phong, chủ động xây dựng mô hình trường theo hướng song chương trình đảm bảo chuẩn chất lượng khu vực, quốc tế; mô hình trường dạy học tăng cường ngoại ngữ có giáo viên bản địa; trường học tự chủ; tạo cơ hội phát triển và hội nhập của học sinh Nghệ An. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng khó khăn đáp ứng nguồn nhân lực phát triển kinh tế, xã hội miền Tây, kinh tế biển và các khu công nghiệp. Tăng cường triển khai các mô hình giáo dục STEM, giáo dục trải nghiệm, giáo dục dựa vào cộng đồng, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào học tập, đời sống đối với học sinh phổ thông trên địa bàn…Với các giải pháp trọng tâm đã được Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong toàn ngành để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn trong thời gian tới và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.

                                  Nguyễn Mạnh Khôi 

                           Phó Trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Ở một giai đoạn nào, một xã hội nào cũng vậy, nền giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó thúc đẩy mọi sự phát triển kinh tế và xã hội. Để có một nền kinh tế phát triển thì cần có những công trình nghiên cứu khoa học. Muốn có một xã hội văn minh trước hết phải có một nền giáo dục vững chắc.Xã hội ngày càng đi lên và phát triển không ngừng. Ngày nay, khi nền khoa học phát triển ngày càng cao thì càng đòi hỏi phải có những con người năng động, biết tự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi để tìm ra cho mình những kiến thức mới. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước, nó đòi hỏi phải có những con người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo ,dám nghĩ, dám làm, thích ứng với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát triển. Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, công tác giáo dục luôn luôn được Đảng và Bác Hồ đặc biệt coi trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh diễn ra ác liệt thì công tác dạy và học vẫn luôn được đảm bảo. Sau hòa bình lập lại, việc đầu tư cho giáo dục càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, vì vậy đã quan tâm và tạo mọi điều kiện để hoạt động dạy và học ngày càng đạt kết quả cao. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển thì nhu cầu học tập ngày càng nhiều. Rất nhiều bậc phụ huynh đã đầu tư rất lớn cho việc học tập của con em mình. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục đất nước cũng như của cơ quan tôi thì vẫn còn tồn tại những yếu kém làm cản trở sự phát triển của nền giáo dục xã nhà. Những tồn tại đó do nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan. Mặt khác, sau môi trường giáo dục những kiến thức sơ khai ở trường Mầm non thì môi trường giáo dục ở Tiểu học chính là môi trường giáo dục đầu tiên trong nền giáo dục phổ thông – nơi truyền thụ những kiến thức ban đầu làm nền móng cho các em vững tiến xa hơn. Mặc dù trong nhiều năm trở lại đây, chất lượng giáo dục ở trường tôi ngày một cao, số học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi ngày càng nhiều, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh năng lực học tập vẫn còn yếu kém. Với vai trò là một người làm công tác quản lí trong giáo dục, là người trực tiếp phụ trách công tác chuyên môn của trường thì việc làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục luôn là một điều trăn trở trong tôi. Để góp phần đưa nền giáo dục của xã nhà ngày một đi lên, đồng thời giúp các em sau này sẽ trở thành những người có ích cho xã hội khi các em được giáo dục dưới một mái trường xã hội chủ nghĩa, được tiếp nhận những tri thức và đạo đức làm hành trang đầu tiên cho các em vững bước vào đời. Chính vì muốn tất cả các em học sinh của mình sau này sẽ trở thành những con người có đủ đức và tài, đặc biệt không có tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp theo lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp các em có đủ những kiến thức cơ bản để vững bước tiến vào một cấp học mới cao hơn, điều đó đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị mình – Trường Tiểu học Gio An. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị.”

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

A. MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài: Ở một giai đoạn nào, một xã hội nào cũng vậy, nền giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó thúc đẩy mọi sự phát triển kinh tế và xã hội. Để có một nền kinh tế phát triển thì cần có những công trình nghiên cứu khoa học. Muốn có một xã hội văn minh trước hết phải có một nền giáo dục vững chắc.Xã hội ngày càng đi lên và phát triển không ngừng. Ngày nay, khi nền khoa học phát triển ngày càng cao thì càng đòi hỏi phải có những con người năng động, biết tự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi để tìm ra cho mình những kiến thức mới. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước, nó đòi hỏi phải có những con người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo ,dám nghĩ, dám làm, thích ứng với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát triển. Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, công tác giáo dục luôn luôn được Đảng và Bác Hồ đặc biệt coi trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh diễn ra ác liệt thì công tác dạy và học vẫn luôn được đảm bảo. Sau hòa bình lập lại, việc đầu tư cho giáo dục càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, vì vậy đã quan tâm và tạo mọi điều kiện để hoạt động dạy và học ngày càng đạt kết quả cao. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển thì nhu cầu học tập ngày càng nhiều. Rất nhiều bậc phụ huynh đã đầu tư rất lớn cho việc học tập của con em mình. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục đất nước cũng như của cơ quan tôi thì vẫn còn tồn tại những yếu kém làm cản trở sự phát triển của nền giáo dục xã nhà. Những tồn tại đó do nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan. Mặt khác, sau môi trường giáo dục những kiến thức sơ khai ở trường Mầm non thì môi trường giáo dục ở Tiểu học chính là môi trường giáo dục đầu tiên trong nền giáo dục phổ thông – nơi truyền thụ những kiến thức ban đầu làm nền móng cho các em vững tiến xa hơn. Mặc dù trong nhiều năm trở lại đây, chất lượng giáo dục ở trường tôi ngày một cao, số học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi ngày càng nhiều, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh năng lực học tập vẫn còn yếu kém. Với vai trò là một người làm công tác quản lí trong giáo dục, là người trực tiếp phụ trách công tác chuyên môn của trường thì việc làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục luôn là một điều trăn trở trong tôi. Để góp phần đưa nền giáo dục của xã nhà ngày một đi lên, đồng thời giúp các em sau này sẽ trở thành những người có ích cho xã hội khi các em được giáo dục dưới một mái trường xã hội chủ nghĩa, được tiếp nhận những tri thức và đạo đức làm hành trang đầu tiên cho các em vững bước vào đời. Chính vì muốn tất cả các em học sinh của mình sau này sẽ trở thành những con người có đủ đức và tài, đặc biệt không có tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp theo lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp các em có đủ những kiến thức cơ bản để vững bước tiến vào một cấp học mới cao hơn, điều đó đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị mình – Trường Tiểu học Gio An. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị.” II. Phương pháp nghiên cứu: – Khảo sát. – Động não. – Phân tích. – Tổng hợp. III. Nhiệm vụ của đề tài cần nghiên cứu: – Thực trạng giáo dục ở đơn vị. – Những kết quả đạt được. – Những hạn chế trong giáo dục ở đơn vị. – Nguyên nhân. – Bài học kinh nghiệm. – Cách giải quyết. IV. Kết cấu của đề tài: Có 4 phần chính: 1. Phần mở đầu. 2. Nội dung. + Vị trí, vai trò của việc nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị trường Tiểu học Gio An”: + Đặc điểm, tình hình của nhà trường. + Thực trạng việc thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học Gio An. + Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Gio An. 3. Kết luận. 4. Phụ lục. B.NỘI DUNG: I. Vị trí, vai trò của việc nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Gio An”: Như đã nói ở phần mở đầu, giáo dục luôn luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, những hành vi tiêu cực trong nhiều hoạt động đang diễn ra khá nghiêm trọng. Trong đó, tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục cũng đang là một vấn đề nhức nhối đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm. Mặc dù, chất lượng giáo dục của trường tôi trong những năm trở lại đây có nhiều tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, trong sự tiến bộ đó vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Chất lượng giáo dục trong trường chưa thực sự đồng đều. Chất lượng giáo dục cao hay thấp do nhiều yếu tố tác động như: Sự lãnh chỉ đạo của cấp trên, ý thức học tập của học sinh, năng lực sư phạm của giáo viên, sự quan tâm tạo mọi điều kiện vật chất của lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh, việc sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với đặc điểm, tình hình của học sinh từng lớp,…Để nhằm giải quyết những vướng mắc trong công tác giáo dục nhằm đưa chất lượng giáo dục của trường ngày càng thực sự tiến bộ thì cần phải nắm được thực trạng chất lượng giáo dục và nguyên nhân để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp.Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và nhằm tìm ra giải pháp để đưa chất lượng giáo dục ngày càng đạt kết quả cao hơn thì việc tìm hiểu thực trạng và tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục có một vai trò vô cùng quan trọng. Gio An là một trong 9 xã thuộc vùng Tây Gio Linh. Xã có 7 thôn. Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2011, cả xã có 802 hộ với 3079 nhân khẩu. Nhìn chung, đây là một xã có nền kinh tế tương đối phát triển với hai loại cây công nghiệp dài ngày là cây cao su và cây hồ tiêu. Đây cũng là địa phương có an ninh chính trị và trật tự xã hội khá đảm bảo. Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, trong những năm gần đây,nhận thức về giáo dục trong các ban ngành đoàn thể cũng như trong đại bộ phận nhân dân có sự chuyển biến rõ rệt. Hệ thống khuyến học được xây dựng từ xã đến thôn, đặc biệt còn được thành lập ở nhiều dòng họ. II. Đặc điểm, tình hình của nhà trường: Trường Tiểu học Gio An tính đến nay đã được 39 năm. Trong những năm gần đây, trường được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân hỗ trợ các cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Các cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, học sinh có phòng học đẹp, đảm bảo cho tất cả các khối lớp học 2 buổi/ngày. Hiện nay, trường có tất 8 phòng học cao tầng, 2 phòng học trệt với đầy đủ bàn ghế 2 chỗ ngồi cho 9 lớp với 236 học sinh. Nhiều năm liền, trường đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Năm 2004, trường vinh dự đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I, đang từng bước xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn II. a.Thuận lợi: – Trường Tiểu học Gio An được xây dựng trên mảnh đất anh hùng – nơi gắn liền với nhiều chiến công oanh liệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc và là một xã có truyền thống hiếu học. Đóng trên một địa phương có nền kinh tế tương đối với phát triển với cây công nghiệp dài ngày. Sự phát triển kinh tế của xã nhà đã tạo một phần điều kiện giúp trường xây dựng một số cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục. Đồng thời cũng góp phần giúp học sinh có điều kiện đến trường. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, trường Tiểu học Gio An được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể trong xã. Hội đồng giáo dục và hội khuyến học xã được thành lập và hoạt động tương đối chất lượng. – Đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn 100% (Trong đó: 11 giáo viên có trình độ Đại học; 2 giáo viên có trình độ Cao đẳng và 5 giáo viên có trình độ Trung cấp). Tập thể cán bộ giáo viên phần lớn có năng lực, nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công việc, đoàn kết và an tâm công tác. – Học sinh ngoan, nhiều em chăm học và có nhiều bậc phụ huynh đã nhận thức đúng vai trò của giáo dục. – Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cho học cả ngày. Có máy chiếu để phục vụ dạy học, đồ dùng dạy dạy học tuy chưa đầy đủ nhưng cũng tương đối đảm bảo cho việc dạy và học. Những điều trên đã tạo cho trường trường rất nhiều thuận lợi trong hoạt động giáo dục. b.Khó khăn: – Việc đóng trên một địa bàn có nền kinh tế phát triển cũng không tránh khỏi một số khó khăn trong công tác giáo dục của trường. Đó là tình trạng nhiều bậc phụ huynh do quá tập trung vào phát triển kinh tế nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. Một số học sinh do bố mẹ có điều kiện kinh tế khá giả nên thoải mái trong việc chu cấp tiền cho các em tiêu xài. Chính vì vậy, nhiều học sinh đã bỏ bê việc học mà sa vào con đường game chát. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của trường. – Cơ sở vật chất tuy đã phục vụ tương đối tốt cho dạy và học nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học như phòng đa năng, phòng nghe nhìn, khu vui chơi giải trí, phòng học vi tính,… – Phần đông giáo viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi. Một số giáo viên còn ở xa (cách trường 25 km). Số lượng giáo viên vừa thừa lại vừa thiếu( giáo viên có năng lực để trực tiếp đứng lớp, đặc biệt là khối 4-5 và bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì thiếu. Trong khi đó, một số giáo viên thì không biết nên bố trí vào lớp nào vì năng lực chuyên môn hạn chế).Giáo viên các môn Hát nhạc, Thể dục chưa có nên ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học. – Nhiều học sinh còn ham chơi, chưa chú tâm đến việc học hành, tiếp thu bài còn chậm. Với những khó khăn cơ bản nêu trên đã phần nào ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy và học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. III. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học Gio An. 1. Thực trạng đội ngũ giáo viên: – Tổng số cán bộ giáo viên: 18 – Giáo viên trình độ đạt chuẩn trở lên: 100%. – Giáo viên tay nghề đạt loại khá, giỏi: 55%. 2. Thực trạng tình hình học sinh: – Tổng số: 236 học sinh chia làm 9 lớp. – Chất lượng đạo đức: Hàng năm, 100% học sinh đều có đạo đức xếp Thực hiện đầy đủ. – Chất lượng học tập: Năm học 2007-2008 Năm học 2008 -2009 Năm học 2009-2010 HS giỏi tỉnh 0 3 – 1,2% 1 – 0,4% HS giỏi Huyện 8 – 3,2% 3 – 1,2% 4 – 1,6% HS giỏi trường 16 – 6,4% 20 – 8,3% 18 – 7% HS giỏi 30 – 12% 28 – 11 ,2 37 – 14,4% HS khá 46 – 18,5% 48 – 19,3% 59 – 23% HS trung bình 149 – 59,9% 145 – 58% 138 – 53,3% HS yếu 0 2 – 0,8% 1 – 0,4% – Tỉ lệ học sinh lên lớp hàng năm là 99,5% – 100% 3.Thực trạng những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Gio An: – Gắn với truyền thống hiếu học của địa phương, trường Tiểu học Gio An nhiều năm qua đã đề ra được kế hoạch hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong năm học 2010*2011, trường đã tổ chức thực hiện được các nhiệm vụ sau: – Tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn số: 4919/BGD – ĐT ngày 17 tháng 8 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011; Thực hiện chủ trương của sở Giáo dục và Đào tạo với điểm nhấn: “Đề cao trách nhiệm người thầy trong kiểm tra và chấm điểm” và quy trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng GD-ĐT Gio Linh. – Thực hiện kế hoạch giáo dục theo công văn hướng dẫn 4919/BGD-ĐT ngày 17 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đã tổ chức tốt việc học 2 buổi/ngày cho tất cả các khối lớp từ khối 1 đến khối 5. + Về nội dung: Thực hiện theo đúng chương trình, dạy học theo kế hoạch. + Về thời lượng: Thực hiện dạy không quá 7 tiết / ngày. Buổi thứ hai chủ yếu giúp đỡ học sinh yếu vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, luyện chữ viết, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện để học sinh hoàn thành bài tập tại lớp. – Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của chuyên môn, các tổ đã tiến hành củng cố lại các chuyên đề để các giáo viên nắm vững lại các phương pháp dạy học của các bộ môn. Tổ chức thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn, đồng thời tạo điều kiện giúp các giáo viên học hỏi kinh nghiệm và phương pháp lẫn nhau. – Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ cho các giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp nhằm phát huy sự sáng tạo, lòng say mê nghề nghiệp, đồng thời có điều kiện học hỏi kinh nghiệm giảng dạy từ trường bạn. – Hàng tuần, các tổ trưởng kiểm tra giáo án của các tổ viên để kịp thời phát hiện và sửa chữa những thiếu sót cho đồng nghiệp. – Thực hiện chủ trương của sở Giáo dục và Đào tạo với điểm nhấn: “Đề cao trách nhiệm người thầy trong kiểm tra và chấm điểm”. Vì vậy, trong năm học này, trường đã tăng cường kiểm tra việc chấm chữa của các giáo viên nhằm kịp thời sữa chữa những sai sót. Bám sát quy định của Bộ về dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. – Động viên các giáo viên mạnh dạn đề xuất trường củng cố lại các chuyên đề nếu bản thân thấy chưa chắc chắn. – Chuyên môn cùng các tổ trưởng thường xuyên dự giờ thăm lớp. – Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng rất được nhà trường quan tâm nên ngay từ đầu năm học, trường đã bố trí giáo viên dạy bồi dưỡng trong học buổi chiều. Tổ chức giao lưu học sinh giỏi giữa các lớp theo hình thức “Đố vui để học” và “Rung chuông vàng”; Tham gia giao lưu học sinh giỏi ở cụm. – Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học. Dạy học theo hướng tích cực và thực chất. Nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá. Sau mỗi kì thi, chuyên môn tập hợp chất lượng học sinh các lớp và có sổ ghi chép, theo dõi học sinh yếu để so sánh các đợt với nhau; xác định rõ nguyên nhân yếu kém của từng học sinh ở từng bộ môn để có giải pháp giúp đỡ học sinh vươn lên. Kết hợp với phụ huynh để giúp đỡ học sinh yếu trong từng tháng, từng kỳ và xác định mức độ tiến bộ của từng học sinh. – Cùng với việc nâng cao chất chất lượng giáo dục văn hóa thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề quan trọng. Bởi vì, khi học sinh ngoan thì các em sẽ có ý thức học tập hơn. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được nhà trường quan tâm. – Có thể nói, nề nếp dạy học là khâu quan trọng đặt nền tảng vững chắc cho việc quyết định chất lượng dạy và học của nhà trường. Vì vậy, việc chấn chỉnh và tăng cường nề nếp kĩ cương trong đơn vị sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị. Là việc làm thiết thực nhất hưởng ứng cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cùng với các phong trào khác mà Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục – Đào tạo đã phát động. Xác định được điều đó, công tác giáo dục nề nếp được thực hiện một cách nghiêm túc. Chính vì lên kế hoạch cụ thể và nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đặt ra nên chất lượng giáo dục của trường đã đạt được những thành tựu đáng kể. 4. Những kết quả đạt được sau khi thực hiện các nhiệm vụ trên: (Học kì I năm học: 2010*2011) a. Về giáo dục đạo đức: – 100% các em có hạnh kiểm được đáng giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ. b. Về văn hóa: HS giỏi Tỉnh HS giỏi Huyện HS giỏi Trường HS giỏi Trường HS tiên tiến HS tiên tiến HS yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2 0,8 6 2,5 15 6,4 41 17,4 50 21,2 145 51,7 0 Thông qua số liệu thống kê về đạo đức và văn hóa của học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên, có thể nhận thấy rằng: Đơn vị đã có sự khởi sắc và chuyển biến tích cực cả về số lược và chất lượng. Nhưng so với yêu cầu chung thì kết quả như trên chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đã đề ra. * Nguyên nhân: – Nhân sự giáo viên biến động liên tục trong năm dẫn đến việc tổ chức sắp xếp chuyên môn gặp nhiều khó khăn, đồng thời nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục (Có lớp trong một năm thay giáo viên chủ nhiệm 5 lần). – Công tác quản lí của Ban giám hiệu đôi lúc còn nể nang, chưa quyết liệt. – Một số cán bộ giáo viên ý thức trách nhiệm trong công tác giảng dạy chưa cao, còn vi phạm quy chế chuyên môn như soạn thiếu bài, đến lớp muộn,…Hồ sơ giáo án chưa đầy đủ, nội dung sơ sài, trình bày thiếu cẩn thận. – Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu, chưa có phòng đa chức năng để đảm bảo dạy các môn Hát nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,… – Số lượng giáo viên hàng năm chưa đầy đủ và về trường muộn nên ảnh hưởng đến việc phân công công tác. Một số viên mới ra trường còn đang hợp đồng, tập sự, tuổi đời còn non trẻ, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phương pháp soạn bài, thiết kế giờ dạy lên lớp còn lúng túng. – Một số giáo viên tuy có trình độ, có năng lực nhưng lòng yêu nghề, mến trẻ chưa cao, ý thức rèn luyện, phấn đấu nâng cao tay nghề còn hạn chế, một số giáo viên còn ngại trong việc tham gia các hội thi dạy giỏi. – Vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh nhận thức chưa đúng đắn về giáo dục. Họ cho rằng việc dạy chữ, dạy người là của thầy cô giáo. Vì thế họ chưa quan tâm đến việc giáo dục cho con cái họ, hơn nữa đa số nhưng học sinh thuộc các gia đình này thường chưa có ý thức tự giác học tập, ý thức đạo đức cũng chưa cao. Một số gia đình thì lo kiếm tiền mà bỏ bê việc học của con em mình, thậm chí có người không biết con mình học lớp nào. Khi họp phụ huynh thì vẫn cứ câu nói: “Trăm sự nhờ cô(thầy)”. – Hưởng ứng cuộc phát động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nhà trường đã mua máy chiếu phục vụ dạy và học. Nhưng do chưa có phòng máy nên nhiều giáo viên còn ngại khi sử dụng. – Các ban ngành đoàn thể chưa thật sự nhiệt tình trong việc phối kết hợp với gia đình – nhà trường để giáo dục các em. – Chất lượng đầu vào Mầm non còn thấp. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy học ở nhà trường. * Bài học kinh nghiệm: – Chất lượng dạy học là mục tiêu cuối cùng của cả quá trình dạy học. Tuy nhiên, trong những chúng qua, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chúng ta vẫn còn mắc phải những sai lầm và hạn chế trong quá trình giáo dục. Vì vậy, chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu, nắm vững thực trạng, nắm vững nguyên nhân và tìm ra các phương pháp, biện pháp phù hợp để và vận dụng vào thực tế của đơn vị mình. Không nên thỏa mãn với những kết quả đạt được mà phải luôn có ý thức phấn đấu và đặt ra một mục tiêu lớn hơn. – Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải tìm ra phương hướng và giải pháp phù hợp cho nền giáo dục của đơn vị mình. IV.Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị trường Tiểu học Gio An: 1. Phương hướng: a. Chất lượng giáo dục toàn diện: – Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. – Tập trung việc chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học. – Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí, chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo. – Cụ thể hoá cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng việc làm cụ thể . Mỗi một cán bộ giáo viên phấn đấu thực hiện tốt việc làm mới trong hoạt động quản lý, giảng dạy và giáo dục đã đăng kí từ đầu năm học. – Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. – Nâng cao hơn nữa chất