Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

I. PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Lý do chọn đề tài:

Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công chính câu thành ngữ đó một lần nữa đã khẳng định vai trò của nhóm trong công việc cũng như trong cuộc sống, chỉ có sự đoàn kết cao mới đem lại thành công lớn cho chúng ta. Chỉ có hoạt động nhóm mới giúp cho trẻ ngày càng tự tin và có tính tự lập, là nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.

Như chúng ta đã biết, hoạt động theo nhóm là một trong những hình thức tổ chức áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực của trẻ. Với hình thức này, cô giáo đã trao quyền cho trẻ để trẻ tự quyết định, bàn bạc và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ học được cách làm việc với người khác, được học lẫn nhau. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình, trẻ học được cách chấp nhận (Lắng nghe, tuân theo ý kiến chung) và công nhận thành công hay thất bại. Trẻ cũng có những cơ hội nói, trình bày chia sẽ những suy nghĩ cá nhân với các bạn.

Với lý do trên tôi xin báo cáo biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi hoạt động theo nhóm tại lớp tôi phụ trách.

2 . Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo 4 tuổi lớp tôi phụ trách.

Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2019 đến tháng 3/2020.

2.2. Phạm vi nghiên cứu:

– Cách tiến hành tổ chức cho trẻ biết cách thiết lập nhóm, phối hợp nhóm, cách phân chia cho các thành viên trong nhóm và cách cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động nhóm cho trẻ mầm non 4 tuổi trong trường mầm non.

– Nghiên cứu sự hứng thú, mạnh dạn, tự tin trước đám đông, kỹ năng phát biểu ý kiến, tổng hợp ý kiến, phân chia nhiệm vụ, hợp tác với các bạn trong nhóm.

– Chọn một số hoạt động áp dụng các kỹ năng tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm một cách linh hoạt, phù hợp.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu giáo dục mầm non, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 tuổi cũng như tình hình thực tế để tìm ra các phương pháp hướng dẫn trẻ tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm trong trường mầm non một cách hiệu quả nhất. Từ đó vận dụng những kiến thức sẵn có, qua học hỏi nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ. Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài này là:

– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin của trẻ thông qua hoạt động nhóm.

– Đề ra một số biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động nhóm cho trẻ 4 tuổi tại lớp tôi phụ trách.

4. Giả thiết khoa học của đề tài nghiên cứu

Nếu đề tài này thành công tôi tin tưởng rằng việc tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm sẽ đạt kết quả cao, sẽ phát huy hết tính tích cực, hứng thú, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, hợp tác, đoàn kết, chia sẽ với các bạn khi tham gia các hoạt động.

5. Các phương pháp nghiên cứu :

Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu (Tài liệu, tập san, nguồn internet, tạp chí giáo dục mầm non, giáo án tham khảo)

5.2. Phương pháp điều tra.

5.3. Phương pháp quan sát, so sánh.

5.4. Phương pháp thực nghiệm.

5.5. Phương pháp đánh giá kết quả.

6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.

Sau khi đề tài này được áp dụng thì trẻ sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo,mạnh dạn tự tin trước đám đông. Mặt khác trẻ sẽ biết hợp tác, giao lưu chia sẽ với các bạn khi tham gia vào các hoạt động. Trẻ sẽ ghi nhớ và tiếp thu kiến thức tốt hơn khi được thực hành trải nghiệm cùng nhóm.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở khoa học.

1.1. Cơ sở lý luận:

Tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm là áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, trong phương pháp này nổi lên mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với trẻ, thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm và đưa ra ý kiến của mình, ý kiến của mỗi cá nhân sẽ được điều chỉnh với sự góp ý, thông nhất của tập thể. Qua đó trẻ sẽ nâng cao được nhận thức của mình thông qua hoạt động cùng nhóm. Hoạt động nhóm sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công, hợp tác trong các hoạt động, phát triển tình bạn, ý thức kĩ luật, ý thức tập thể.

1. 2. Cơ sở thực tiễn:

Trong những năm gần đây, tổ chức hoạt động cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhằm phát huy hết tính tích cực, sáng tạo, chủ động của trẻ thì vai trò của hoạt động nhóm luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Hiện nay một số giáo viên đã tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động theo hình thức hoạt động nhóm nên đã đạt hiệu quả cao trên trẻ.. Khi trẻ được tham gia vào nhóm trẻ sẽ nhận thấy rằng chỉ có làm việc theo nhóm trẻ mới hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng từ đó kích thích, khơi gợi sự hứng thú khi tham gia vào hoạt động nhóm.

Tuy vậy bên cạnh những thành công đã đạt được, thực tế vẫn còn một số mặt hạn chế như: Trẻ chưa thực sự mạnh dạn tự tin trước đám đông; chưa biết phối hợp với bạn, chưa biết cách tạo nhóm và phân công nhiệm vụ, nêu lên ý tưởng của mình, trẻ chưa thức sự có cơ hội để trải nghiệm theo nhóm tôi thấy do một số nguyên nhân sau: Do chưa hình thành ở trẻ các kĩ năng cho trẻ tham gia vào hoạt động nhóm tốt như: Kĩ năng thiết lập nhóm, kĩ năng phối hợp nhóm, kĩ năng trải nghiệm hoạt động nhóm cho trẻ.

Bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, chính điều này làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên.

2. Thực trạng của nhà trường:

2.1. Tình hình khảo sát điều tra thực tế tại lớp:

Bước vào đầu năm học tôi lên kế hoạch rà soát khảo sát số cháu trong lớp rồi phân trẻ ra các nhóm. Tống số cháu trong lớp: 33 cháu

Kết quả khảo sát đầu năm đạt kết quả như sau:

TT

TIÊU CHÍ

THÁNG 9/2029

ĐẠT

Số lượng

Tỉ lệ

1

Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia vào hoạt động nhóm

5/33

15,1 %

2

Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp tác cùng bạn.

8/33

24,2 %

3

Trẻ có kỹ năng thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ, nêu ý tưởng.

5/33

15,1 %

4

Trẻ có kỹ năng tham gia trải nghiệm hoạt động nhóm

7/33

21,2 %

5

Trẻ mạnh dạn, tự tin trước đám đông

6/33

18,2 %

Qua bảng điều tra trên chúng ta thấy rằng số trẻ hứn thú tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia vào hoạt động nhóm và Trẻ có kỹ năng thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ, nêu ý tưởng chiếm tỉ lệ rất thấp 5/33 trẻ chiếm tỉ lệ 15,1 %. Tiêu chí trẻ mạnh dạn, tự tin chiếm vị trí thứ 2 là 6/33 tỉ lệ 18,2 %. Trẻ có kỹ năng tham gia trải nghiệm hoạt động nhóm 7/33 chiếm tỉ lệ 21,2 %, và cao nhất là tiêu chí: Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp tác cùng bạn chiếm 8/33 tỉ lệ 24,2 %.

Với tình hình trẻ như trên nên khi tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm tôi còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi làm sao để đưa chất lượng tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm cho trẻ 4 tuổi đạt kết quả tốt.

2.2. Mặt mạnh.

– Được sự hướng dẫn, quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục, được sự quan tâm động viên và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Ban Giám Hiệu nhà trường về thực hiện chương trình theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

– Với bản thân yêu nghề, mến trẻ; luôn có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, được Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp tin tưởng. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy bản thân tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm; luôn quan tâm, đồng hành cùng các cháu nên tôi cũng phần nào nắm bắt được tâm lý của trẻ và có một số kinh nghiệm để có thể hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ trong từng hoạt động.

2.3. Hạn chế:

– Một số trẻ chịu ảnh hưởng quá nhiều về môi trường sống từ gia đình luôn có lòng ích kỷ, mọi thứ luôn muốn của bản thân mình như: ý tưởng, đồ dùng, đồ chơi ở lớp; ít quan tâm đến bạn

Một số trẻ chưa thực sự mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào hoạt động nhóm. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ còn hạn chế, chưa đoàn kết, hợp tác trong nhóm bạn chơi.

– Bản thân tôi trước đây tổ chức hoạt động cho trẻ còn theo hướng thụ động, tổ chức cho trẻ hoạt động cả lớp và theo cá nhân nên kết quả hoạt động chưa cao, chưa phát huy hết tính tích cực của trẻ.

2.4. Nguyên nhân

– Do nhận thức của phụ huynh không đồng đều một số phụ huynh chưa quan tâm chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động nhóm nên chưa có sự tương tác giữa phụ huynh với con về việc học của con mình, chưa tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ giao lưu, học hỏi cùng bạn bè ở tại gia đình.

– Do đặc thù và tính chất công việc nên giáo viên đôi lúc chưa thật sựu chịu khó đầu tư vào hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

Đứng trước tình hình thực trạng trên, là một giáo viên tôi đã tìm tòi, suy nghĩ đưa ra 1 số biện pháp của việc Tổ chức cho trẻ tại lớp Mẫu giáo 4 tuổi C hoạt động theo nhóm và tôi đã áp dụng thành công, hiệu quả các biện pháp đó tại lớp tôi phụ trách. Sau đây tôi xin báo cáo các biện pháp mà tôi đã thực hiện như sau:

3. Biện pháp cho trẻ 4 tuổi hoạt động theo nhóm:

3.1. Hình thành kỹ năng phối hợp nhóm.

Trong tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động nhóm của trẻ được hiểu là tạo cơ hội cho ít nhất 2 trẻ cùng hoạt động hợp tác để hoàn thành một nhiệm vụ vì mục đích nào đó, qua đó giúp mỗi cá nhân nhận ra thiếu sót của mình để khắc phục, trở nên hoàn thiện hơn. Vì vậy, phối hợp cùng bạn là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong hoạt động làm việc nhóm, mặc dù mỗi người một việc nhưng phần công việc của mỗi người đều liên quan, tương tác với nhau để giúp nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trước đây khi tổ chức hoạt động cho trẻ bản thân tôi cũng chỉ tổ chức cho trẻ thực hiện riêng lẽ nên kết quả công việc của trẻ đạt chưa cao. Vì vậy qua quá trình nghiên cứu tôi đã thay đổi được tư duy và nhận thức của mình, tôi đã dạy cho trẻ thật sự hiểu rằng làm việc theo nhóm là mình vẫn có suy nghĩ riêng cách làm riêng, và chia sẽ cho cả nhóm biết, để các bạn trong nhóm cùng nhau xem xét, suy nghĩ về cách làm đó có đúng không và các bạn trong nhóm sẽ quyết định làm theo cách đó hay chọn một cách khác tốt hơn của bạn mình chứ không phải làm theo ý riêng của mình. Khi trẻ đã biết phối hợp, hợp tác với bạn, thì trẻ sẽ biết giao lưu, quan tâm, chia sẽ với các bạn khác, trẻ có khả năng thích nghi và hợp tác làm việc với tất cả mọi người nếu cần.

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động thực hành chăm sóc vườn rau ở hoạt động: chơi – hoạt động chiều của chủ đề nghề nghiệp, tôi đã tập trung trẻ ra vườn rau của nhà trường cho trẻ thảo luận về các loại rau ở vườn, ích lợi của rau, công việc chăm sóc vườn rau. Cho trẻ chia nhóm để chăm sóc như: nhóm thì nhổ cỏ cho rau mồng tơi, nhóm thì chăm sóc rau cải, nhóm rau hẹtùy vào thực tế khu vực lớp mình mà trẻ dùng những dụng cụ và làm những việc khác nhau.

Tôi quan sát, động viên, khuyến khích trẻ và thấy trẻ làm việc rất tốt, trẻ tích cực, phối hợp với nhau bạn thì nhổ cỏ, bạn thì nhặt bỏ lá vàng, bạn thì xới đất, tưới nước. Sau khi làm của nhóm mình xong các bạn còn lại giúp những nhóm khác chưa hoàn thành. Trẻ rất vui vẻ, hào hứng khi đã cùng chăm sóc vườn rau tươi đẹp, và trẻ hiểu được rằng chỉ có đoàn kết với nhau thì mới có thể thành công.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh trẻ đang cùng nhau chăm sóc vườn rau

3.2. Thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ và nêu cao ý thức thực hiện nhiệm vụ.

Việc thiết lập nhóm theo ý thích và khả năng của mình để tạo thành một nhóm có chung một ý tưởng, một sở thích là một việc làm cần thiết để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động. Bản thân tôi luôn định hướng giúp trẻ tìm nhóm theo ý muốn của mình, nhằm phát huy hết khả năng và tính tích cực của trẻ.

Khi trẻ đã thiết lập được nhóm tôi sẽ gợi ý cho trẻ nêu lên ý tưởng hay phát biểu ý kiến của mình cho cả nhóm cùng xem xét, bàn bạc. Tất cả các bạn trong nhóm đều có ý kiến riêng của mình sau đó các bạn tự phân chia công việc khi thực hiện làm việc nhóm; một bạn sẽ đại diện cho nhóm báo cáo với cô về việc nhóm định làm. Trong quá trình trẻ thảo luận, trao đổi tôi luôn theo dõi, quan sát giúp đỡ trẻ khi cần thiết, để trẻ có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.

Ví dụ: Ở chủ đề tết và mùa xuân; lĩnh vực khám phá khoa học; đề tài: Trải nghiệm Bé vui đón tết. sau khi ổn định trẻ xong tôi hỏi trẻ: các con ơi! Các con đã biết gì về ngày tết nào?

Các con có muốn tìm hiểu về tết không? Bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội, đội 1 sẽ thảo luận về món ăn ngày tết; đội 2: thảo luận về các loại hoa có trong ngày tết; đội 3: Những hoạt động trong ngày tết. Thời gian gian thảo luận 3 phút, hết thời gian đội trưởng của mỗi nhóm sẽ tổng hợp ý kiến và trình bày cho cô và cả lớp cùng nghe nhé.

Khi trẻ nghe tôi nói Chọn nhóm, chọn nhóm trẻ sẽ nhanh chóng thiết lập nhóm của mình và cùng nhau thảo luận, mỗi bạn sẽ nêu 1 ý kiến cho cả tổ cùng nghe và thống nhất, hết thời gian đội sẽ cử 1 bạn đại diện lên trình bày ý kiến của đội mình. Qua quá trình quan sát tôi nhận thấy trẻ đã biết tạo nhóm cho mình và biết đưa ra ý kiến để cùng thảo luận đưa ra kết quả cuối cùng.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh trẻ thiết lập nhóm và phân công nhiệm vụ.

Khi trẻ thiết lập nhóm và phân công nhiệm vụ xong về tham gia chơi trong nhóm tôi thường giáo dục trẻ không tranh giành tráo đổi công việc với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiêm vụ khác cho mình. Trong lúc các nhóm thực hiện tôi luôn quan sát và phát hiện ra một số trẻ hay bỏ dỡ công việc của mình giữa chừng để tranh giành công việc của bạn vì vậy tôi đã tìm cách nhắc nhủ động viên trẻ quay lại làm nốt công việc của mình hoặc thương lượng trao đổi công việc cho bạn.

Ví dụ: Trong một lần nhóm Họa my được phân công nhiệm vụ trang trí cây đào và treo những quả bóng bay, bạn Gia Hân được giao nhiệm vụ gắn hoa đào lên cây nhưng khi mới bắt tay vào thực hiện thấy những quả bóng thích hơn nên bé bỏ sang treo quả bóng. Thấy vậy tôi hỏi bé: Hôm nay con được giao công việc gì? (gắn hoa đào lên cây ạ), con làm xong chưa? (Dạ chưa), nhiệm vụ con đang làm là gì? Có đúng với nhiệm vụ được phân công chưa? con đã xin ý kiến trao đổi với các bạn trong nhóm chưa? (Dạ chưa), nếu công việc gắn hoa đào lên cây không có con hay bạn khác nào làm thì kết quả của nhóm con như thế nào?Tôi giáo dục trẻ cần phải có tinh thần kỷ luật và nguyên tắc làm việc trong nhóm sau đó hỏi trẻ: Hướng giải quyết của con bây giờ là gì?, nếu con không thích gắn hoa đào thì con phải thương lượng với bạn nào để đổi công việc? Sau đó bạn Gia Hân đã tìm được bạn Lan Anh để thỏa thuận đổi công việc cho nhau và đã được cả nhóm đồng ý. Cuối buổi tôi nhận xét và nhắc nhỡ các cháu khi đã thiết lập nhóm và được phân công nhiệm vụ thì các thành viên trong nhóm phải có ý thức kỷ luật tốt để hoàn thành nhiệm vụ của mình không được tự ý bỏ nhiệm vụ của mình để đi làm công việc khác. Các buổi hoạt động sau tôi nhận thấy không những bạn Gia Hân mà hầu như các bạn trong các nhóm đã có ý thức thực hiện tốt nhiệm vụ được nhóm phân công.

3.3. Hoạt động trải nghiệm theo nhóm.

Nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của chương trình giáo dục mầm non hiện nay theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ được xem là biện pháp hữu hiệu nhất, đặc biệt là tổ chức trải nghiệm theo nhóm. Trước đây bản thân tôi cũng đã tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng trải nghiệm nhưng mới chỉ ở mức độ cả lớp và cá nhân chứ chưa mạnh dạn tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm theo nhóm nên kết quả đạt chưa cao.

Hoạt động trải nghiệm nhóm giúp trẻ tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải nghiệm cùng nhóm qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm nhóm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ.

Từ khi áp dụng biệp pháp này vào tôi thấy trẻ lớp tôi thật sự hứng thú, tham gia vào hoạt động một cách mạnh dạn tự tin, sáng tạo, tiếp thu kiến thức một cách nhạy bén. Ngoài ra tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẽ của trẻ với bạn trong nhóm được nâng lên rõ rệt.

Tôi đã tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nhóm đó vào trong một số hoạt động như: Hoạt động học; chơi, hoạt động ngoài trời; chơi, hoạt động góc; và sinh hoạt hằng ngày cho trẻ

Ví dụ: Hoạt động học:

Với chủ đề Nghề nghiệp, đề tài tạo hình sáng tạo Làm quà tặng chú bộ đội, tôi phân đồ dùng thành 3 nhóm: nhóm 1: Nguyên vật liệu, đồ dùng cho trẻ làm súng; nhóm 2: Đồ dùng cho trẻ làm xe tăng; nhóm 3: Đồ dùng cho trẻ làm máy bay; sau đó tôi cho trẻ tự chọn nhóm, những bạn nào có cùng ý tưởng sẽ về cùng 1 nhóm và trẻ ở nhóm đó sẽ cùng thảo luận xem nhóm mình sẽ làm gì, làm như thế nào, bạn nào sẽ làm nhiệm vụ đó. Hết thời gian thảo luận nhóm trưởng sẽ đứng lên phát biểu ý kiến của đội mình cho cô và các bạn nghe. Sau đó cô tổ chức cho trẻ thực hiện. Khi trẻ thực hiện tôi luôn quan sát, theo dõi trẻ và thấy rằng trẻ đã biết tự làm việc mà mình đã được phân công, một số trẻ khi làm xong việc của mình vẫn còn giúp các bạn trong nhóm của mình hoàn thành công việc. Trẻ được tự do trải nghiệm nên sẽ sẽ rất hứng thú, tích cực và đặc biệt trẻ rất vui vẻ, thích thú khi tự tay mình tạo ra sản phẩm.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh trẻ chia về các nhóm để trải nghiệm làm quà tặng chú bộ đội

Chơi, hoạt động ngoài trời: Với không gian ngoài trời là địa điểm lý tưởng giúp cho trẻ thoải mái khám phá, trải nghiệm, nhất là trải nghiệm theo nhóm.

Ví dụ: ở chủ đề trường mầm non, đề tài: Trải nghiệm vệ sinh sân trường. Tôi phân khu vực cần dọn và cho trẻ nêu ý định sẽ làm gì với từng khu vực: Trong bồn hoa các con nhặt lá, rác, nhổ cỏ bỏ vào thùng rác; Trên sân trường các con quét dọn. Sau đó tôi cho trẻ tự đi chọn dụng cụ lao động của mình như: Chổi, xúc rác, thùng rác, và đi về làm việc tại nhóm cần đến các dụng cụ đó. Trong quá trình trẻ thực hiện tôi luôn bao quát và hướng dẫn trẻ làm, tôi nhận thấy rằng trẻ làm việc rất tích cực, biết phối hợp với nhau cùng thực hiện, khi làm xong phần việc của mình trẻ còn sang giúp các bạn ở nhóm khác.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh các bạn chia nhóm dọn vệ sinh sân trường

Hay ở hoạt động: Chơi, hoạt động góc. Đây có thể nói là một môi trường tốt để giáo dục kỹ năng nhóm cho trẻ, vì trong trò chơi sẽ phát sinh nhiều tình huống mà nếu người chơi không phối hợp được với nhau thì sẽ không thể nào chơi được.

Ví dụ: Góc xây dựng:

Ở chủ đề gia đình, tôi cho trẻ chơi xây ngôi nhà của bé. Trẻ sẽ chạy về góc chơi đã chọn và tự thỏa thuận vai chơi với nhau như: Bạn chuyển gạch, bạn mua cây về trồng, bạn lắp ghép nhà. Hoặc góc nấu ăn trẻ phân công bạn đi chợ, bạn nhặt rau, bạn nấu, bạn bày thức ănTrong quá trình chơi trẻ giao lưu, hợp tác với nhau.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh các bạn đang chơi, hoạt động góc

Trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ: Ví dụ vào giờ ăn tôi cho trẻ tự kê bàn ghế, phát bát thìa cho bạn. Tôi nhận thấy rằng các bạn tự phân công việc cho nhau, nhóm bạn trai kê bàn ghế, nhóm bạn gái sắp đặt đĩa, khăn lau. Hay vào các buổi chiều cuối tuần tôi đã cho trẻ vệ sinh lau chùi đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Các bạn nữ cẩn thận hơn sẽ lau giá xếp đồ chơi, bạn thì lau, bạn thì xếp; các bạn nam khỏe mạnh hơn sẽ lau chùi bàn ghế và khiêng bàn ghế đi cất. Trong quá trình trẻ làm việc trẻ luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh trẻ cùng nhau lau chùi, sắp xếp đồ chơi ở các góc, sắp xếp bàn ghế.

Thông qua sinh hoạt hàng ngày trẻ luôn được trải nghiệm với thực tế, điều đó không những giúp trẻ rèn luyện tính siêng năng, cẩn thận mà còn giúp trẻ tích lũy được vốn kinh nghiệm cho bản thân.

3.4. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ.

Như chúng ta đã biết phụ huynh chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng cho trẻ, đăc biệt là kĩ năng cho trẻ hoạt động nhóm. Muốn cho con em phát triển một cách hài hòa và toàn diện thì sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ ngày càng phát triển toàn diện hơn. Vì vậy tôi luôn chú trọng đến việc trao đổi, phối hợp với phụ huynh cho trẻ được giao lưu với bạn bè để rèn luyện them kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ.

Tôi đã tận dụng thời gian và không gian để tuyên truyền với phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, tôi thường dành thời gian để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dạy con khoa học cũng như trao đổi những kiến thức quý báu về việc hình thành kĩ năng nhóm cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo.

Tôi tận dụng góc tuyên truyền của lớp để tuyên truyền tới từng phụ huynh, góc tuyên truyền tại lớp tôi luôn được cập nhật kịp thời, đầy đủ thông tin về kế hoạch của trường lớp, hoặc các hình ảnh trẻ được hoạt động theo nhóm, và kết quả của trẻ khi tham gia cùng bạn trong nhóm.

Qua việc áp dụng phương pháp này phụ huynh lớp tôi đã nhận thức được tầm qua trọng của việc tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm nên đã có sự phối hợp với giáo viên trong việc rèn luyện và cũng cố những kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm ở gia đình cũng như ở trường.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi hoạt động nhóm thông qua bảng đối chiếu kết quả đầu năm học và cuối tháng 3/2020 như sau:

TT

TIÊU CHÍ

THÁNG 9/2019

THÁNG 3/2020

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

1

Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia vào hoạt động nhóm

5/33

15,1 %

29/33

85 %

2

Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp tác cùng bạn.

8/33

24,2 %

30/33

91 %

3

Trẻ có kỹ năng thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ, diễn đạt ý tưởng.

5/33

15,1 %

29/33

88 %

4

Trẻ có kỹ năng tham gia trải nghiệm hoạt động nhóm

7/33

21,2 %

31/33

94 %

5

Trẻ mạnh dạn, tự tin trước đám đông

6/33

18,2 %

29/33

88 %

Đối với trẻ: Với bảng đối chiếu trên chúng ta thấy rằng trẻ đã nắm được kĩ năng phối hợp nhóm và trải nghiệm hoạt động nhóm chiếm tỉ lệ cao (Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp tác cùng bạn chiếm 30/33 trẻ, tỉ lệ 91 %, Trẻ có kỹ năng tham gia trải nghiệm hoạt động nhóm chiếm 31/33 trẻ, tỉ lệ 94 % ); Trẻ có kỹ năng thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ, diễn đạt ý tưởng; Trẻ mạnh dạn, tự tin trước đám đông đều chiếm tỉ lệ 88 %; Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia vào hoạt động nhóm chiếm 28/33 trẻ, tỉ lệ 85 %.

Trẻ thật sự hứng thú tích cực trong tất cả các hoạt động diễn ra tại lớp từ sinh hoạt, vui chơi và học tập. Trẻ đã chủ động tham gia vào nhóm. Biết cách phối hợp nhóm, tạo nhóm và phân công nhiệm vụ trong nhóm, diễn đạt ý tưởng của cả nhóm, hoạt động vì lợi ích của nhóm. Các trẻ trong lớp thân thiện hơn đoàn kết hơn rất nhiều. Trẻ ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn, nhạy bén hơn rất nhiều và quan trọng nhất là sự tiếp thu kiến thức rất nhanh. Chất lượng các hoạt động nâng cao rõ rệt.

Đối với bản thân: Bản thân tôi khi áp dụng các biện trên vào lớp đã có những kết quả tốt, chủ động sáng tạo hơn khi thực hiện các hoạt động trên lớp và được sự ủng hộ từ phụ huynh vì sự tiến bộ dần của trẻ mà phụ huynh nhận thấy được.

Tôi đã tư tin, mạnh dạn hơn khi tổ chức cho trẻ hoạt động. Biết cách tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động, tận dụng các hoạt động mọi lúc mọi nơi để lồng ghép các kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ.

Bản thân tôi luôn được nhà trường và phụ huynh động viên để thực hiện những biện pháp này cho các lớp sau này.

Đối với phụ huynh: Nhận thức được tầm qua trọng của việc tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm nên đã có sự phối hợp với giáo viên trong việc rèn luyện và cũng cố những kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm ở gia đình cũng như ở trường.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

  1. Kết luận:

Qua việc tổ chức cho trẻ 4 tuổi hoạt động theo nhóm tại lớp tôi trong thời gian qua, bản thân tôi nhận thấy đây là một việc làm hết sức cần thiết để đáp ứng thực hiện chương trình theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, tôi đã mày mò tìm kiếm và áp dụng biện pháp tổ chức hoạt động theo nhóm cho trẻ, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ ngày càng năng động hơn, hình thành nét tư duy mới, kỹ năng mới đó là kỹ năng lĩnh hội và sáng tạo bản thân giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn trước đám đông và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng phát triển phù hợp với xu thế hội nhập Quốc tế trong thời đại hiện nay của nền giáo dục Việt Nam tiên tiến.

Đối với trẻ làm việc nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn có thể giúp trẻ tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú, tích cực hơn nhiều.

  1. Kiến nghị:

*Đối với Phòng giáo dục: Tôi mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng kĩ năng sống cho trẻ.

* Đối với nhà trường: Thường xuyên tăng cường, tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể ở trường thông qua các hội thi, các buổi giao lưu chất lượng .., tham quan, dã ngoại, để trẻ có cơ hội tham gia một cách tích cực các hoạt động trãi nghiệm..

Trang bị thêm một số đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị đẹp, hấp dẫn để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động.

* Đối với địa phương: Tôi mong muốn các cấp ban ngành và địa phương, đặc biệt là gia đình tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho trẻ ở mọi lứa tuổi để trẻ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu để trẻ được phát triển toàn diện.

* Đối với giao viên: Tôi hy vọng tất cả các giáo viên đêì có ý thức và trách nhiệm trong việc hình thành kỷ năng làm việc nhóm cho trẻ vì nó giúp trẻ phát triển toàn diện. Hơn hết nó là nền tảng cho trẻ vững tin bước vào xã hội ngày càng phát triển.

Trên đây là những biện pháp hình thành kỷ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non mà tôi đã áp dụng thành công cho lớp mẫu giáo 4 tuổi do tôi chủ nhiệm rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của hội đồng khoa học nhằm đưa sáng kiến kinh nghiệm này được nhân rộng hơn cho các giáo viên áp dụng.

Xin chân thành cảm ơn!

I. PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Lý do chọn đề tài:

Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công chính câu thành ngữ đó một lần nữa đã khẳng định vai trò của nhóm trong công việc cũng như trong cuộc sống, chỉ có sự đoàn kết cao mới đem lại thành công lớn cho chúng ta. Chỉ có hoạt động nhóm mới giúp cho trẻ ngày càng tự tin và có tính tự lập, là nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.

Như chúng ta đã biết, hoạt động theo nhóm là một trong những hình thức tổ chức áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực của trẻ. Với hình thức này, cô giáo đã trao quyền cho trẻ để trẻ tự quyết định, bàn bạc và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ học được cách làm việc với người khác, được học lẫn nhau. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình, trẻ học được cách chấp nhận (Lắng nghe, tuân theo ý kiến chung) và công nhận thành công hay thất bại. Trẻ cũng có những cơ hội nói, trình bày chia sẽ những suy nghĩ cá nhân với các bạn.

Với lý do trên tôi xin báo cáo biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi hoạt động theo nhóm tại lớp tôi phụ trách.

2 . Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo 4 tuổi lớp tôi phụ trách.

Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2019 đến tháng 3/2020.

2.2. Phạm vi nghiên cứu:

– Cách tiến hành tổ chức cho trẻ biết cách thiết lập nhóm, phối hợp nhóm, cách phân chia cho các thành viên trong nhóm và cách cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động nhóm cho trẻ mầm non 4 tuổi trong trường mầm non.

– Nghiên cứu sự hứng thú, mạnh dạn, tự tin trước đám đông, kỹ năng phát biểu ý kiến, tổng hợp ý kiến, phân chia nhiệm vụ, hợp tác với các bạn trong nhóm.

– Chọn một số hoạt động áp dụng các kỹ năng tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm một cách linh hoạt, phù hợp.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu giáo dục mầm non, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 tuổi cũng như tình hình thực tế để tìm ra các phương pháp hướng dẫn trẻ tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm trong trường mầm non một cách hiệu quả nhất. Từ đó vận dụng những kiến thức sẵn có, qua học hỏi nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ. Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài này là:

– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin của trẻ thông qua hoạt động nhóm.

– Đề ra một số biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động nhóm cho trẻ 4 tuổi tại lớp tôi phụ trách.

4. Giả thiết khoa học của đề tài nghiên cứu

Nếu đề tài này thành công tôi tin tưởng rằng việc tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm sẽ đạt kết quả cao, sẽ phát huy hết tính tích cực, hứng thú, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, hợp tác, đoàn kết, chia sẽ với các bạn khi tham gia các hoạt động.

5. Các phương pháp nghiên cứu :

Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu (Tài liệu, tập san, nguồn internet, tạp chí giáo dục mầm non, giáo án tham khảo)

5.2. Phương pháp điều tra.

5.3. Phương pháp quan sát, so sánh.

5.4. Phương pháp thực nghiệm.

5.5. Phương pháp đánh giá kết quả.

6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.

Sau khi đề tài này được áp dụng thì trẻ sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo,mạnh dạn tự tin trước đám đông. Mặt khác trẻ sẽ biết hợp tác, giao lưu chia sẽ với các bạn khi tham gia vào các hoạt động. Trẻ sẽ ghi nhớ và tiếp thu kiến thức tốt hơn khi được thực hành trải nghiệm cùng nhóm.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở khoa học.

1.1. Cơ sở lý luận:

Tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm là áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, trong phương pháp này nổi lên mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với trẻ, thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm và đưa ra ý kiến của mình, ý kiến của mỗi cá nhân sẽ được điều chỉnh với sự góp ý, thông nhất của tập thể. Qua đó trẻ sẽ nâng cao được nhận thức của mình thông qua hoạt động cùng nhóm. Hoạt động nhóm sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công, hợp tác trong các hoạt động, phát triển tình bạn, ý thức kĩ luật, ý thức tập thể.

1. 2. Cơ sở thực tiễn:

Trong những năm gần đây, tổ chức hoạt động cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhằm phát huy hết tính tích cực, sáng tạo, chủ động của trẻ thì vai trò của hoạt động nhóm luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Hiện nay một số giáo viên đã tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động theo hình thức hoạt động nhóm nên đã đạt hiệu quả cao trên trẻ.. Khi trẻ được tham gia vào nhóm trẻ sẽ nhận thấy rằng chỉ có làm việc theo nhóm trẻ mới hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng từ đó kích thích, khơi gợi sự hứng thú khi tham gia vào hoạt động nhóm.

Tuy vậy bên cạnh những thành công đã đạt được, thực tế vẫn còn một số mặt hạn chế như: Trẻ chưa thực sự mạnh dạn tự tin trước đám đông; chưa biết phối hợp với bạn, chưa biết cách tạo nhóm và phân công nhiệm vụ, nêu lên ý tưởng của mình, trẻ chưa thức sự có cơ hội để trải nghiệm theo nhóm tôi thấy do một số nguyên nhân sau: Do chưa hình thành ở trẻ các kĩ năng cho trẻ tham gia vào hoạt động nhóm tốt như: Kĩ năng thiết lập nhóm, kĩ năng phối hợp nhóm, kĩ năng trải nghiệm hoạt động nhóm cho trẻ.

Bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, chính điều này làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên.

2. Thực trạng của nhà trường:

2.1. Tình hình khảo sát điều tra thực tế tại lớp:

Bước vào đầu năm học tôi lên kế hoạch rà soát khảo sát số cháu trong lớp rồi phân trẻ ra các nhóm. Tống số cháu trong lớp: 33 cháu

Kết quả khảo sát đầu năm đạt kết quả như sau:

TT

TIÊU CHÍ

THÁNG 9/2029

ĐẠT

Số lượng

Tỉ lệ

1

Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia vào hoạt động nhóm

5/33

15,1 %

2

Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp tác cùng bạn.

8/33

24,2 %

3

Trẻ có kỹ năng thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ, nêu ý tưởng.

5/33

15,1 %

4

Trẻ có kỹ năng tham gia trải nghiệm hoạt động nhóm

7/33

21,2 %

5

Trẻ mạnh dạn, tự tin trước đám đông

6/33

18,2 %

Qua bảng điều tra trên chúng ta thấy rằng số trẻ hứn thú tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia vào hoạt động nhóm và Trẻ có kỹ năng thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ, nêu ý tưởng chiếm tỉ lệ rất thấp 5/33 trẻ chiếm tỉ lệ 15,1 %. Tiêu chí trẻ mạnh dạn, tự tin chiếm vị trí thứ 2 là 6/33 tỉ lệ 18,2 %. Trẻ có kỹ năng tham gia trải nghiệm hoạt động nhóm 7/33 chiếm tỉ lệ 21,2 %, và cao nhất là tiêu chí: Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp tác cùng bạn chiếm 8/33 tỉ lệ 24,2 %.

Với tình hình trẻ như trên nên khi tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm tôi còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi làm sao để đưa chất lượng tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm cho trẻ 4 tuổi đạt kết quả tốt.

2.2. Mặt mạnh.

– Được sự hướng dẫn, quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục, được sự quan tâm động viên và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Ban Giám Hiệu nhà trường về thực hiện chương trình theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

– Với bản thân yêu nghề, mến trẻ; luôn có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, được Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp tin tưởng. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy bản thân tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm; luôn quan tâm, đồng hành cùng các cháu nên tôi cũng phần nào nắm bắt được tâm lý của trẻ và có một số kinh nghiệm để có thể hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ trong từng hoạt động.

2.3. Hạn chế:

– Một số trẻ chịu ảnh hưởng quá nhiều về môi trường sống từ gia đình luôn có lòng ích kỷ, mọi thứ luôn muốn của bản thân mình như: ý tưởng, đồ dùng, đồ chơi ở lớp; ít quan tâm đến bạn

Một số trẻ chưa thực sự mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào hoạt động nhóm. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ còn hạn chế, chưa đoàn kết, hợp tác trong nhóm bạn chơi.

– Bản thân tôi trước đây tổ chức hoạt động cho trẻ còn theo hướng thụ động, tổ chức cho trẻ hoạt động cả lớp và theo cá nhân nên kết quả hoạt động chưa cao, chưa phát huy hết tính tích cực của trẻ.

2.4. Nguyên nhân

– Do nhận thức của phụ huynh không đồng đều một số phụ huynh chưa quan tâm chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động nhóm nên chưa có sự tương tác giữa phụ huynh với con về việc học của con mình, chưa tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ giao lưu, học hỏi cùng bạn bè ở tại gia đình.

– Do đặc thù và tính chất công việc nên giáo viên đôi lúc chưa thật sựu chịu khó đầu tư vào hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

Đứng trước tình hình thực trạng trên, là một giáo viên tôi đã tìm tòi, suy nghĩ đưa ra 1 số biện pháp của việc Tổ chức cho trẻ tại lớp Mẫu giáo 4 tuổi C hoạt động theo nhóm và tôi đã áp dụng thành công, hiệu quả các biện pháp đó tại lớp tôi phụ trách. Sau đây tôi xin báo cáo các biện pháp mà tôi đã thực hiện như sau:

3. Biện pháp cho trẻ 4 tuổi hoạt động theo nhóm:

3.1. Hình thành kỹ năng phối hợp nhóm.

Trong tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động nhóm của trẻ được hiểu là tạo cơ hội cho ít nhất 2 trẻ cùng hoạt động hợp tác để hoàn thành một nhiệm vụ vì mục đích nào đó, qua đó giúp mỗi cá nhân nhận ra thiếu sót của mình để khắc phục, trở nên hoàn thiện hơn. Vì vậy, phối hợp cùng bạn là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong hoạt động làm việc nhóm, mặc dù mỗi người một việc nhưng phần công việc của mỗi người đều liên quan, tương tác với nhau để giúp nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trước đây khi tổ chức hoạt động cho trẻ bản thân tôi cũng chỉ tổ chức cho trẻ thực hiện riêng lẽ nên kết quả công việc của trẻ đạt chưa cao. Vì vậy qua quá trình nghiên cứu tôi đã thay đổi được tư duy và nhận thức của mình, tôi đã dạy cho trẻ thật sự hiểu rằng làm việc theo nhóm là mình vẫn có suy nghĩ riêng cách làm riêng, và chia sẽ cho cả nhóm biết, để các bạn trong nhóm cùng nhau xem xét, suy nghĩ về cách làm đó có đúng không và các bạn trong nhóm sẽ quyết định làm theo cách đó hay chọn một cách khác tốt hơn của bạn mình chứ không phải làm theo ý riêng của mình. Khi trẻ đã biết phối hợp, hợp tác với bạn, thì trẻ sẽ biết giao lưu, quan tâm, chia sẽ với các bạn khác, trẻ có khả năng thích nghi và hợp tác làm việc với tất cả mọi người nếu cần.

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động thực hành chăm sóc vườn rau ở hoạt động: chơi – hoạt động chiều của chủ đề nghề nghiệp, tôi đã tập trung trẻ ra vườn rau của nhà trường cho trẻ thảo luận về các loại rau ở vườn, ích lợi của rau, công việc chăm sóc vườn rau. Cho trẻ chia nhóm để chăm sóc như: nhóm thì nhổ cỏ cho rau mồng tơi, nhóm thì chăm sóc rau cải, nhóm rau hẹtùy vào thực tế khu vực lớp mình mà trẻ dùng những dụng cụ và làm những việc khác nhau.

Tôi quan sát, động viên, khuyến khích trẻ và thấy trẻ làm việc rất tốt, trẻ tích cực, phối hợp với nhau bạn thì nhổ cỏ, bạn thì nhặt bỏ lá vàng, bạn thì xới đất, tưới nước. Sau khi làm của nhóm mình xong các bạn còn lại giúp những nhóm khác chưa hoàn thành. Trẻ rất vui vẻ, hào hứng khi đã cùng chăm sóc vườn rau tươi đẹp, và trẻ hiểu được rằng chỉ có đoàn kết với nhau thì mới có thể thành công.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh trẻ đang cùng nhau chăm sóc vườn rau

3.2. Thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ và nêu cao ý thức thực hiện nhiệm vụ.

Việc thiết lập nhóm theo ý thích và khả năng của mình để tạo thành một nhóm có chung một ý tưởng, một sở thích là một việc làm cần thiết để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động. Bản thân tôi luôn định hướng giúp trẻ tìm nhóm theo ý muốn của mình, nhằm phát huy hết khả năng và tính tích cực của trẻ.

Khi trẻ đã thiết lập được nhóm tôi sẽ gợi ý cho trẻ nêu lên ý tưởng hay phát biểu ý kiến của mình cho cả nhóm cùng xem xét, bàn bạc. Tất cả các bạn trong nhóm đều có ý kiến riêng của mình sau đó các bạn tự phân chia công việc khi thực hiện làm việc nhóm; một bạn sẽ đại diện cho nhóm báo cáo với cô về việc nhóm định làm. Trong quá trình trẻ thảo luận, trao đổi tôi luôn theo dõi, quan sát giúp đỡ trẻ khi cần thiết, để trẻ có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.

Ví dụ: Ở chủ đề tết và mùa xuân; lĩnh vực khám phá khoa học; đề tài: Trải nghiệm Bé vui đón tết. sau khi ổn định trẻ xong tôi hỏi trẻ: các con ơi! Các con đã biết gì về ngày tết nào?

Các con có muốn tìm hiểu về tết không? Bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội, đội 1 sẽ thảo luận về món ăn ngày tết; đội 2: thảo luận về các loại hoa có trong ngày tết; đội 3: Những hoạt động trong ngày tết. Thời gian gian thảo luận 3 phút, hết thời gian đội trưởng của mỗi nhóm sẽ tổng hợp ý kiến và trình bày cho cô và cả lớp cùng nghe nhé.

Khi trẻ nghe tôi nói Chọn nhóm, chọn nhóm trẻ sẽ nhanh chóng thiết lập nhóm của mình và cùng nhau thảo luận, mỗi bạn sẽ nêu 1 ý kiến cho cả tổ cùng nghe và thống nhất, hết thời gian đội sẽ cử 1 bạn đại diện lên trình bày ý kiến của đội mình. Qua quá trình quan sát tôi nhận thấy trẻ đã biết tạo nhóm cho mình và biết đưa ra ý kiến để cùng thảo luận đưa ra kết quả cuối cùng.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh trẻ thiết lập nhóm và phân công nhiệm vụ.

Khi trẻ thiết lập nhóm và phân công nhiệm vụ xong về tham gia chơi trong nhóm tôi thường giáo dục trẻ không tranh giành tráo đổi công việc với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiêm vụ khác cho mình. Trong lúc các nhóm thực hiện tôi luôn quan sát và phát hiện ra một số trẻ hay bỏ dỡ công việc của mình giữa chừng để tranh giành công việc của bạn vì vậy tôi đã tìm cách nhắc nhủ động viên trẻ quay lại làm nốt công việc của mình hoặc thương lượng trao đổi công việc cho bạn.

Ví dụ: Trong một lần nhóm Họa my được phân công nhiệm vụ trang trí cây đào và treo những quả bóng bay, bạn Gia Hân được giao nhiệm vụ gắn hoa đào lên cây nhưng khi mới bắt tay vào thực hiện thấy những quả bóng thích hơn nên bé bỏ sang treo quả bóng. Thấy vậy tôi hỏi bé: Hôm nay con được giao công việc gì? (gắn hoa đào lên cây ạ), con làm xong chưa? (Dạ chưa), nhiệm vụ con đang làm là gì? Có đúng với nhiệm vụ được phân công chưa? con đã xin ý kiến trao đổi với các bạn trong nhóm chưa? (Dạ chưa), nếu công việc gắn hoa đào lên cây không có con hay bạn khác nào làm thì kết quả của nhóm con như thế nào?Tôi giáo dục trẻ cần phải có tinh thần kỷ luật và nguyên tắc làm việc trong nhóm sau đó hỏi trẻ: Hướng giải quyết của con bây giờ là gì?, nếu con không thích gắn hoa đào thì con phải thương lượng với bạn nào để đổi công việc? Sau đó bạn Gia Hân đã tìm được bạn Lan Anh để thỏa thuận đổi công việc cho nhau và đã được cả nhóm đồng ý. Cuối buổi tôi nhận xét và nhắc nhỡ các cháu khi đã thiết lập nhóm và được phân công nhiệm vụ thì các thành viên trong nhóm phải có ý thức kỷ luật tốt để hoàn thành nhiệm vụ của mình không được tự ý bỏ nhiệm vụ của mình để đi làm công việc khác. Các buổi hoạt động sau tôi nhận thấy không những bạn Gia Hân mà hầu như các bạn trong các nhóm đã có ý thức thực hiện tốt nhiệm vụ được nhóm phân công.

3.3. Hoạt động trải nghiệm theo nhóm.

Nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của chương trình giáo dục mầm non hiện nay theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ được xem là biện pháp hữu hiệu nhất, đặc biệt là tổ chức trải nghiệm theo nhóm. Trước đây bản thân tôi cũng đã tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng trải nghiệm nhưng mới chỉ ở mức độ cả lớp và cá nhân chứ chưa mạnh dạn tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm theo nhóm nên kết quả đạt chưa cao.

Hoạt động trải nghiệm nhóm giúp trẻ tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải nghiệm cùng nhóm qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm nhóm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ.

Từ khi áp dụng biệp pháp này vào tôi thấy trẻ lớp tôi thật sự hứng thú, tham gia vào hoạt động một cách mạnh dạn tự tin, sáng tạo, tiếp thu kiến thức một cách nhạy bén. Ngoài ra tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẽ của trẻ với bạn trong nhóm được nâng lên rõ rệt.

Tôi đã tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nhóm đó vào trong một số hoạt động như: Hoạt động học; chơi, hoạt động ngoài trời; chơi, hoạt động góc; và sinh hoạt hằng ngày cho trẻ

Ví dụ: Hoạt động học:

Với chủ đề Nghề nghiệp, đề tài tạo hình sáng tạo Làm quà tặng chú bộ đội, tôi phân đồ dùng thành 3 nhóm: nhóm 1: Nguyên vật liệu, đồ dùng cho trẻ làm súng; nhóm 2: Đồ dùng cho trẻ làm xe tăng; nhóm 3: Đồ dùng cho trẻ làm máy bay; sau đó tôi cho trẻ tự chọn nhóm, những bạn nào có cùng ý tưởng sẽ về cùng 1 nhóm và trẻ ở nhóm đó sẽ cùng thảo luận xem nhóm mình sẽ làm gì, làm như thế nào, bạn nào sẽ làm nhiệm vụ đó. Hết thời gian thảo luận nhóm trưởng sẽ đứng lên phát biểu ý kiến của đội mình cho cô và các bạn nghe. Sau đó cô tổ chức cho trẻ thực hiện. Khi trẻ thực hiện tôi luôn quan sát, theo dõi trẻ và thấy rằng trẻ đã biết tự làm việc mà mình đã được phân công, một số trẻ khi làm xong việc của mình vẫn còn giúp các bạn trong nhóm của mình hoàn thành công việc. Trẻ được tự do trải nghiệm nên sẽ sẽ rất hứng thú, tích cực và đặc biệt trẻ rất vui vẻ, thích thú khi tự tay mình tạo ra sản phẩm.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh trẻ chia về các nhóm để trải nghiệm làm quà tặng chú bộ đội

Chơi, hoạt động ngoài trời: Với không gian ngoài trời là địa điểm lý tưởng giúp cho trẻ thoải mái khám phá, trải nghiệm, nhất là trải nghiệm theo nhóm.

Ví dụ: ở chủ đề trường mầm non, đề tài: Trải nghiệm vệ sinh sân trường. Tôi phân khu vực cần dọn và cho trẻ nêu ý định sẽ làm gì với từng khu vực: Trong bồn hoa các con nhặt lá, rác, nhổ cỏ bỏ vào thùng rác; Trên sân trường các con quét dọn. Sau đó tôi cho trẻ tự đi chọn dụng cụ lao động của mình như: Chổi, xúc rác, thùng rác, và đi về làm việc tại nhóm cần đến các dụng cụ đó. Trong quá trình trẻ thực hiện tôi luôn bao quát và hướng dẫn trẻ làm, tôi nhận thấy rằng trẻ làm việc rất tích cực, biết phối hợp với nhau cùng thực hiện, khi làm xong phần việc của mình trẻ còn sang giúp các bạn ở nhóm khác.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh các bạn chia nhóm dọn vệ sinh sân trường

Hay ở hoạt động: Chơi, hoạt động góc. Đây có thể nói là một môi trường tốt để giáo dục kỹ năng nhóm cho trẻ, vì trong trò chơi sẽ phát sinh nhiều tình huống mà nếu người chơi không phối hợp được với nhau thì sẽ không thể nào chơi được.

Ví dụ: Góc xây dựng:

Ở chủ đề gia đình, tôi cho trẻ chơi xây ngôi nhà của bé. Trẻ sẽ chạy về góc chơi đã chọn và tự thỏa thuận vai chơi với nhau như: Bạn chuyển gạch, bạn mua cây về trồng, bạn lắp ghép nhà. Hoặc góc nấu ăn trẻ phân công bạn đi chợ, bạn nhặt rau, bạn nấu, bạn bày thức ănTrong quá trình chơi trẻ giao lưu, hợp tác với nhau.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh các bạn đang chơi, hoạt động góc

Trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ: Ví dụ vào giờ ăn tôi cho trẻ tự kê bàn ghế, phát bát thìa cho bạn. Tôi nhận thấy rằng các bạn tự phân công việc cho nhau, nhóm bạn trai kê bàn ghế, nhóm bạn gái sắp đặt đĩa, khăn lau. Hay vào các buổi chiều cuối tuần tôi đã cho trẻ vệ sinh lau chùi đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Các bạn nữ cẩn thận hơn sẽ lau giá xếp đồ chơi, bạn thì lau, bạn thì xếp; các bạn nam khỏe mạnh hơn sẽ lau chùi bàn ghế và khiêng bàn ghế đi cất. Trong quá trình trẻ làm việc trẻ luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáoThực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trường mầm non mẫu giáo

Hình ảnh trẻ cùng nhau lau chùi, sắp xếp đồ chơi ở các góc, sắp xếp bàn ghế.

Thông qua sinh hoạt hàng ngày trẻ luôn được trải nghiệm với thực tế, điều đó không những giúp trẻ rèn luyện tính siêng năng, cẩn thận mà còn giúp trẻ tích lũy được vốn kinh nghiệm cho bản thân.

3.4. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ.

Như chúng ta đã biết phụ huynh chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng cho trẻ, đăc biệt là kĩ năng cho trẻ hoạt động nhóm. Muốn cho con em phát triển một cách hài hòa và toàn diện thì sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ ngày càng phát triển toàn diện hơn. Vì vậy tôi luôn chú trọng đến việc trao đổi, phối hợp với phụ huynh cho trẻ được giao lưu với bạn bè để rèn luyện them kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ.

Tôi đã tận dụng thời gian và không gian để tuyên truyền với phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, tôi thường dành thời gian để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dạy con khoa học cũng như trao đổi những kiến thức quý báu về việc hình thành kĩ năng nhóm cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo.

Tôi tận dụng góc tuyên truyền của lớp để tuyên truyền tới từng phụ huynh, góc tuyên truyền tại lớp tôi luôn được cập nhật kịp thời, đầy đủ thông tin về kế hoạch của trường lớp, hoặc các hình ảnh trẻ được hoạt động theo nhóm, và kết quả của trẻ khi tham gia cùng bạn trong nhóm.

Qua việc áp dụng phương pháp này phụ huynh lớp tôi đã nhận thức được tầm qua trọng của việc tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm nên đã có sự phối hợp với giáo viên trong việc rèn luyện và cũng cố những kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm ở gia đình cũng như ở trường.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi hoạt động nhóm thông qua bảng đối chiếu kết quả đầu năm học và cuối tháng 3/2020 như sau:

TT

TIÊU CHÍ

THÁNG 9/2019

THÁNG 3/2020

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

1

Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia vào hoạt động nhóm

5/33

15,1 %

29/33

85 %

2

Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp tác cùng bạn.

8/33

24,2 %

30/33

91 %

3

Trẻ có kỹ năng thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ, diễn đạt ý tưởng.

5/33

15,1 %

29/33

88 %

4

Trẻ có kỹ năng tham gia trải nghiệm hoạt động nhóm

7/33

21,2 %

31/33

94 %

5

Trẻ mạnh dạn, tự tin trước đám đông

6/33

18,2 %

29/33

88 %

Đối với trẻ: Với bảng đối chiếu trên chúng ta thấy rằng trẻ đã nắm được kĩ năng phối hợp nhóm và trải nghiệm hoạt động nhóm chiếm tỉ lệ cao (Trẻ có kỹ năng phối hợp, hợp tác cùng bạn chiếm 30/33 trẻ, tỉ lệ 91 %, Trẻ có kỹ năng tham gia trải nghiệm hoạt động nhóm chiếm 31/33 trẻ, tỉ lệ 94 % ); Trẻ có kỹ năng thiết lập nhóm, phân công nhiệm vụ, diễn đạt ý tưởng; Trẻ mạnh dạn, tự tin trước đám đông đều chiếm tỉ lệ 88 %; Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia vào hoạt động nhóm chiếm 28/33 trẻ, tỉ lệ 85 %.

Trẻ thật sự hứng thú tích cực trong tất cả các hoạt động diễn ra tại lớp từ sinh hoạt, vui chơi và học tập. Trẻ đã chủ động tham gia vào nhóm. Biết cách phối hợp nhóm, tạo nhóm và phân công nhiệm vụ trong nhóm, diễn đạt ý tưởng của cả nhóm, hoạt động vì lợi ích của nhóm. Các trẻ trong lớp thân thiện hơn đoàn kết hơn rất nhiều. Trẻ ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn, nhạy bén hơn rất nhiều và quan trọng nhất là sự tiếp thu kiến thức rất nhanh. Chất lượng các hoạt động nâng cao rõ rệt.

Đối với bản thân: Bản thân tôi khi áp dụng các biện trên vào lớp đã có những kết quả tốt, chủ động sáng tạo hơn khi thực hiện các hoạt động trên lớp và được sự ủng hộ từ phụ huynh vì sự tiến bộ dần của trẻ mà phụ huynh nhận thấy được.

Tôi đã tư tin, mạnh dạn hơn khi tổ chức cho trẻ hoạt động. Biết cách tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động, tận dụng các hoạt động mọi lúc mọi nơi để lồng ghép các kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ.

Bản thân tôi luôn được nhà trường và phụ huynh động viên để thực hiện những biện pháp này cho các lớp sau này.

Đối với phụ huynh: Nhận thức được tầm qua trọng của việc tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm nên đã có sự phối hợp với giáo viên trong việc rèn luyện và cũng cố những kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm ở gia đình cũng như ở trường.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

  1. Kết luận:

Qua việc tổ chức cho trẻ 4 tuổi hoạt động theo nhóm tại lớp tôi trong thời gian qua, bản thân tôi nhận thấy đây là một việc làm hết sức cần thiết để đáp ứng thực hiện chương trình theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, tôi đã mày mò tìm kiếm và áp dụng biện pháp tổ chức hoạt động theo nhóm cho trẻ, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ ngày càng năng động hơn, hình thành nét tư duy mới, kỹ năng mới đó là kỹ năng lĩnh hội và sáng tạo bản thân giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn trước đám đông và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng phát triển phù hợp với xu thế hội nhập Quốc tế trong thời đại hiện nay của nền giáo dục Việt Nam tiên tiến.

Đối với trẻ làm việc nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn có thể giúp trẻ tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú, tích cực hơn nhiều.

  1. Kiến nghị:

*Đối với Phòng giáo dục: Tôi mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng kĩ năng sống cho trẻ.

* Đối với nhà trường: Thường xuyên tăng cường, tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể ở trường thông qua các hội thi, các buổi giao lưu chất lượng .., tham quan, dã ngoại, để trẻ có cơ hội tham gia một cách tích cực các hoạt động trãi nghiệm..

Trang bị thêm một số đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị đẹp, hấp dẫn để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động.

* Đối với địa phương: Tôi mong muốn các cấp ban ngành và địa phương, đặc biệt là gia đình tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho trẻ ở mọi lứa tuổi để trẻ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu để trẻ được phát triển toàn diện.

* Đối với giao viên: Tôi hy vọng tất cả các giáo viên đêì có ý thức và trách nhiệm trong việc hình thành kỷ năng làm việc nhóm cho trẻ vì nó giúp trẻ phát triển toàn diện. Hơn hết nó là nền tảng cho trẻ vững tin bước vào xã hội ngày càng phát triển.

Trên đây là những biện pháp hình thành kỷ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non mà tôi đã áp dụng thành công cho lớp mẫu giáo 4 tuổi do tôi chủ nhiệm rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của hội đồng khoa học nhằm đưa sáng kiến kinh nghiệm này được nhân rộng hơn cho các giáo viên áp dụng.

Xin chân thành cảm ơn!