Thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay – Luật Toàn quốc

Thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay – Luật Toàn quốc

Để được tư vấn chi tiết về thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động […]

Thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay

Câu hỏi của bạn về thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay

  • Thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay như thế nào?

Câu trả lời của luật sư về thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay

2. Nội dung tư vấn về thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay

    2.1 Thực tiễn cải cách thủ tục hành chính

    Tính đến ngày 30/6/2011, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền và dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền để đơn giản hóa trên 3.000 TTHC, đạt tỷ lệ 63%. Trong đó, số TTHC đã được ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật để thực thi lên tới 1.882 TTHC, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp. Một số bộ, ngành kết quả thực hiện đạt tỷ lệ cao, bao gồm: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…

    Về phía các địa phương, triển khai phương án đơn giản hóa TTHC đã được phê duyệt trên cơ sở kết quả tự rà soát TTHC trong khuôn khổ Đề án 30, đến nay, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động ban hành văn bản thuộc thẩm quyền để thực thi phương án đơn giản hóa của 3.636 TTHC đang được thực hiện tại các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, như TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Tây Ninh, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Lào Cai, Đồng Nai, Điện Biên, An Giang, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Long An, Cần Thơ, Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Vĩnh Long…

    Đến nay, đã có tất cả các bộ, ngành và 62/63 địa phương đã triển khai việc thành lập phòng Kiểm soát TTHC đặt tại Văn phòng bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. Cùng với việc kiện toàn về tổ chức và nhân sự cho phòng Kiểm soát TTHC, hệ thống cán bộ đầu mối kiêm nhiệm làm công tác kiểm soát TTHC tại các vụ, cục, sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã cũng được quan tâm, kiện toàn.

    2.2 Những khó khăn trong cải cách hành chính

    TTHC dù quy định có tốt đến đâu nhưng sẽ chỉ dừng lại trên lý thuyết nếu công tác tổ chức thực hiện yếu kém. Vấn đề này đã được nhắc đến nhiều lần trong các nghị quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, qua phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện TTHC tại các bộ, ngành, địa phương thời gian qua, có thể nói công tác công khai, minh bạch TTHC tại trụ sở cơ quan giải quyết TTHC vẫn chưa thực hiện đầy đủ; hiện tượng giải quyết TTHC kéo dài so với quy định pháp luật vẫn tồn tại, gây bức xúc cho cá nhân, tổ chức; ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương hành chính.

    2.3 Giải pháp

    Cải cách TTHC tiếp tục được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ khóa 13 và cũng là đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Trong bối cảnh này, chúng ta không thể tự thỏa mãn với những kết quả bước đầu của Đề án 30 mà phải tập trung thực hiện cải cách TTHC mạnh mẽ hơn nữa, cải cách TTHC phải trực tiếp phục vụ nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để cải cách TTHC tiếp tục có những kết quả mới, cần nhiều yếu tố nhưng tôi cho rằng vấn đề nhận thức là yếu tố rất quan trọng, bao gồm nhận thức của lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như nhận thức của người dân và cộng đồng doanh nghiệp về công tác này.

    Về phía khối cơ quan hành chính, phải coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Cần quán triệt tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức tinh thần cốt lõi của cải cách TTHC là việc nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn, chất lượng hệ thống thể chế ngày một cao hơn, nguồn lực xã hội phải được sử dụng có hiệu quả nhất. Cải cách TTHC không phải là sửa đổi được bao nhiêu quy định mà cốt lõi là những sửa đổi này phải đi vào cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và hiệu quả quản lý nhà nước làm thước đo cho kết quả cải cách.

    Về phía người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, cần hiện thực hóa tinh thần “Chung tay cải cách thủ tục hành chính”, đồng hành cùng Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách TTHC. Hãy chủ động tư vấn, hỗ trợ Văn phòng Chính phủ trong việc đề xuất những sáng kiến cải cách TTHC và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân.

    Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

vote