Thực tiễn và vai trò của thực tiễn N10 – Chủ đề: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn (Nhóm 10) I. – Studocu

Mục Lục

Chủ đề: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn

(Nhóm 10)

I. Phạm trù nhận thức

1. Khái niệm

  • -Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Mác nói riêng, đây là một phạm trù đã được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau. Nếu như các nhà triết học tôn giáo cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt động thực tiễn thì các nhà triết học duy vật trước triết học DVBC có nhiều đóng góp cho quan điểm duy vật về nhận thức, nhưng chưa một đại biểu nào hiểu đúng bản chất của thực tiễn.
  • Khắc phục sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, Triết học Mác Lênin có quan điểm về nhận thức như sau:

    Thực tiễn là toàn bộ hđộng vật chất-cảm tính có mục đích,mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.

  • + Con người có rất nhiều hđộng khác nhau: cả hoạt động vật chất và hđộng tinh thần. HĐTT ở đây là hđộng vật chất cảm tính (mang tính tất yếu khách quan của con người). Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng (<https://hocluat.vn/wiki/vat-chat/>)vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của (<https://hocluat.vn/wiki/ban-chat/>)bản chất con người, thực tiễn không ngừng (<https://hocluat.vn/wiki/phat-trien/>)phát triển bởi các thế hệ của loài người qua các quá trình lịch sử.
  • + Triết học Mác – Lênin lý giải tinh thần là thuộc tính của một dạng vật chất sống, có tổ chức cao, là bộ óc con người. Tinh thần, ý thức nằm trong con người, không thể tách rời con người, quá trình hoạt động phản ánh của tinh thần là kết quả hoạt động chủ động của con người. Những hoạt động tinh thần là hoạt động trong hệ thần kinh trung ương của bộ não người chứ không phải diễn ra ngoài thực tế.
  • 2. Tính chất

  • – Tính khách quan ở đây được thể hiện ở: thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất -cảm tính , như lời của C. Mác , đó là những hoạt động vật chất của con người cảm giác được ; nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này . Hoạt động vật chất -cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất , công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng . Trên cơ sở đó , con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình .
  • VD: con người chế tạo thành công máy bay không người lái, từ điện thoại đơn giản đến smartphone và ngày càng nhiều tính năng được nâng cấp, tạo ra điện từ nguồn nước

  • – Tính mục đích: thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người . Khác với hoạt động có tính bản năng , tự phát của động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới , con người bằng và thông qua hoạt động thực tiễn , chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình , thích nghi một cách chủ động , tích cực với thế giới . Như vậy , nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người , khác với hoạt động bản năng thụ động thích nghi của động vật .
  • Như ta có thể thấy: ở đây, loài vật hoạt động theo bản năng. Con vật không có hoạt động thực tiễn. Chúng chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài.

  • – Hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử – xã hội của con người ; nghĩa là , thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội , với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội . Trong hoạt động thực tiễn , con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác . Cũng vì vậy , hoạt động thực tiễn luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể . Đồng thời , thực tiễn có trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó .
  • VD: cùng sx ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người nhưng mỗi 1 thời kì thì công cụ sản xuất, phương pháp canh tác… khác nhau. Từ dùng que nhọn chọc lỗ rồi tra hạt, đkls và nhu cầu biến đổi, con ng phải cải tiến cclđ-> công cụ bằng đá -> công cụ bằng đồng -> công cụ bằng sắt -> đến ngày hôm nay, công cụ lđ đều được con người giải phóng bằng máy móc, công nghệ. Cuộc CM 4.0 diễn ra trên tất cả lĩnh vực đời sống XH, trong đó có lĩnh vực NN

    Nhìn chung, thực tiễn là hoạt động thể hiện tính mục đích , tính tự giác cao của con người , chủ động tác động làm biến đổi tự nhiên , xã hội , phục vụ con người , khác với những hoạt động mang tính bản năng thụ động của động vật , nhằm thích nghi với hoàn cảnh . Hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản , phổ biến của con người và xã hội loài người , là phương thức cơ bản của mối quan hệ giữa con người với thế giới ; nghĩa là con người quan hệ với thế giới bằng và thông qua hoạt động thực tiễn . Không có hoạt động thực tiễn thì bản thân con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển .

    3. Hình thức cơ bản

    3 hình thức cơ bản sau: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.

  • -Trong đó , hoạt động sản xuất vật chất là hình thức có sớm nhất , cơ bản nhất , quan trọng nhất , vì ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất đã phải tiến hành sản xuất vật chất dù là giản đơn để tồn tại . Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức tổn tại cơ bản của con người và xã hội loài người . Không có sản xuất vật chất , con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển . Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người .
  • VD: hoạt động gặt lúa của người nông dân, hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản, hoạt động của người công nhân trong nhà máy sản xuất

    Ta có thể thấy, những hoạt động kể trên đều nhằm tạo ra của cải, vật chất đáp ứng nhu cầu của con người, giúp con người tồn tại và phát triển. Chúng ta cùng đến với hình thức thứ 2, đó là hoạt động chính trị

  • -Hoạt động chính trị -xã hội là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi , cải tạo xã hội , phát triển các thiết chế xã hội , các quan hệ xã hội , v.v .. Hoạt động chính trị -xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp ; đấu tranh giải phóng dân tộc ; đấu tranh cho hòa bình , dân chủ , tiến bộ xã hội ; đấu tranh cải tạo các quan hệ chính trị -xã hội , nhằm tạo ra môi trường xã hội dân chủ , lành mạnh cho con người phát triển . Thiểu hình thức hoạt động thực tiễn này , con người và xã hội loài người cũng không thể phát
  • -Hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn , vì trong hoạt động thực nghiệm khoa học , con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà mình đã đề ra . Trên cơ sở đó , vận dụng những thành tựu khoa học , kỹ thuật , công nghệ vào sản xuất vật chất , vào cải tạo chính trị -xã hội , cải tạo các quan hệ chính trị -xã hội . Ngày nay , khi cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão , “ tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì hình thức hoạt động thực tiễn này ngày càng đóng vai trò quan trọng .
  • VD: Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong cả nước và trên thế giới, thời gian qua, chung tay cùng Chính phủ trong việc đẩy lùi đại dịch COVID-19, nhiều người dân, học sinh… trong cả nước đã tự nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm công nghệ thiết thực hỗ trợ phòng, chống dịch.

  • + Máy rửa tay tự động không tiếp xúc được mọi người ưa chuộng bởi nhỏ gọn, tiện dụng, hiệu quả
  • + Sử dụng robot hỗ vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu cách ly, phong tỏa
  • +“Cổng khử khuẩn” phục vụ công tác phòng, chống dịch tại đơn vị quân đội
  • -Ba hình thức thực tiễn này có quan hệ biện chứng , tác động , ảnh hưởng qua lại lẫn nhau ; trong đó hình thức sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng , quyết định hai hình thức thực tiễn kia . Tuy nhiên , hai hình thức thực tiễn kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất . Như vậy , thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên xã hội , nhưng đồng thời thực tiễn cũng tách con người khỏi thế giới tự nhiên , để “ làm chủ ” tự nhiên . Nói khác đi , thực tiễn “ tách ” con người khỏi tự nhiên là để khẳng định con người , nhưng muốn “ tách ” con người khỏi tự nhiên thì trước hết phải nối con người với tự nhiên. Cầu nối này chính là hoạt động thực tiễn.
  • II. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

    Trước khi tìm hiểu vể vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, bạn nào có thể cho mình biết thế nào là nhận thức không?

  • -Nhận thức:là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
  • => Hoạt động thực tiễn của con người chính là cơ sở của mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức. Do đó, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể.
  • Trong mối quan hệ với nhận thức, thực tiễn có vai trò:

  • 1. Là cơ sở của nhận thức
  • 2. Là động lực của nhận thức
  • 3. Là mục đích của nhận thức
  • 4. Tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
  • 1. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:

    1.1 Thực tiễn tạo ra nhu cầu cho nhận thức

    Xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của mình mà con người phải trả lời những câu hỏi về thế giới xung quanh,từ đó hình thành khả năng nhận thức.

    học thuyết giai cấp tư sản Ví dụ: Sự xuất hiện Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng BẮT NGUỒN từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp lúc bấy giờ.

    1.2 Thực tiễn cung cấp “chất liệu” cho nhận thức

    Thông qua hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới khách quan, làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, tính quy luật, từ đó nhận thức chúng. Khoa học và lý luận ra đời trên cơ sở hoạt động thực tiễn.

    Ví dụ: -Khi ném hòn đá vào một tấm kính, thấy tấm kính đó vỡ ra khi đó chúng ta sẽ biết rằng kính có thuộc tính dễ vỡ.

  • -Cán bộ hiện nay không chịu bộc lộ thuộc tính (không có chính kiến, quan điểm) để lấy phiếu của cấp trên và cấp dưới.
  • – Từ sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người có tri thức về toán học.
  • 1.3 Thực tiễn là nơi rèn luyện và “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới

    Thông qua hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra những công cụ ngày càng tinh vi giúp nối dài khí quan vật chất của con người, từ đó con người phát hiện ra những thuộc tính, đặc điểm mới của thế giới khách quan mà bằng các giác quan thông thường không thể nhận biết được.

    Ví dụ: -Sự tiến hóa từ vượn thành người, nhờ sự tiến hóa mà các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện

    1590 Những kính hiển vi ban đầu được phát minh vào năm . Kính thiên văn đến từ Hà Lan vào năm 1608. Mục đích của kính hiển vi ra đời để nhìn thấy những thứ nhỏ bé. Kính thiên văn để nhìn những thứ rất xa mà ta nghĩ là nó ở gần như các vì sao,..

  • -Nhờ thông qua những hoạt động thực tiễn mà con người đã sáng tạo ra kinh hiển vi, kính thiên văn đã nối dài thị giác giúp con người có thể thấy những thứ nhỏ bé hay những thứ ở xa mà mắt thường không thể thấy.
  • 2. Thực tiễn là động lực của nhận thức:

    Ăngghen đã từng khẳng định: “Khi xã hội có những yêu cầu về kỹ thuật thì xã hội sẽ thúc đẩy kỹ thuật hơn 10 trường đại học”

  • +Thực tiễn không ngừng biến đổi, luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cần giải quyết. Đó chính là động lực thúc đẩy nhận thức không ngừng vận động, phát triển để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.

    hoàn thiện (Hoạt động thực tiễn góp phần các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.

  • + Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận thức về thế giới.
  • + Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
  • Ăngghen đã khẳng định: chính việc ng ta biến đổi tự nhiên… là cơ sở chủ yếu nhất,trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên)

    Ví dụ: từ những yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi xã hội phải phát triển mà nhà nước Việt Nam đã đi lên từ thời bao cấp lên đến thời kì xã hội chủ nghĩa và không ngừng đổi mới hơn nữa.

    3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức

  • +Nhận thức không chỉ dừng lại ở nhận thức mà nhận thức có mục đích cuối cùng là quay trở về phục vụ thực tiễn, định hướng và chỉ đạo thực tiễn.
  • +Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn
  • (Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường dẫn dắt chỉ đạo thực tiễn chứ không phải để trang trí hay phục vụ cho những ý tưởng viển vông.

    Nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất đi phương hướng, bế tắc. Mọi tri thức khoa học- kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào đời sống tực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người

    Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.

    ý nghĩaChỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có . Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại)

    Ví dụ: -Để chống lại Covid 19, nhiều nước đã cố gắng sản xuất ra vaccine chống thứ bệnh này. => Xuất phát từ thực tiễn bệnh dịch đang có chiều hướng nghiêm trọng, nguy hiểm cho sự sống của con người nên các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra các loại vaccine để cứu con người khỏi tay loại dịch này.

  • -Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy… Việc tạo ra những vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường
  • -Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm âm thanh,..), mọi người đã tạo ra chiếc của cách âm, các vật liệu cách âm
  • 4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

  • + Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn, mà thực tiễn lại còn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức từ đó giúp con người hiểu và biết thêm được về các quy luật, đã là quy luật thì không thể phủ định được và sẽ tồn tại và là chân lý.
  • +Thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức, đồng thời nó bổ sung điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức
  • +Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối

    Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, thực tiễn sẽ chứng minh được chân lý,bác bỏ được sai lầm.Tương đối vì bản thân thực tiễn luôn luôn biến đổi, phát triển.sự biến đổi này dẫn đến chỗ tiếp tục bổ sung, phát triển những tri thức đã có trước đó.

  • +Nhận thức của con người cuối cùng phải được kiểm tra trong thực tiễn, nếu chưa hoàn thiện thì được bổ sung, nếu sai lầm thì bị bác bỏ. Trong thức tiễn con người phải chứng minh chân lý.
  • C.Mác: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý…”

    Ví dụ:-Trái đất quay quanh mặt trời

  • – Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí
  • – Không có gì quý hơn độc lập tự do
  • +Những ví dụ trên chứng minh cho thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới có thể khẳng định được tính đúng đắn.
  • Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức còn phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế mà thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

    Leenin đã viết: “quan điểm về đời sống và thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức.”

    5. Ý nghĩa phương pháp luận

    Từ việc nghiên cứu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức,đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.

    Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn,phải coi trọng công tác thực tiễn.

    Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.Nếu xa vời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.

    Ngược lại nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa kinh nghiệm.

    Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận là một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Leenin. Lý luận mà ko có thực tiễn là cơ sở và tiêu chuẩn để xã định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận suông, ngược lại thực tiễn mà không có lý luận khoa học soi sáng sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.

  • – Trong sự nghiệp Đổi Mới hiện nay, ta phải không ngừng đổi mới tư duy gắn liền với nắm sâu, bám sát thực tiễn.
  • Chỉ có đổi mới tư duy lý luận, gắn liền với việc đi sâu, đi sát vào thực tiễn thì mới đề ra đường đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

    Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận là một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Leenin. Lý luận mà ko có thực tiễn là cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận suông, ngược lại thực tiễn mà không có lý luận khoa học soi sáng sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.

    II. Liên hệ thực tế

    1. Sự phát triển của thế giới và Việt Nam

    1.1 Thế giới

    Thế giới đương đại đang có những chuyển biến lớn lao với biết bao sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng, vừa mang đến cho con người những thời cơ, vận hội và thắp sáng những hi vọng tương lai, lại vừa đặt ra trước mắt những nguy cơ, thách thức và những lo lắng bất an.

    Bên cạnh sự điều chỉnh chính sách, đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, làn sóng chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, xu hướng cường quyền, dân tộc cực đoan trỗi dậy, sự phát triển vượt bậc về khoa học -công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế thế giới với nhiều xu hướng mới. Điều này càng trở nên rõ nét hơn bởi sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và đại dịch COVID-19 xảy ra gần đây. Trong lĩnh vực kinh tế, sự thay đổi đáng kể về tầm quan trọng của các nguồn lực đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới có lợi cho các nền kinh tế ‘thâm dụng” công nghệ gắn với cuộc cách mạng số (cốt lõi của CMCN 4.0), và làm giảm vị thế của các nền kinh tế ‘thâm dụng” tài nguyên khoáng sản hay ‘thâm dụng” lao động. Do vậy các quốc gia thuộc hai nhóm sau phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc chạy đua toàn cầu.

    Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học.

    Thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân, tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm và thói quen tiêu dùng. Nhờ sự phát triển của mạng internet, thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm hàng hóa bằng hình thức trực tuyến (ngồi tại nhà lựa chọn sản phẩm trên toàn thế giới qua mạng; thanh toán qua tài khoản điện tử; nhận hàng qua dịch vụ chuyển phát). Thông qua thương mại điện tử, người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận gần hơn với thương mại thế giới.

    Sự phát triển của khoa học -công nghệ giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức làm việc từ xa, không nhất thiết phải đến trụ sở, văn phòng, không phải giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí cả với đối tác… mà vẫn hoàn thành công việc. Đây là những lợi ích to lớn mà khoa học -công nghệ mang lại, nhưng điều này cũng khiến con người trở nên lệ thuộc vào máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng internet, khiến con người ít quan tâm đến các mối quan hệ trong cộng đồng, xã hội, thậm chí là cả quan hệ gia đình…

    1.2. Việt Nam

    Với CMCN 4.0, Việt Nam có nhiều cơ hội về phát triển trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, ngân hàng, tài chính… Sự phát triển và áp dụng các thành tựu mới về công nghệ sẽ mang lại tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, góp phần trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế -xã hội trên nhiều lĩnh vực.

    Và một nước có trình độ công nghệ ở mức thấp như Việt Nam, việc bắt nhịp thành công vào cuộc CMCN 4.0 được đánh giá là khó khan và thách thức. Mặc dù vậy, chúng ta cũng có những lợi thế, cơ hội nhất định, trong đó phải kể đến Việt Nam có 50% dân số, đa số người trẻ đã phổ cập internet, hơn 55% đang sử dụng smartphone và trên 90% số này thường xuyên vào mạng xã hội. Chỉ cần giúp 1% trong số này đạt đến trình độ chuyên gia công nghệ hoặc trở thành nhà cung cấp, DN lớn trên thế giới ảo thì Việt Nam đã có nửa triệu động lực 4.0 hứa hẹn tạo ra hàng trăm tỷ đô la mỗi năm. Để có thể bắt nhịp thành công với cuộc cách mạng công nghiệp này, cần xây dựng được một chiến lược cụ thể và toàn diện, đồng thời có được sự đồng thuận thực hiện từ cấp trung ương đến địa phương.

    Hơn nữa Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.

    Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2017 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 76,3 năm 2016, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế.

    Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%.

    Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn.

    2. Cơ hội và thách thức với sinh viên

    2.1. Cơ hội

    Đại học không chỉ là “một tấm bằng” mà còn là môi trường để rèn luyện và là “bước đệm đầu tiên” trên con đường chinh phục ước mơ của người trẻ. Bước chân vào ngưỡng cửa đại học cũng là lúc bạn “bật công tắc” cho những cơ hội -cơ hội được trải nghiệm, học tập, tích lũy kiến thức và mở rộng tư duy.

    Vậy chúng ta có thể gặt hái được điều gì khi quyết định đầu tư vào giáo dục đại học?

    1. Tiếp thu kiến thức chuyên môn giá trị

    Đại học là môi trường có đầy đủ những điều kiện thuận lợi để chúng ta tiếp cận với kiến thức nền tảng của chuyên ngành. Những nguồn tài nguyên đó được hệ thống một cách có chọn lọc, bài bản và được hướng dẫn bởi các giảng viên với chương trình đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh lý thuyết bạn còn có cơ hội “rành” hơn về tính chất của ngành học thông qua các bài tập thực hành mà giảng viên giao cho bạn.

    2. Rèn luyện kỹ năng mềm

    Trong môi trường giáo dục và làm việc, kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Không những phục vụ cho công việc và đam mê, kỹ năng mềm còn bổ trợ rất nhiều trong cuộc sống của bạn.

    3. Thay đổi tư duy

    Có thể nói đại học là một bước chuyển mình trong quá trình phát triển bản thân. Bạn phải tách mình ra khỏi sự che chở của gia đình và hầu như là tự lập về đa số những quyết định của bản thân.

    Bạn học được cách quản lý thời gian, lên kế hoạch, độc lập và chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình. Môi trường và hoàn cảnh dần thay đổi tư duy của bạn, khiến bạn chủ động, suy nghĩ trưởng thành hơn.

    4. Cơ hội để thử sức

    Đại học là khoảng thời gian bạn có thể ngã đau mà không sợ bị hậu quả lâu dài. Bởi lúc này đa số chúng ta đều chưa có sự nghiệp, chưa có quá nhiều trách nhiệm phải gánh trên vai. Tóm lại là bạn chưa có gì để mất.

    5. Xây dựng các mối quan hệ

    Với đa số sinh viên, đại học là quãng thời gian đầu tiên mà bạn phải tự chịu trách nhiệm về các mối quan hệ của mình.

    Mối quan hệ đem đến cho bạn nhiều giá trị, trong đó có thể kể đến nguồn kiến thức quý báu và sự hỗ trợ trong công việc của bạn sau này.

    6. Khám phá ra khả năng và đam mê của bản thân

    Có bạn nào đã từng hoang mang khi chọn ngành học không ạ? Cho mình xin cánh tay của các bạn ạ. Vâng không chỉ có các bạn đâu mà mình cũng vậy .

    “Chọn sai ngành”, “đi sai hướng”, “chưa tìm được đam mê”,… có lẽ không ít người đã từng mơ hồ trong vấn đề định nghĩa giá trị bản thân và tìm ra thứ mình thực sự muốn theo đuổi. Đừng quá lo lắng khi bạn chọn học một chuyên ngành nhưng chưa xác định được liệu rằng mình có thật sự phù hợp với nó hay không. Bạn có cơ hội tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa,… để mở rộng góc nhìn của bản thân.

    => Tỷ phú Bill Gates từng nhấn mạnh: “ Tấm bằng đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn nhất để thành công”. Dù ông từng bỏ học đại học, đó là sự thật, nhưng đó là trường Đại học Harvard, nơi luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng thế giới. Và với ông, đó thực sự vẫn là 1 điều nuối tiếc trong cuộc đời, kể cả khi ông đã trở thành tỉ phú và thành công khi theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm.

    => Chung quy lại, đại học là môi trường thuận tiện để người học phát triển một cách toàn diện, xây dựng cho mình kiến thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất. Nếu khai thác những năm tháng đại học một cách có đầu tư thì chúng ta sẽ đạt được nhiều giá trị và trải nghiệm quý báu.

    2. 2 Thách thức đối với sinh viên

    1. Học tâp̣

    Học đại học rất khác so với trung học, đại học đi sâu vào chuyên ngành mà bạn theo học. Một số sinh viên cố học nhiều tín chỉ để hoàn thành việc học sớm, hay có 1 số đợi sắp kết thúc thúc học kỳ mới học để thi, và thức đêm thức hôm để nhồi nhét kiến thức.

    2. Tài chính.

    Học phí ngày càng tăng cao. Thêm vào đó là chi phí ăn uống, vật tư, giao thông và sách giáo khoa,… và rất nhiều khoản chi khác cho cuộc sống sinh viên.

    Ngoài ra, tạo ra một ngân sách cho các chuyến đi mua sắm, ăn uống và biết tiết kiêṃ tiền cũng là 1 cách giúp bạn kiểm soát chi tiêu và không tạo ra những trở ngại quá lớn về mặt tài chính.

    3. Nhớ nhà

    Khi bước vào cuôc̣ sống sinh viên ở nơi xa lạ, hầu hết sinh viên nào cũng phải đối phó với cảm giác nhớ nhà đặc biệt là đối với những người ở rất xa nhà và trong năm đầu tiên đi học. Mọi thứ xa lạ khiến bạn không biết thích nghi như thế nào. Đó sẽ là một cảm giác lạc lõng, đôi khi xen lẫn sự sợ hãi.

    4. Trầm cảm

    Mọi vấn đề trong cuộc sống này đều có thể làm sinh viên trầm cảm. Một số bạn sẽ tìm đến buổi tiệc hay có những người do không thể thích nghi liền cảm thấy chán nản và thu mình lại với thế giới xung quanh. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy tìm đến địa điểm hoặc trò chuyện với những người mình cảm thấy thoải mái.

    5. Sức khỏe

    Chưa kịp bắt nhịp với cuộc sống “đại học”, thích nghi với môi trường sống/ thời tiết ở địa phương nơi học tập cũng là một trở ngại có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của “tân sinh viên”.

    Cộng thêm căng thẳng cao và thiếu ngủ từ áp lực học tập/ môi trường cũng có thể gây ra các vấn đề khác về sức khoẻ (cả về thể chất lẫn tinh thần).

    6. Bạn bè/ Bạn cùng phòng

    Bạn bè và bạn cùng phòng là mối quan hệ rất quan trọng trong “đời sinh viên”. Bạn sẽ có thể có những người bạn thật tốt, giống như gia đình thứ hai của mình. Hoặc cũng có thể sẽ có những trận cãi vã nẩy lửa nếu có xung đột xẩy ra và không có cách giải quyết ổn thoả.

  •  Có rất nhiều thách thức mà sinh viên phải đối mặt khi rời ghế THPT lên bậc giáo dục đại học. Tôi, các bạn? Có phải tất cả ai học đại học phải đối mặt với những vấn đề này không? Có lẽ cả mười người sẽ nói điều đó.
  •  Bình tĩnh đối mặt và xử lý chúng thật”gọn gàng” nhé.
  • 2.3 Yêu cầu của xã hội đối với sinh viên

    Những yếu tố của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot.

    Sau khi gia nhập WTO đã mở nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Hiện tại hàng năm các trường đại học đã và đang đào tạo rất nhiều cử nhân kinh tế, vì vậy việc cạnh tranh gay gắt là điều tất nhiên, hơn nữa, trong thời đại 4.0, đã có những công nghệ trí tuệ nhân tạo được tạo ra nhằm thay thế con người. Do đó,nhu cầu lao động không phải đến ngưỡng nào là đủ, mà luôn có sự thay đổi, bổ sung liên tục. Đây chính là là thách thức của xã hội đối với các sinh viên.

  • – Khả năng tư duy học tập và sáng tạo.
  • – Khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn
  • – Ngoại ngữ tốt – mở rộng cơ hội nghề nghiệp
  • – Kỹ năng mềm thành thạo – lợi thế hòa nhập với môi trường làm việc
  • 2.3.1 Yêu cầu của ngành học đối với sinh viên

    HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG, BẠN CẦN NHỮNG GÌ?

    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Tài chính ngân hàng là ngành học luôn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ năng động, yêu thích làm việc trong lĩnh vực tài chính.

    Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với ngành nghề này, vậy làm sao để biết bạn có phù hợp với ngành Tài chính ngân hàng không?

    Chúng tôi sẽ cũng bạn trả lời cho câu hỏi “học ngành Tài chính ngân hàng cần những yêu cầu gì?” Qua đó giúp bạn xác định được những tố chất cần thiết để thành công trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng.

    1. Khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt

    Việc bạn phải thường xuyên tiếp xúc với hàng loạt các con số và vô vàn các tính toán phức tạp thì khả năng tính toán và tư duy logic sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn.

    2. Bản tính trung thực, cẩn trọng, chính xác

    Không chỉ riêng ngành Tài chính ngân hàng, trung thực luôn là tôn chỉ hàng đầu và là đức tính mà bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi cần phải có. Tài chính ngân hàng là lĩnh vực khá nhạy cảm nên bạn phải luôn cẩn trọng, tỉ mỉ và chính xác trong công việc, chỉ cần một sai số nhỏ cũng có thể đẩy bạn tới những vấn đề lớn và bạn sẽ phải đối diện với những hậu quả khó lường.

    3. Sự đam mê, sáng tạo, năng động

    Niềm đam mê rất quan trọng, bởi đam mê chính là chất xúc tác hiệu quả của quá trình sáng tạo. Hơn thế nữa, khả năng linh hoạt trong giao tiếp, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng nhằm giới thiệu dịch vụ và thuyết phục được khách hàng… cũng sẽ giúp bạn thành công hơn, do đó tính năng động là một yếu tố quan trọng cần có của người làm trong lĩnh vực này.

    4. Khả năng giao tiếp tốt

    Là một trong những yêu cầu quan trọng với một nhân viên Tài chính ngân hàng giỏi. Bởi công việc của bạn sẽ phải thường xuyên giao dịch, đàm phán với khách hàng và các doanh nghiệp, nhân viên ngân hàng cần biết nắm bắt tâm lý khách hàng, thuyết phục được khách hàng để đạt được hiệu quả công việc tối ưu bên cạnh kiến thức chuyên môn vững chắc.

    5. Khả năng ngoại ngữ và tin học

    Giỏi ngoại ngữ và tin học là một thế mạnh của bạn, nhất là trong thời đại nền kinh tế hội nhập quốc tế và nền công nghệ hiện đại như ngày nay. Làm việc trong ngân hàng bạn sẽ không tránh khỏi những cuộc tiếp xúc với khách hàng và đối tác là người nước ngoài, vì thế yếu tố ngoại ngữ càng đóng vai trò quan trọng. Và công việc của bạn sẽ mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn hơn nếu như bạn không sử dụng thành thạo máy tính, bởi bất kỳ nghiệp vụ nào của ngành Tài chính ngân hàng cũng đòi hỏi bạn biết sử dụng thành thạo máy tính.

    3. Học đại học

    3.1. Mục đích của việc học đại học

    Đúng vậy, đại học là ước mơ chân chính và đẹp đẽ của những người có ý chí và hoài bão. Đặc biệt, được vào những trường đại học danh tiếng trong nước và trên thế giới là khát vọng của rất nhiều người, vì đó là con đường ngắn nhất để đi đến một tương lai tươi sáng. Tuy có nh ng học đại học ra thành công nhưng vx có những người bị gián đoạn hay bỏ dở con đường đại học,, có vô vàn lý do để người ta quyết định không học đại học nữa nhưng một trong những lý do đó là cảm giác sai đường mà nguyên nhân chủ yếu là không xác định được mục tiêu học đại học.

    Vậy muốn học đại học tốt cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, xem mục tiêu là đích đến để mỗi ngày cố gắng hơn ngày hôm qua, cố gắng đạt được thành công phía trước.

    Những mục tiêu cơ bản của việc học đại học được cụ thể như sau:

  • -Lên đại học với mục tiêu là đạt một bước tiến lên trình độ cao hơn, học đại học là được học kiến thức, kỹ năng cần thiết.
  • + Sự khác nhau đầu tiên ta có thể kể tới là trình độ học vấn-đây là thước đo của con người, trình độ sẽ phản ánh 1 phần nào đó kiến thức của bạn. Nếu bạn tốt nghiệp lớp 12 thì trình độ tương xứng sẽ là phổ thông nhưng nếu bạn học việc học ở cấp độ Đại học thì kiến thức chuyên môn của bạn là ở một tầm khác rồi nên trình độ học vấn sẽ cao hơn.
  • + Thứ hai khi còn ở cấp 3 chúng ta đã quen với việc được thầy cô kèm cặp sát sao, chỉ bảo tận tình ta chỉ có việc tập trung học thoi. Nhưng khi lên đại học ta phải làm quen với việc tự học, tự tìm tòi, học được cách tự mình giải quyết mọi chuyện. Ta sẽ rèn luyện được tính tự học, học được cách xoay sở mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô hay bạn bè.
  • + Thứ ba khi lên đại học một số bạn sẽ phải sống xa nhà, không còn được sống dưới sự đùm bọc của cha mẹ nữa. Suy ra ta sẽ học thêm được kĩ năng quản lí tài chính, kỹ năng độc lập tự chủ, rèn thêm cách xử lí những điều thường được bố mẹ xử lí cho.
  • => nói cách khác lên đại học là bước đệm đầu tiên của việc trưởng thành, ta sẽ phải bước ra khỏi vòng an toàn, tự mình đối mặt với cuộc sống, không còn được dựa dẫm hay trông chờ vào ai nx
  • -Môi trường đại học là môi trường mở ở đây sinh viên có thể tự do giao lưu kết bạn, cải thiện kỹ năng giao tiếp, giúp tự tin hơn.
  • Môi trường học cấp 3 rất nhỏ. Một trường lớn, trường điểm của tỉnh cũng chỉ khoảng trên dưới 1000 học sinh của tất cả các khối. Bạn bè là những gương mặt thân quen, thân thiết trong suốt vài năm học.Còn môi trường đại học rất rộng lớn. Một trường đại học sẽ đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau. Số lượng sinh viên trong một khóa cộng lại có thể lên đến hàng nghìn. Bởi thế, cơ hội tiếp xúc với nhiều người, có nhiều bạn bè cũng cao hơn rất nhiều. Từ đó ta có thể cải thiện được kỹ năng giao tiếp, tang được sự tự tin cũng như củng cố được khả năng thuyết trình trước đám đông.

  • -Học đại học để tương lai có một công việc ổn định, với thu nhập tốt nâng cao đời sống văn hóa kinh tế tinh thần của mỗi người.
  • + Khi chúng ta tốt nghiệp ra ta sẽ có 1 cv tốt và ấn tượng. Ngoài ra chúng ta sẽ có những kiến thức chuyên ngành phù hợp với công việc dự định chúng ta sẽ làm. Ta sẽ nâng cao được được đời sống văn hoá kinh tế tinh thần, càng giao tiếp với người giỏi mình sẽ được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. quý bâu
  • + Khi ta có 1 công việc ổn định sẽ có khả năng chi trả được những sở thích, nhưng nhu cầu riêng của bản thân mà không phải dựa vào người khác.
  • -Mục tiêu của việc học đại học là khẳng định được giá trị bản thân. Bạn sẽ hiểu bạn là ai bạn cần gì muốn gì và phù hợp với ngành nghề như thế nào.
  • + Đôi khi đại học giống như một xã hội thu nhỏ. Bản thân ta phải cạnh tranh với nhiều người để có thể thể hiện bản thân một cách xuất sắc nhất. Chúng ta càng chủ động, tự tin càng có thêm nhiều cơ hội trong học tập
  • + Mặt khác khi bạn đã vào đại học, bạn sẽ phải xác định bản thân muốn gì, cần gì và có phù hợp ngành nghề nào. Trong quá trình học và làm bài tập, chúng ta tìm hiểu sâu hơn về điều chúng ta chọn và sẽ vạch ra một con đường học tập sao cho hiệu quả nhất. Tóm lại xác định được bản thân càng sớm, làm rõ được mong muốn và nhu cầu của bản thân ta sẽ dễ dàng hơn trong chạm tới mục tiêu của mình
  • 3.2: Phương pháp học đại học

    Có nhiều người cho rằng học tập ở trường không quan trọng bằng ngoài đời vì có những dẫn chứng thành công như Steve Jobs, Bill Gates… Thực chất mọi người đã bỏ qua tiểu sử của họ, những nhân vật này thành công vì họ đã học, đã tiếp thu kiến thức đủ để bọn họ tự tin bay lượn theo con đường họ đã chọn. Như Steve Jobs bỏ ngang việc học ở Harvard, nhiều người chỉ biết rằng ông ngừng học đại học nhưng Harvard là một đại học bình thường sao? Đó là một trong những ngôi trường danh tiếng nhất thế giới và mỗi năm có hơn hai mươi ngàn đơn xin dự tuyển và trong đó chỉ khoảng hơn hai ngàn đơn được chấp nhận. Tỉ lệ loại bỏ hơn 90%, không ngạc nhiên đây là một trong những ngôi trường khắt khe nhất thế giới. Họ, những con người bỏ học, thực chất đã sớm tìm hiểu kỹ càng và chuẩn bị sẵn sàng cho những thử thách mới.

    Ngoài những phương pháp phổ biến, chung chung như: chuẩn bị thời gian biểu, chăm chỉ làm bài tập, … nhóm mình xin đưa một vài phương pháp cụ thể và đã áp dụng với bản thân

  • + Cách ghi chú hiệu quả ( các b hãy theo dõi trên slide), ngoài ra các bạn cũng có thể dùng một số app như Onenote, Notion, Sticky Note, GG drive
  • +Trong đó có 1 phương pháp cực kì đặc biệt và hiệu quả phương pháp học pomodoro (giải thích, phân tích)

  •  Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm.
  •  Bước 2: Làm việc tron 25p hoặc 1 pomodoro
  •  Bước 3: Ghi chú lại quá trình
  •  Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút.
  •  Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút (hoặc 15 -30 phút tùy công việc và sức của mỗi người).
  • => Áp dụng phương pháp này ta sẽ hạn chế được mệt mỏi, căng thẳng, giúp ta có thêm cảm hứng trong công việc, tăng hiệu quả năng suất

    Benjamin FranklinNhư ý mình vừa nói ở phần trước, xác định mục tiêu sớm thì chúng ta sẽ có thể tập chung vào chuyên môn, tránh phải lòng vòng và mất thời gian vô ích. Ngoài việc xác định rõ mục đích của bản thân, chúng ta cũng cần biết cách học cho hiệu quả. Ta không thể học xong r để đấy mà phần chúng ta học phải phục vụ cho thực tiễn; đáp ứng những yêu cầu của mục tiêu cb chọn.Ngoài các phương pháp mà mình đã nêu ra ở trên, mình nghĩ mỗi bạn đều có một phương pháp học tập riêng. Chúng ta phải thực sự nghiêm túc trong việc này. Ngay trong giờ học lúc này, tớ biết có những bạn đang thực sự học, bên cạnh đó cũng có những bạn chưa tập trung hoàn toàn.. Thực sự ta cần phải thay đổi việc làm đó! Bạn phải thấy mình cần thay đổi. Chúng ta học để phục vụ thực tiễn, học để có 1 tương lai sáng, học cho chính bản thân chúng ta. : “Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.

    Hãy bắt đầu từ ngay bây giờ, tự tạo cho mình một thời gian biểu và kế hoạch học tập đi. Hãy bắt đầu từ những gì cơ bản, xác định điểm mạnh yếu của bản thân, bắt đầu làm quen với việc xem lại bài cũ và cbi bài mới trước khi vào tiết. Hãy tìm hiểu trước xem ngành nghề hay dự định tương lai của mình có những yêu cầu gì cần thoả mãn và bắt đầu thực hiện chúng đi.