Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức?*Khái niệm: thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải biến tự n

Câu 12: Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức?*Khái niệm: thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
*Tính chất của hoạt động thực tiễn:
-Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội.
-Là hoạt động có tính lịch sử cụ thể.
-Là hoạt động có tính sáng tạo, có mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người.
*3 hình thức cơ bản của thực tiễn:
-Hoạt động sản xuất vật chất: quá trình của con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự
nhiên, tạo ra của cải vật chất cho xã hội ( ví dụ:dùng cuốc đi cuốc đất trồng cây vải, trồng mít,…)
-Hoạt động chính trị- xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong
xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. ( ví dụ: đoàn
thanh niên, hội sinh viên)
-Hoạt động thực nghiệm: khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành trong
những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên
và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt
động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại.
*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
a,Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
-Đối tượng nhận thức là thế giới khách quan, nhưng nó không tự bộc lộ các thuộc tính, nó chỉ hoạt
động khi con người tác động vào bằng hoạt động thực tiễn, tức là thực tiễn phải là điểm xuất phát,
cơ sở trực tiếp hình thành nên quá trình nhận thức.
-Thế giới khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp tiến trình vận động của nó, con người bắt
buộc phải thông qua hoạt động thực tiễn.
b,Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
-Những tri thức con người đạt được trong quá trình nhận thức phải áp dụng vào hiện thực và cải
tạo hiện thực, sự áp dụng đó thông qua thực tiễn. Đó là sự vật chất hóa những quy luật, tính tất yếu
đã nhận thức được. Do đó, thực tiễn là mục đích chung của các ngành khoa học.
c,Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức:
-Những tri thức mới, thông qua nhận thức con người có được, để kiểm tra tính đúng đắn của nó,
phải dựa vào thực tiễn. Thực tiễn chính là thước đo giá trị những tri thức mới đó, đồng thời thực
tiễn bổ sung, điều chỉnh,sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
*Ý nghĩa:-Coi trọng tổng kết thực tiễn.
-Chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí.