Thực phẩm sạch và những điều cần phải biết

14/08/2020

Tình trạng thực phẩm không rõ xuất xứ nguồn gốc, thực phẩm bẩn hiện nay khiến người tiêu dùng rất hoang mang bởi những yếu nó gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Do nhu cầu xã hội tăng cao đồng thời với việc nhiều cửa hàng thực phẩm sạch ra đời khiến thị trường thực phẩm sạch trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Vậy thực phẩm sạch là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Thực phẩm sạch là gì?

Hiểu theo nghĩa đơn giản thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất bẩn, an toàn, tốt cho sức khỏe, cụ thể như là:

– Không chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép.

– Không chứa tạp chất (kim loại, thủy tinh, vật cứng …).

– Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng).

– Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng.

– Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP.

Thực phẩm sạch và những điều cần biết1

Thực phẩm sạch đúng nghĩa phải đảm bảo sạch toàn bộ từ khâu sản xuất đến phân phối

Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát của chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho thấy thực phẩm sạch đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Sự an toàn của thực phẩm giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh và có một sức khoẻ được đảm bảo. Bạn sẽ luôn cảm thấy yên tâm khi được sử dụng nguồn thực phẩm sạch cho mỗi bữa ăn của mình. Trái lại với thực phẩm sạch là thực phẩm bẩn, một trong những nguyên nhân của bệnh tật và ốm đau, khiến nhiều người tiêu dùng cảm thấy hoang mang khi sử dụng loại thực phẩm này.

2. Các loại thực phẩm sạch

Thực phẩm không ô nhiễm

Đây là loại thực phẩm được nuôi trồng, sản xuất trong môi trường tiêu chuẩn. Quy trình sản xuất đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng theo quy định của nhà nước. Hoặc đạt yêu cầu thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng. Bên cạnh đó, thực phẩm không ô nhiễm cũng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và cấp chứng chỉ. Tiêu chuẩn bắt buộc của nhà nước và ngành hàng bao gồm:

– Tiêu chuẩn sản phẩm

– Tiêu chuẩn môi trường

– Tiêu chuẩn tư liệu sản xuất

Ngoài ra, thực phẩm không ô nhiễm không được chứa chất ô nhiễm gây hại. Chất này gồm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại. Hoặc các chất gây hại được khống chế dưới mức giới hạn cho phép. Như vậy thực phẩm sẽ đảm bảo không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thực phẩm sinh thái – thực phẩm sạch

Thực phẩm sinh thái còn được gọi là thực phẩm xanh. Nguồn thực phẩm này sản xuất trong điều kiện môi trường không ô nhiễm. Đồng thời, tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn, tiêu chí quy định. Cùng với đó là các tiêu chuẩn về không gây ô nhiễm, an toàn, vệ sinh.

Thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ là dòng sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ. Nó được sản xuất và chế biến theo quy trình tiêu chuẩn. Đồng thời có sự xác nhận và cấp chứng chỉ của tổ chức nông nghiệp hữu cơ.

3. Tiêu chuẩn đánh giá thực phẩm sạch

Tiêu chuẩn VietGAP

VietGAP là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam. Những thực phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap thường gọi là thực phẩm an toàn. Trên thực tế, tiêu chuẩn của VietGAP dựa trên 4 tiêu chí:

– Kỹ thuật sản xuất đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

– Môi trường sản xuất không lạm dụng công sức lao động của con người.

– Nguồn gốc sản phẩm được truy tìm một cách dễ dàng.

–  Đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc gây ô nhiễm vật lý trong quá trình thu hoạch.

Tiêu chuẩn GlobalGap

GlobalGap là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu. Với tiêu chuẩn này các nhà sản xuất cần thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm. Hệ thống sẽ xuyên suốt từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch. Cùng với đó là khâu chế biến và tồn trữ. Thực phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP thường gọi là thực phẩm an toàn. Nó được đánh giá dựa trên các yếu tố cơ bản như:

– Môi trường canh tác: nguồn đất, nước, dụng cụ

– Thuốc và hóa chất sử dụng

– Bao bì

– Điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc.

Tiêu chuẩn hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ được gọi là thực phẩm sạch. Nguồn thực phẩm này được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ Tiêu chuẩn hữu cơ vạch ra rất cụ thể bốn chữ không với một loại thực phẩm để được công nhận, đó là: không hóa chất; không chất kích thích; không sử dụng các chất biến đổi gen; không dùng phân bón hóa học.

4. Ưu nhược điểm của thực phẩm sạch

Ưu điểm

– Thực phẩm sạch có chức năng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết mà con người có nhu cầu được đáp ứng

– An toàn cho hệ tiêu hoá của con người, hệ sinh thái của môi trường

Nhược điểm

– Mức giá của thực phẩm sạch khá cao so với những loại thực phẩm được bày bán ở chợ, tuy nhiên chất lượng thì hơn hẳn. Cũng vì mức giá cao mà nhiều người không có khả năng chi trả cho việc sử dụng thực phẩm sạch hay thường xuyên.

– Thực phẩm sạch cũng khó bảo quản hơn vì nó nhanh hỏng vì không được bảo quản bằng các chất kích thích độc hại, phù hợp với các bữa ăn trong ngày.

5. Tiêu chí chọn thực phẩm sạch

– Khi quan sát bằng mắt thường một phần nào đó bạn có thể nhận thấy được loại thực phẩm mà bạn đang muốn chọn mua có đảm bảo được độ tươi ngon hay không. Phải đảm bảo được các yếu tố đối với rau, củ, quả phải tươi không dập, thối. Thịt, cá tươi sống. Thực phẩm khô không móc meo,…

– Sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn phải là sản phẩm bao bì còn nguyên vẹn, có thông tin nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, ngày đóng gói và hạn sử dụng

– Bạn nên chọn mua những nhãn hàng, thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng.

– Thông thường ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các của hàng thực phẩm sạch sẽ đảm bảo được cho bạn yếu tố chất lượng cao hơn vì họ sẽ đảm bảo rằng sản phẩm họ bán đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và họ sẽ chịu trách nhiệm với sản phẩm họ đã bán.

6. Một số cửa hàng thực phẩm sạch

Không có để tìm thấy một cửa hàng bán thực phẩm sạch trên địa bàn nhưng khách hàng vẫn cảm thấy nghi ngại về chất lượng của sản phẩm vì không thể đánh giá bằng mắt thường. Vì thế, một số địa chỉ kinh doanh thực phẩm sạch uy tín dưới đây sẽ giúp bạn yên tâm mua sắm những thực phẩm an toàn và chất lượng.

Sói Biển

Thành lập từ năm 2013, đến nay hệ thống cửa hàng Sói Biển đã có 23 cơ sở tại Hà Nội và là một trong những địa chỉ cung cấp thực phẩm sạch được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa. Để đạt được những thành công như hiện tại, Sói Biển luôn tuân theo 3 tiêu chí lựa chọn sản phẩm: Sản phẩm từ nhà cung cấp trung thực và tâm huyết; Vùng nguyên liệu – sản xuất không bị ô nhiễm và đạt chuẩn nông nghiệp hữu cơ, an toàn; Sản phẩm có xuất xứ rõ ràng và tuyệt đối không bán hàng có xuất xứ Trung Quốc và 3 tiêu chuẩn sản phẩm là: Sản phẩm tiêu chuẩn hữu cơ; Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP (an toàn) và Đặc sản vùng miền & Sản phẩm tự nhiên.

Thực phẩm sạch và những điều cần biết 2

Sói Biển là một trong những hệ thống kinh doanh thực phẩm sạch lớn tại thủ đô

Bác Tôm

Thực phẩm sạch Bác Tôm lấy ý tưởng từ hình tượng nhân vật Bác Tôm luôn chân thành, tốt bụng, vì mọi người trong câu chuyện nổi tiếng “Túp lều của Bác Tôm”. Đây cũng là phương châm mà chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch này luôn theo đuổi. Từ đó, những dự án về thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ ra đời có sự liên kết với bà con nông dân. Điều đó vừa đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp vừa đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng.

Thực phẩm sạch và những điều cần biết 3

Bác Tôm cung cấp đa dạng các loại thực phẩm sạch

Clever Food

CleverFood được vinh dự là chuỗi bán lẻ thực phẩm sạch được Sở NN & PTNN Hà Nội chọn lựa để hỗ trợvề xúc tiến thương mại nông nghiệp, hỗ trợ về truyền thông, hỗ trợ về các vấn đề liên quan tới các cơ quan quản lý Nhà nước. Nguồn thực phẩm sạch có thể kể đến như thịt lợn được nuôi theo quy trình truyền thống tối thiểu 8 tháng, thịt gà nuôi tối thiểu 6 tháng, đóng túi hút chân không và bảo quản ngăn lạnh nhiệt độ không vượt 2 độ C; thực phẩm rau sạc hướng đến rau hữu cơ (một số loại rau củ trái mùa phải nhập từ Đà Lạt, Mộc Châu, Lào Cai về là rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap/GlobalGap); các mặt hàng hải sản, được áp dụng phương thức đánh bắt, vận chuyển và bảo quản rất khoa học: từ lúc đánh bắt lên ghe thuyền tới lúc vào bờ để làm sạch, cấp đông phải dưới 4 tiếng, chuyển về Hà Nội bằng đường Hàng không để rút ngắn thời gian vận chuyển và bảo đảm điều kiện bảo quản (do nhiệt độ của khoang hành lý máy bay lạnh như nhiệt độ ngoài trời, hải sản không phải ướp đá, tránh được bị nước ngọt ngấm vào).

Thực phẩm sạch và những điều cần biết 4

Cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood đã chuyển sang dùng hoàn toàn túi tự hủy thân thiện với môi trường quyết tâm chung tay

Để bảo đảm sức khỏe và môi trường mỗi người chúng ta nên ý thức cho mình cũng như trang bị riêng cho mình về vấn đề thực phẩm, nên tìm hiểu và mua các loại thực phẩm sạch có nguồn gốc xuất xứ. Không nên vì ham rẻ một chút mà ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Một bữa ăn ngon phụ thuộc vào cách bạn chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Thực phẩm sạch là thực phẩm thu được từ nguồn nuôi trồng, vẫn sử dụng các “đầu vào” là hóa chất như thuốc trừ sâu, chất hóa học tổng hợp… Nhưng việc sử dụng hóa chất được thực hiện đúng quy trình để sản phẩm ra thị trường chỉ còn dư lượng độc hại dưới mức cho phép, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Cũng vì thế chúng được gọi là sản phẩm “an toàn”. Trong thời điểm thực phẩm bẩn khó kiểm soát như hiện nay, hãy trở thành người tiêu dùng thông thái để lựa chọn những sản phẩm thực phẩm tốt nhất cho gia đình mình!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>> Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

>> Vitamin tổng hợp là gì? Ai nên dùng và dùng như thế nào?

>> Cách lựa chọn và sử dụng viên uống vitamin tổng hợp đẹp da