Thực phẩm bổ sung là gì? Có các loại thực phẩm bổ sung nào?nanofrance.com.vn
Sản phẩm bổ sung Vitamin, khoáng chất, bổ sung Collagen… đều là những thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Hẳn chúng ta đã nghe đến Thực phẩm chức năng? Mặc dù dạng bào chế tương đối giống nhau nhưng trên thực tế, TPCN và TPBS lại không giống nhau!
Vậy chính xác, thực phẩm bổ sung là gì? Hiện nay đang có các loại TPBS nào? Đừng quên tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết đáp án!
Mục Lục
I. Sản phẩm phẩm bổ sung là gì? Khái niệm thực phẩm bổ sung
Khái niệm đúng về các chế phẩm bổ sung
Thực phẩm bổ sung (hay chế phẩm bổ sung) là một sản phẩm nhằm bổ sung cho chế độ ăn uống có chứa những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bao gồm: Vitamin, khoáng chất, Protein… – Theo định nghĩa khái niệm của đạo luật Dietary Supplements Health and Education Mỹ năm 1994.
Với khái niệm trên, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, các chế phẩm bổ sung KHÔNG phải là thuốc và KHÔNG có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, dòng sản phẩm này không có tác dụng thay thế cho bữa ăn chính hoặc thay hoàn toàn cho nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên.
Thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ đâu?
Trong TPBS có chứa dưỡng chất vậy những dưỡng chất này có nguồn gốc từ đâu? → Tất cả các chế phẩm bổ sung đều được tạo ra từ các nguyên liệu thiên nhiên như: Sữa, thịt để chiết xuất Protein, rau củ để chiết xuất Vitamin… Nhờ ưu điểm có nguồn gốc từ thiên nhiên, cơ thể người sử dụng có thể “nạp” được những dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể.
Sự nhầm lẫn giữa TPCN và TPBS
Thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung có phải là 1? Câu trả lời là KHÔNG! Tên gọi của chúng hoàn toàn khác nhau: “Dietary Supplements” và “Functional Foods”.
→ Thực phẩm chức năng: Bổ sung chất dinh dưỡng và chúng có thể “giải quyết” một vấn đề sức khỏe nào đó của người sử dụng.
→ Thực phẩm bổ sung: Bổ sung chất dinh dưỡng thiếu hụt cho cơ thể với nhiều mục đích khác nhau như: phát triển cơ bắp, trắng da… Bạn hoàn toàn có thể thay thế thực phẩm bổ sung bằng cách ăn, uống khoa học.
Những viên uống có chức Vitamin, Omega 3, khoáng chất… đều được người sử dụng gọi là TPCN nhưng thực tế chúng đều là sản phẩm bổ sung.
Tương tự như TPCN, TPBS cũng được bào chế dưới nhiều dạng như: cốm – bột, dung dịch uống, dạng viên.
Trên thực tế, các chuyên gia lại coi TPBS như một “nhánh” nhỏ hơn của TPCN!
II. Có các loại thực phẩm bổ sung nào?
Các chế phẩm bổ sung chất dinh dưỡng có thể được chia thành 4 nhóm lớn là: Sản phẩm bổ sung Vitamin và khoáng chất; Nhóm bổ sung chất xơ; Nhóm thực phẩm cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa; Nhóm thực phẩm giúp giảm cân.
1. Sản phẩm bổ sung Vitamin và khoáng chất
Mặc dù nguồn bổ sung Vitamin, khoáng chất tốt nhất chính là rau củ quả, thực phẩm hàng ngày nhưng đối với những người khả năng ăn uống hạn chế, ăn uống không cân bằng thì dòng sản phẩm bổ sung này lại được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Rất nhiều người tiêu dùng có suy nghĩ sai lầm rằng: Vitamin, khoáng chất có thể sử dụng như thuốc điều trị cảm lạnh, giúp cơ thể bớt căng thẳng. Về mặt bản chất, Vitamin hay khoáng chất chỉ là những chất hữu cơ tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể → Chúng không có tác dụng chữa trị bệnh!
Tuy nhiên, không phải uống nhiều Vitamin lúc nào cũng tốt. Chúng có thể trở thành độc dược nếu người sử dụng lạm dụng:
- Lượng Vitamin A, D, E, K dư thừa sẽ không bị đào thải ra khỏi cơ thể. Sử dụng liều cao có thể gây ngộ độc.
- Sử dụng Vitamin tan trong nước liều cao có thể gây độc hại cho cơ thể
- Uống thừa 1g Vitamin C khiến cơ thể bị tiêu chảy
- Sử dụng Vitamin C liều cao có thể khiến cơ thể buồn nôn, đau quạn bụng, đau đầu, mệt mỏi
- Vitamin A liều cao gây dị tật bẩm sinh, rối loạn hệ thần kinh trung ương
Dòng sản phẩm bổ sung Vitamin, khoáng chất hiện nay đang được bào chế phổ biến nhất dưới dạng viên: Viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm.
2. Thực phẩm bổ sung chất xơ
Bên cạnh Vitamin, các chế phẩm bổ sung chất xơ cũng đang được rất nhiều người lựa chọn. Khi lượng chất xơ có trong rau củ quả không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì dòng sản phẩm này sẽ giúp “bù đắp” lượng thiếu hụt đó! Thực tế, trong các sản phẩm bổ sung chất xơ còn có chứa rất nhiều lợi khuẩn, khoáng chất tốt cho sức khỏe khác.
Việc cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể có thể giúp cải thiện tính ổn định của hệ tiêu hóa, phòng ngừa viêm ruột thừa, hội chứng ruột kích thích, kiểm soát được cân nặng…
Chất xơ có trong dòng thực phẩm này có thể được chiết xuất từ: Lignin, Cellulose, Pectin, Gum, Psyllium… Chúng đều là những chất xơ có trong tự nhiên, lấy từ tế bào thực vật, trái cây, các loại hạt.
3. Nhóm thực phẩm cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa
Chúng tôi đang muốn nhắc đến dòng sản phẩm có chức Probiotic. Probiotic có khả năng phá vỡ được những loại thực phẩm khó tiêu hóa như chất xơ, carbs phức tạp. Việc bổ sung thêm những loại khuẩn này giúp chúng ta có thể chống lại các bệnh về đường tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột…
Nhóm sản phẩm này được bào chế dưới 2 dạng chính là: Cốm – bột tiêu hóa và dịch uống tiêu hóa dành cho trẻ em.
4. Nhóm thực phẩm giúp giảm cân
Lưu ý: Các chế phẩm bổ sung giúp giảm cân KHÔNG phải “thuốc thần”, chỉ cần sử dụng bạn có thể sở hữu vóc dáng thon gọn.
Nguyên tắc hoạt động của chúng: Giúp giảm cảm giác thèm ăn, giảm hấp thụ chất béo, tăng cường đốt cháy chất bép trong cơ thể.
Như vậy, để giảm cân thành công bạn vẫn cần phải có:
- Chế độ ăn uống khoa học
- Luyện tập thể thao, các bài tập giảm cân được khuyến cao
- Thói quen sinh hoạt khoa học: Ngủ nghỉ đúng giờ giấc, uống nhiều nước
- Giữ một tinh thần thoải mái
Bạn cần lưu ý rằng: Không nên sử dụng các sản phẩm bổ sung giúp giảm cân không rõ nguồn gốc hoặc lạm dụng vì chúng có thể gây tác dụng phụ. Một số dấu hiệu nổi bật nhất phải kể đến: gây tiêu chảy, gây đầy hơi, gây mất ngủ, bồn chồn, buồn nôn… Vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ sản phẩm trước khi sử dụng nhé!
Mong rằng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều kiến thức Y – dược mới nhất!