Thực phẩm bẩn là gì? Nguyên nhân và giải pháp loại bỏ

“Thực phẩm bẩn” là từ xuất hiện vô cùng thường xuyên trên các phương tiện báo đài, internet… Có thể, bạn đã mường tượng chút ít về nó nhưng để hiểu tường tận khái niệm, tình trạng đáng báo động này, hãy cùng nhau đọc qua bài viết này từ suacomcongnghiep.vn để trang bị thêm kiến thức nhé.

Như thế nào là thực phẩm bẩn?

Kể từ khi cuộc sống xã hội phát triển hơn, ngoài những mặt tích cực, cũng tồn tại những khía cạnh tiêu cực. Điển hình là tình trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan hiện nay.

“Bẩn” theo nghĩa đen là không sạch, dơ bẩn, không vệ sinh. Thực phẩm bẩn là tất cả những đồ ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe người dùng cả về hình thức bên ngoài lẫn bên trong chất lượng thực phẩm.

Nói rộng hơn, thực phẩm bẩn bao gồm luôn sự không đảm bảo an toàn vệ sinh cả quá trình sản xuất từ công đoạn nguồn gốc nguyên liệu, quy trình chế biến, thành phẩm, vận chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng.

Trong ngành công nghiệp thực phẩm nói chung này, mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có quy định về mức độ an toàn tối thiểu khác nhau. Doanh nghiệp cần đáp ứng tuyệt đối các tiêu chí và tỉ lệ được phép để tuân thủ đúng pháp luật và cung cấp sản phẩm tốt, chất lượng đến người dùng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan

  • Đối với nông sản: Trong quá trình trồng trọt, người nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, kháng sinh, thuốc kích thích tăng trưởng. Nhiều trong số đó, có loại thuốc cấm dùng theo danh mục của bộ an toàn thực phẩm Việt Nam.
  • Đối với thịt, cá, hải sản: Nhiều người chăn nuôi sử dụng thuốc tăng trọng cho thịt heo, thịt bò, gà… Cá và hải sản (tôm, mực…) được sử dụng hàn the và chất bảo quản để chúng trông tươi ngon, lâu bị ươn.
  • Giò chả, giò lụa: Sử dụng hàn the để bảo quản, giúp thực phẩm giòn, dai và đẹp mắt hơn.
  • Thực phẩm được chế biến, đóng gói và bán ở nơi không hợp vệ sinh, dính bùn đất, bụi bặm, nấm mốc, lên men, nơi dễ sinh sôi của ký sinh trùng, vi khuẩn và ấu trùng, giun sán, vi khuẩn e-coli…

Dẫu biết thực phẩm không an toàn sẽ mang lại tác hại khôn lường cho sức khỏe nhưng vì sao chúng vẫn tràn lan mỗi ngày xung quanh chúng ta? Vì lòng tham của người sản xuất hoặc người bán và vì sự thiếu hiểu biết hoặc “xuề xòa” trong lựa chọn của người mua.

  • Người bán muốn gia tăng lợi nhuận, thay vì nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng quy trình khoa học để mang lại năng suất cao, uy tín và thu hút khách hàng thì họ lại tìm cách cắt giảm chi phí nguyên vật liệu, sử dụng hóa chất, phụ gia, chất bảo quản…
  • Đối với người mua, một số người thiếu hiểu biết hoặc ít có phương tiện để cập nhật thông tin nên họ không nhận thức được tác hại của thực phẩm bẩn, không biết nguyên nhân để tránh. Phần khác – đáng trách hơn – một số người với tâm lý “sao cũng được”, “ăn ít thì không sao”, “nhìn bên ngoài vẫn ngon mà”…. Đó là sự xuề xòa trong chọn lựa, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Tác hại khôn lường của thực phẩm bẩn

Tác hại của thực phẩm bẩn có thể đến ngay (cấp tính) như gây ra đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, chúng còn gây ra tác hại lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và thế hệ về sau.

Những chất độc hại trong thực phẩm tích tụ dần dần trong cơ thể, dẫn đến những căn bệnh không báo trước như “ung thư”. Các chất này có thể gọi tên như: Aflatoxin, thuốc chống thối, màu hóa học, đường hóa học, thuốc trừ sâu, Cloramphenicol, thuốc diệt cỏ… Chúng ngấm dần qua từng tế bào, làm gánh nặng cho gan, về lâu dài gây ra các bệnh mãn tính và nguy hiểm nhất là ung thư (ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư tủy…).

Ngoài ra, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh còn gây vô sinh, ảnh hưởng đến thai nhi, gây lưu thai và dị tật, trẻ nhỏ chậm phát triển…

Những giải pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng thực phẩm bẩn ngày nay.

Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng sản xuất và sử dụng thực phẩm bẩn, mọi người cần phải có những phương pháp hiệu quả:

  • Chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tốt nhất là có thông tin về công ty, nhà máy, trang trại sản xuất ra thực phẩm đó.
  • Sản phẩm đến từ doanh nghiệp, cơ sở có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm định định kỳ.
  • Tuyệt đối không sử dụng hàng hóa trôi nổi, không tem nhãn, hàng giá rẻ “bất thường”.
  • Sử dụng thực phẩm hữu cơ để hạn chế tối đa dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, hóa chất nạp vào trong cơ thể.
  • Nếu là người mua, cần phải có ý thức tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức về thực phẩm sạch để không chỉ bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình.
  • Nếu là người bán, hãy bán hàng bằng lương tâm, sự hiểu biết và trách nhiệm, mang đến những sản phẩm an toàn cho xã hội.
  • Mọi người cùng nhau tuyên truyền về thực phẩm sạch – thực phẩm bẩn để lan tỏa kiến thức, ý thức thông qua các kênh đại chúng hoặc truyền miệng với nhau.

Thực phẩm bẩn là vấn nạn xã hội rất cấp bách mà mỗi người dân, tổ chức và chính phủ phải nỗ lực mỗi ngày để loại bỏ. Hãy cùng Lê Thanh Sơn – nhà cung cấp dịch vụ sất ăn công nghiệp hàng đầu, đẩy lùi chúng để nâng cao sức khỏe xã hội, nâng tầm chất lượng sống cho thế hệ mai sau