Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính như thế nào ? Cho ví dụ
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân xử sự phù hợp với các yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính khi tham gia vào quản lí hành chính nhà nước. Bài viết phân tích cụ thể:
Tuỳ thuộc vào nội dung của quy phạm pháp luật hành chính được thực hiện và tư cách tham gia vào quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan; tổ chức, cá nhân mà việc thực hiện các quy phạm này có những hình thức cụ thể sau đây:
– Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật hành chính cho phép. thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện.
Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ quân sự; thực hiện nghĩa vụ đăng kí tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật, …
Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính và tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính có nhiều điểm tương đồng về chủ thể và mục đích thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, điểm khác biệt căn bản giữa hai hình thức này là việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là thực hiên những hành vi nhất định (xử sự tích cực) còn tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là kiềm chế không thực hiên những hành vi nhất định.
– Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật hành chính hiên hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.
Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước đơn phương ban hành các quyết định hành chính hay thực hiện các hành vi hành chính để tổ chức việc thực hiện pháp luật một cách trực tiếp đối với các đối tượng quản lí thuộc quyền. Do đó, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là sự kiện pháp lí trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể.
Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đáp ứng những yêu cầu pháp lí nhất định để bảo đảm hiệu lực quản lí của Nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những yêu cầu đó là:
+. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đúng với nội dung, mục đích của quy phạm pháp luật được áp dụng.
+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực quan và phải được thể hiện bằng văn bản (trừ trường hợp pháp luật quy định khác).
Kết quả của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, mà còn có giá trị làm căn cứ pháp lí cần thiết cho việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính trong các trường hợp khác. Vì vậy, kết quả áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thông báo công khai, chính thức cho các đối tượng có hên quan.
Trong số các hình thức thể hiện kết quả của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thì văn bản là hình thức thể hiện phổ biến nhất. Vì văn bản là hình thức chứa đựng thông tin một cách chính xác, đầy đủ, dễ lưu trữ và có thể sử dụng lại được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể hình thức văn bản tỏ ra không thích hợp khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
Ví dụ: Khi cần buộc chấm dứt ngay hành vi điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ pháp luật cho phép.
+ Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các đối tượng có liên quan tôn trọng và được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà các quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các đối tượng có liên quan tôn trọng, chấp hành hay cần được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Ví dụ: Nếu cá nhân vi phạm hành chính bị phạt tiền đã tự nguyên nộp phạt theo quy định của pháp luật thì Nhà nước chỉ có trách nhiệm thu và sử dụng khoản tiền phạt đố theo đúng quy định của pháp luật mà không phải tổ chức cưỡng chế nộp phạt.
Việc phân biệt các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính nêu trên chỉ có tính tương đối. Mỗi hình thức có những đặc thù và vai trò nhất định trong quản lí hành chính nhà nước.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)