Thực hành Tiếng Việt (Trang 35) – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức – Trường Tiểu học Thủ Lệ
Bạn đang xem: Thực hành Tiếng Việt (Trang 35) – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 35) nằm trong bộ sách mới – Kết nối tri thức dưới đây đã được Trường Tiểu học Thủ Lệ biên soạn một cách kĩ càng nhằm giúp các em học sinh ôn luyện lại nghĩa của từ ngữ và bước đầu tìm hiểu biện pháp tu từ: Điệp ngữ. Mời các em cùng tham khảo nhé!
– Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: Sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.
– Từ sẽ có hai mặt: Hình thức vật chất và nội dung ý nghĩa. Hai mặt này gắn bó với nhau tác động qua lại lẫn nhau.
– Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, bộ óc con người. Trong nhận thức của con người có sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải là nghĩa của từ.
– Nghĩa của từ rất đa dạng:
+ Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.
+ Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.
1.2. Biện pháp tu từ: Điệp ngữ
a. Khái niệm:
– Điệp ngữ là một biện pháp tu từ lặp lại một cụm từ, hoặc một từ nhằm nhấn mạnh biểu đạt, cảm xúc và ý nghĩa giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong câu. Như vậy, khái niệm điệp từ là gì trên đây đã giúp bạn hiểu rõ phần nào ý nghĩa của biện pháp tu từ này.
b. Hình thức của điệp ngữ:
– Điệp ngữ cách quãng: Là việc lặp lại một cụm từ, mà theo đó các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp. Ví dụ: điệp từ “nhớ”
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
– Điệp ngữ nối tiếp: Là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau. Ví dụ:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”
=> Trong đoạn thơ trên từ “rất lâu” và “khăn xanh” được lặp lại liên tiếp, đây là điệp ngữ nối tiếp.
– Điệp ngữ chuyển tiếp: Điệp từ chuyển tiếp còn được gọi là điệp từ vòng. Ví dụ:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
=> Trong ví dụ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.
Bài tập 1: Em hãy chỉ ra điệp ngữ được sử dụng trong những ngữ liệu dưới đây và nêu tác dụng của nó
(1) “Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…”
(2) “Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
a. Hướng dẫn giải:
– Xem lại lý thuyết phần biện pháp tu từ điệp ngữ để giải bài tập này.
– Đọc kĩ hai đoạn thơ và chỉ ra điệp ngữ trong từng đoạn.
b. Lời giải chi tiết:
(1) “Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…”
=> Điệp ngữ “có” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những kết tinh đẹp đẽ trong hạt gạo, qua đó thể hiện sự trân quý của tác giả đối với hạt gạo.
(2) “Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
=> Trong ví dụ trên đây, tác giả đã sử dụng biện pháp lặp lại một cụm từ để khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen
Bài tập 2: Giải thích nghĩa của các từ ngữ in đậm trong câu sau:
(1) Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.
(2) Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.
a. Hướng dẫn giải:
– Xem lại lý thuyết về nghĩa của từ ngữ để giải bài tập này.
– Có thể tra từ điển tiếng Việt để giải bài tập này.
b. Lời giải chi tiết:
(1)
- mơn mởn: xanh non, tươi tốt, đầy sức sống
- lúc lỉu: sai trĩu xuống
(2)
- ròng rã: liên tục trong suốt một thời gian được coi là quá dài
- vợi hẳn: giảm bớt đi so với trước.
Lời kết
– Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm được cách nhận diện và phân tích được biện pháp tu từ điệp ngữ.
+ Biết cách giải thích nghĩa của từ.
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 35)
Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 35) nhằm giúp các em biết cách giải thích nghĩa của từ, nhận biết được phép tu từ điệp ngữ trong một văn bản cụ thể. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc dưới đây:
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 35)
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 35)
Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 35) Ngữ văn 6
Khi có vấn đề khó hiểu trong bài học này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ sớm trả lời cho các em.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6