Thực đơn trường mầm non đảm bảo dinh dưỡng, giúp trẻ khỏe mạnh
1. Mục đích của việc xây dựng khẩu phần và thực đơn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Thực đơn trường mầm non luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh cũng như đội ngũ cán bộ, nhân viên, quản lý trường mầm non. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho trẻ phát triển thể chất khỏe mạnh, lanh lợi, có sức khỏe và trí tuệ để tham gia vào các hoạt động khác nhau trong cuộc sống.
Thực đơn trường mầm non cần đảm bảo 3 tiêu chí sau: Một là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Hai là: đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ; sử dụng thực phẩm tươi sống, sơ chế sạch sẽ, nấu chín đồ ăn. Ba là: đa dạng khẩu phần ăn cho trẻ, giúp trẻ ăn uống ngon miệng, tăng cân và chiều cao đều đặn, đặc biệt là phù hợp với khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ trong từng độ tuổi. Thực đơn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non được chế biến đa dạng, hấp dẫn, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Dưới đây là cách lên thực đơn trường mầm non theo tiêu chuẩn dinh dưỡng mới nhất, tạo điều kiện chăm sóc trẻ chu đáo và đầy đủ về mặt dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Có thể bạn cũng quan tâm :
Mục Lục
Xây dựng khẩu phần ăn uống và thực đơn trường mầm non
1. Mục đích của việc xây dựng khẩu phần và thực đơn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
1.1 Khẩu phần và thực đơn
– Khẩu phần: Là suất ăn của một người trong một ngày nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng).
– Thực đơn: Là lương thực, thực phẩm được chế biến dưới dạng các món ăn trong từng bữa, từng ngày và hằng tuần.
1.2 Mục đích của việc xây dựng khẩu phần, thực đơn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
– Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và vệ sinh văn minh trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhà bếp đi chợ.
Trong từng giai đoạn phát triển của con người, đặc biệt đối với trẻ em, tùy theo tình trạng sức khỏe và trạng thái hoạt động, khoa học về dinh dưỡng đã có những quy định về khẩu phần và xây dựng khẩu phần cho các đối tượng ở từng chế độ ăn.
Cần dựa vào một số nguyên tắc chính để xây dựng khẩu phần, thực đơn và vận dụng nguyên tắc thay thế các loại thực phẩm với nhau để đảm bảo giá trị của khẩu phần.
Tùy theo khả năng cung cấp thực phẩm ở địa phương và tùy thuộc vào thời tiết, mùa để xây dựng cho trẻ một khẩu phần hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng.
2. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần và thực đơn trường mầm non
– Đảm bảo cho khẩu phần đáp ứng đủ về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
– Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Cân đối tỷ lệ đạm động vật và thực vật, mỡ động vật và dầu thực vật, cân đối các loại vitamin và chất khoáng.
– Đảm bảo khẩu phần của trẻ ở trường mầm non: lứa tuổi nhà trẻ chiếm 60-70% khẩu phần cả ngày và mẫu giáo 50-60% khẩu phần cả ngày.
Trong đó tỷ lệ: Bữa trưa: 30-35%
Bữa chiều: 25-30%
Bữa phụ: 1/2 bữa chính
– Thực đơn được xây dựng theo từng ngày, tuần, tháng và theo mùa để điều hòa thực phẩm.
– Xây dựng thực đơn cho nhiều ngày cần thay đổi món ăn cho trẻ đỡ chán và đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Khi thay đổi cần đảm bảo thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm (ví dụ: thay thịt bằng cá, trứng hoặc tôm,…) hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt được giá trị dinh dưỡng tương đương.
– Thay đổi thực đơn trường mầm non không chỉ đơn thuần thay đổi thực phẩm mà cần thay đổi dạng chế biến trong cùng một loại thực phẩm (như, luộc, kho, rào, dán, hấp,…).
– Trong cùng một bữa ăn nên sử dụng thực phẩm giống nhau cho các chế độ ăn để tiện cho cán bộ nhà bếp đi chợ, nhưng lưu ý nhu cầu của từng độ tuổi và cách chế biến phù hợp.
– Có thực đơn của bữa chính, bữa phụ phù hợp với mức đóng góp.
3. Các bước xây dựng khẩu phần và thực đơn trường mầm non
3.1 Các bước xây dựng khẩu phần ăn
– Tính năng lượng, lượng protein và các chất dinh dưỡng khác của khẩu phần cho một bữa chính của một trẻ theo độ tuổi tương ứng với mỗi chế độ ăn.
– Tính lượng gạo và thực phẩm giàu đạm cho một suất ăn.
– Bổ sung vitamin và các chất khoáng bằng các loại rau.
– Bổ sung năng lượng bằng mỡ động vật, dầu thực vật hoặc đường.
– Thêm gia vị.
3.2 Các bước xây dựng thực đơn
– Xác định số ngày trẻ ăn trong tuần và số bữa ăn trong ngày của từng chế độ ăn (số bữa chính, bữa phụ).
– Chọn thực phẩm giàu đạm động vật và thực vật.
– Chọn các loại rau.
– Chọn cách chế biến thành món ăn cho từng chế độ ăn. Chế độ ăn cơm cần đảm bảo có món canh và món mặn.
– Cho gia vị vào các món ăn (nước mắm, hành,…).
– Chọn món ăn cho bữa phụ.
Ví dụ một khẩu phần của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non
Định lượng: 100 suất
Thực đơn
Kcal
%
Tên món ăn
Nguyên liệu chính
Bữa chính sáng
389,9
48,7
Cơm
Đậu, thịt sốt cà chua
Su su nấu thịt gà
Gạo tẻ
Đậu phụ, thịt lợn, thịt gà, su su, cà chua, hành.
Sữa bột, đường, sữa bò.
Bữa phụ
89
11,1
Sữa đậu nành
Đậu tương, đường kính.
Bữa chiều
321,7
40,2
Bún riêu cua
Bánh quy
Bún, cua, me quả, cà chua, bánh quy.
Ví dụ về giá trị dinh dưỡng của một khẩu phần
TT
Tên thực phẩm
Số lượng (kg)
Lượng được tính (kg)
Protein
Lipit
Gluxit
Kcal
1
Gia vị
0,05
0,3
2
Mắm
0,3
0,6
21,3
87,0
3
Sữa bột
0,6
0,5
162
156
226,8
2970,0
4
Sữa bò
0,5
1,6
40,5
44
280
1725,0
5
Đường kính
1,6
0,3
1588,8
6512,0
6
Dầu thực vật
0,3
4,93
299,1
2781,0
7
Gạo tẻ
5,0
2,5
374,7
49,3
3756,7
17402,0
8
Bánh quy
2,5
19
175
120
1915
9675,0
9
Bún
19
1,37
323
4883
21280,0
10
Thịt sấn
1,4
1,76
226,1
294,6
3671,6
11
Nạc vai
1,8
0,65
334,4
123,2
2516,8
12
Gà
1,5
2,0
145,6
48,8
1053,0
13
Cua đồng
4,0
2,4
106
38,0
780,0
14
Su su
3,0
0,5
17,1
119,7
570,0
15
Cà chua
3,0
0,5
17,1
119,7
570,0
16
Me quả
0,6
3,6
9,7
24,5
137,7
17
Đậu phụ
24 bìa
0,4
392,4
194,4
25,2
3528,0
18
Hành hoa
0,5
1,18
5,2
17,2
92,0
19
Đậu tương
1,2
401,2
217,1
290,3
4849,8
Cộng
2753,4
1584,5
13216,0
80063,8
Bình quân 1 trẻ
14,1%
18,3%
67,6%
800,6 kacl
Ví dụ về thực đơn trường mầm non
Thực đơn cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ
Thực đơn cho trẻ nhà trẻ (thực đơn mùa hè)
Bữa
Chế độ ăn
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Sáng
Bột
Bột cá
Rau cải
Bột thịt lợn
Cà rốt
Bột thịt bò
Rau ngót
Bột tôm
Bí xanh
Bột thịt lợn
Rau ngót
Cháo
Cháo cá
Rau cải
Cháo thịt lợn
Cà rốt
Cháo thịt bò
Rau ngót
Cháo tôm
Bí xanh
Cháo thịt lợn
Rau ngót
Cơm
Cá sốt cà chua
Canh rau cải nấu thịt
Thịt, đậu phụ om cà chua
Canh bí xanh nấu thịt
Thịt bò xào rau củ hỗn hợp
Canh rau ngót nấu thịt
Thịt băm viên sốt cà chua
Canh rau ngót nấu thịt
Đậu phụ nhồi thịt, trứng
Canh rau ngót nấu thịt
Phụ
Bột
Bú mẹ
Nước đu đủ nghiền
Bú mẹ
Chuối nghiền
Bú mẹ
Bột đầu đường
Bú mẹ
Nước dưa hấu nghiền
Bú mẹ
Sữa đậu nành
Cháo
Đu đủ
Chuối
Chè đậu đường
Dưa hấu
Sữa đậu nành
Cơm
Đu đủ
Chuối
Chè đậu đường
Dưa hấu
Sữa đậu nành
Chiều
Bột
Bột thịt lợn rau dền
Bột trứng gà, giá đỗ xanh
Bột lạc vừng, bí đỏ
Bột thịt gà, rau củ thập cẩm
Bột đậu đỏ
Cháo
Cháo thịt lợn rau dền
Cháo trứng gà giá đỗ
Cháo đậu đỗ, lạc vừng, bí đỏ
Cháo thịt gà, rau củ thập cẩm
Cháo đậu xanh
Cơm
Thịt xào rau củ hỗn hợp
Canh rau dền
Trứng đúc thịt
Canh hến rau
Muối lạc vừng
Canh sườn nấu rau củ thập cẩm
Phở gà
Thịt lợn băm rim
Canh dưa nấu cá
Thực đơn cho trẻ nhà trẻ (thực đơn mùa đông)
Bữa
Chế độ ăn
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Sáng
Bột
Bột cá
Cà rốt
Bắp cải
Bột tôm
Rau cải cúc
Bột thịt bò
Cà rốt
Khoai tây
Bột cua
Rau cải
Bột thịt lợn
Cà rốt
Su hào
Cháo
Cháo cá
Cà rốt
Bắp cải
Thìa là
Cháo tôm
Rau cải cúc
Cháo thịt bò
Cà rốt
Khoai tây
Cháo cua
Rau cải
Cháo thịt lợn
Cà rốt
Su hào
Cơm
Cá viên xào
Canh rau cải bắp nấu thịt
Thịt, đậu phụ om cà chua
Canh tôm nấu rau cải cúc
Thịt bò xào rau củ hỗn hợp
Canh trứng cà chua
Trứng chim cút kho thịt
Canh cua rau
Giá đậu xanh xào thịt
Canh sườn khoai tây
Phụ
Bột
Bú mẹ
Chuối
Bú mẹ
Cam
Bú mẹ
Bột đậu đường
Bú mẹ
Chuối
Bú mẹ
Sữa đậu nành
Cháo
Chuối
Cam
Chè đậu đường
Chuối
Sữa đậu nành
Cơm
Chuối
Cam
Chè đậu đường
Chuối
Sữa đậu nành
Chiều
Bột
Bột thịt lợn
Rau cải
Bột trứng gà
Giá đỗ xanh
Bột lạc vừng
Bí đỏ
Bột thịt gà
Rau củ thập cẩm
Bột đậu
Đường kính
Cháo
Cháo thịt
Rau cải
Cháo trứng gà
Giá đỗ
Cháo đậu đỗ lạc vừng
Bí đỏ
Cháo thịt gà
Rau củ thập cẩm
Cháo đậu xanh đường
Cơm
Thịt xào rau củ hỗn hợp
Canh rau cải
Trứng đúc thịt
Canh sườn ninh su hào
Muối lạc vừng
Canh sườn nấu rau củ thập cẩm
Phở gà
Thịt lợn băm viên rán
Canh dưa nấu cá
Thực đơn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Thực đơn mùa hè cho trẻ mẫu giáo
Bữa
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Chính
Cá sốt cà chua
Canh rau cải nấu thịt
Thịt, đậu phụ om cà chua
Canh tôm nấu bí xanh
Thịt bò xào rau củ hỗn hợp
Canh rau ngót nấu thịt
Giá đậu xanh xào thịt
Canh cua, nấu rau đay mồng tơi
Đậu phụ nhồi thịt trứng
Canh trai/hến nấu rau
Phụ (xế)
Quả chín
Sữa đậu nành
Bánh mì
Sữa
Chè đậu đường
Dưa hấu
Sữa đậu nành
Mì thịt
Thực đơn mùa đông cho trẻ mẫu giáo
Bữa
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Chính
Cá viên xào
Canh rau cải nấu thịt
Thịt đậu phụ om cà chua
Canh tôm nấu rau cải cúc
Thịt bò xào rau củ hỗn hợp
Canh đậu phụ cà chua
Trứng chim cút kho thịt
Canh cua rau
Giá đậu xanh xào thịt
Canh khoai tây, cà rốt, su sào
Phụ (xế)
Quả chín
Sữa đậu nành
Mì cua
Cam
Chè đậu đường
Bánh chay
Sữa đậu nành
Cháo thịt
Chuối
Trên đây là ví dụ điển hình về thực đơn trường mầm non cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Thực đơn trường mầm non được xây dựng hết sức đa dạng, phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của trẻ ở từng độ tuổi, cách thức chăm sóc trẻ em về mặt dinh dưỡng của mỗi trường mầm non, cách thức lựa chọn và chế biến thực phẩm.
Trường mầm non có thể sử dụng đa dạng các nguồn thực phẩm, chế biến nhiều món ăn đa dạng hấp dẫn, nhưng điều cốt lõi là phải đảm bảo tính cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực đơn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tạo điều kiện chăm sóc trẻ tốt nhất về mặt dinh dưỡng, không chỉ mang đến cho trẻ những bữa ăn ngon, bổ dưỡng mà còn giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và lanh lợi.
Thực đơn cho trẻ ở trường mầm non được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Các bậc phụ huynh, giáo viên mầm non, cán bộ nhân viên làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng trường mầm non có thể truy cập website: https://nuoidaytre.com.vn để tham khảo thực đơn mẫu.