Thúc đẩy hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Thúc đẩy hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Người cao tuổi là nhóm đối tượng nhận
được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhà nước và các tổ chức xã hội. Ở nước ta, người
cao tuổi được quy định tại Điều 2 Luật người cao tuổi 2009: Người cao tuổi là
công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.Từ truyền thống xa xưa của người Việt
Nam ta, người cao tuổi luôn có hệ giá trị chuẩn mực ổn định. Bởi họ là những
người giàu kinh nghiệm sống, kỹ năng sống, được cả xã hội vị nể, kính trọng. Họ
là những người ông, người bà, người cha, người mẹ trong gia đình. Ở cộng đồng
dân cư, họ được coi là những bậc trưởng lão, người gìn giữ những giá trị văn
hóa tốt đẹp của dân tộc. Vì vây, rất cần chung một cái nhìn để tôn vinh,
chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay.
Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), những người từ 60 – 74 tuổi được gọi là người cao tuổi; Người từ 75 – 90 tuổi gọi là “người già”; Người trên 90 là “người già sống
lâu”.Sự phân chia đó rất có ý
nghĩa để nhà nước và toàn xã hội dành sự ưu tiên chăm sóc y tế, an sinh xã hội
cho từng nhóm đối tượng người cao tuổi. Dựa vào sự phân chia này, thế giới
nghiên cứu và đưa ra hai khái niệm rất mới mà Việt Nam chúng ta cần đưa vào chương
trình, mục tiêu chăm sóc người cao tuổi. Đó là khái niệm Già hóa khỏe mạnh và
Già hóa năng động.
Già hóa khỏe mạnh: là quá trình phát triển
và duy trì khả năng hoạt động cho phép mang lại hạnh phúc tuổi già (WHO,
2015).
Khái niệm này cho thấy cần tăng
cường sự chủ động trong các hoạt động hằng ngày của người cao tuổi để chính họ
cảm thấy khỏe mạnh là một tài sản lớn và nhờ có khỏe mạnh mà họ cảm thấy hạnh
phúc. Từ giá trị đó mà họ tìm kiếm các biện pháp để duy trì và rèn luyện sức khỏe
tự thân, thay vì phụ thuộc vào con cái, hệ thống y tế hay xã hội.
Già hóa năng động: là quá trình
tối ưu hóa các cơ hội về sức khoẻ, sự tham gia và an sinh nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người cao tuổi.
Không
phải người cao tuổi nào cũng đều năng động. Người già yếu thì không có đủ sức
khỏe để năng động. Người có sức khỏe thì chỉ ở nhà, quanh quẩn trong gia đình,
nơi cư trú mà ít tham gia các hoạt động đoàn thể hay hoạt động xã hội cộng đồng.
Do vậy, với cách nhìn về “già hóa năng động” đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi nhằm giúp cho người cao tuổi thực hiện việc rèn luyện sức khỏe, học tập, hoạt
động văn hóa, tinh thần…chủ động tham gia trong môi trường an toàn và đảm bảo
được sự tôn trọng, phát huy triệt để vai trò của người cao tuổi trong xã hội hiện
nay. Đã có nhiều người cao tuổi về hưu là bác sĩ nhưng vẫn tích cực tham gia
khám bệnh cho gia đình, cho những người nghèo và tham gia các dự án khám bệnh
miễn phí. Họ làm việc vì tính năng động để được khỏe mạnh, để thấy mình có ích
trong cuộc sống, đó là giá trị cá nhân có thể tạo ra. Với già hóa năng động, những
người cao tuổi có kiến thức, kĩ năng chuyên môn và bề dày kinh nghiệm trong nhiều
lĩnh vực khác nhau sẽ tiếp tục được thừa nhận, họ có môi trường để truyền lại
kinh nghiệm cho các thế hệ sau và đáng quý hơn, họ luôn có tinh thần cống hiến,
góp sức hết mình cho sự phát triển của đất nước.
Trước
vị trí, vai trò của người cao tuổi, nhà nước ta khuyến khích tuyên truyền đầy đủ
với các ban ngành đoàn thể và mọi tầng lớp trong xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ của họ như sau: Được đảm bảo các
nhu cầu thiết yếu từ ăn, mặc, chỗ ở, đi lại hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Được
quyền quyết định sống chung với con cháu hay sống riêng theo ý muốn của bản
thân. Nhà nước chỉ rõ, người cao tuổi được tạo điều kiện, hỗ trợ để tham gia
các hoạt động văn hóa, thể thục, thể thao, giải trí, du lịch, nghỉ ngơi phù hợp
với lứa tuổi và sở thích của bản thân; Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với
sức khỏe của bản thân, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò của
người cao tuổi trong xã hội; Được miễn
các khoản tiền đóng góp vào các hoạt động xã hội, trừ các hoạt động người cao
tuổi tự nguyện đóng góp. Đối với những trường hợp đặc biệt, người cao tuổi được
ưu tiên nhận tiền trợ cấp, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm
khác phục khó khăn khi không may xảy ra thiên tai hay các sự kiện bất khả kháng
khác.
Nhằm tiếp tục phát huy vị trí của người
cao tuổi, Luật người cao tuổi nêu rõ nghĩa vụ thì người cao tuổi phải thực hiện như
sau: Là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống, giáo dục thể hệ trẻ giữ
gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Nghiêm chỉnh chấp hành và vận
động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Khuyến khích người cao tuổi truyền đạt các kinh nghiệm quý giá của bản thân cho
thế hệ sau.
Thấy được tầm quan trọng của người cao
tuổi, để góp phần chung tay chăm sóc người cao tuổi, chúng ta cần chia sẻ và
hiểu về đặc điểm tâm lý của họ. Phải thừa nhận rằng, trong nhiều gia đình Việt
Nam hiện nay, người cao tuổi thường không được cởi mở
trong cuộc sống, hay tự ái, hay xét nét và không tin tưởng tuổi trẻ. Họ cảm thấy
mình không còn nhiều ảnh hưởng tới con cháu, do đó một số người sống thờ ơ với
gia đình và xã hội. Thậm chí một số người thì đòi hỏi con cháu phải đáp ứng những
điều không hợp lý, gia trưởng và độc đoán, nhất nhất bắt con cháu phải theo.
Chính nhưng tâm lý này đã khiến sức khỏe của người cao tuổi bị ảnh hưởng rõ rệt
và cơ hội chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn do rào cản tâm lý với gia đình, con
cháu.
Theo kết quả Điều tra Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, chỉ có 4,8% người cao tuổi có sức khỏe tốt và rất tốt, 65,4% là yếu và rất yếu. Trong
đó, có 26,1% người
cao tuổi không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, trên 51% người cao tuổi không đủ tiền chi trả cho việc điều trị, dẫn đến không
điều trị.
Trước thực trạng này, nước ta đã thành lập nhiều bệnh viện và hiện nay có 97 bệnh viên tuyến Trung ương, tuyến tính có khoa
lão khoa. Cả nước có 76.000 Câu lạc bộ về văn hóa, thể dục thể thao thu hút
trên 3 triệu người cao tuổi tham gia. Để hướng dẫn chăm sóc và tư vấn cho
người cao tuổi như cần ưu tiên tập trung vào các giải pháp tại gia đình như
sau: Có chế độ lao động, vui chơi giải trí hợp lý; Tích cực luyện tập dưỡng
sinh, đi bộ. Chú ý nơi ở và nhà vệ sinh phải chống trơn tốt đề phòng bị ngã. Các
thành viên trong gia đình cần quan tâm đến đời sống tình cảm để tránh sự mặc cảm,
cô đơn của người cao tuổi. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày trong mỗi bữa
ăn. Ngoài ra, về phía địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức
và cá nhân thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức kính tọng, biết
ơn đối với người cao tuổi.
Ảnh minh họa:
- ĐẶNG THỊ HẢI
155 Views