Thừa kế là gì?
5/5 – (2 bình chọn)
Quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, do phong tục tập quán, tình cảm gia đình đã làm không ít người bỏ qua quyền thừa kế và quyền được để lại thừa kế. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp người để lại thừa kế đã lập di chúc nhưng do chưa hiểu các quy định pháp luật thừa kế nên di chúc đó không phù hợp với quy định pháp luật, khiến những người thừa kế phải giải quyết tranh chấp bằng pháp luật, làm mất đi tình cảm gia đình. Luật Hồng Minh xin được hỗ trợ tư vấn những quy định chung về thừa kế.
Mục Lục
I. KHÁI NIỆM THỪA KẾ
Được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Thừa kế gồm có thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
- Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống.
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
II. PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
1. Người thừa kế (người hưởng di sản thừa kế của người đã chết theo di chúc hoặc theo pháp luật)
- Trường hợp người thừa kế là cá nhân phải là người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã hình thành thai trước khi người để lại di sản chết, là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
3. Quy định về người lập di chúc
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc hợp pháp, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Người thành niên lập di chúc phải minh mẫn; sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối; đe doạ; cưỡng ép.
4. Hình thức di chúc:
Có hai hình thức để lại di chúc đó là văn bản và di chúc miệng. Di chúc phải lập bằng văn bản nhưng trong một số trường hợp có thể lập di chúc miệng.
– Di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực
– Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản và sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống: sáng suốt; minh mẫn thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
5. Điều kiện di chúc hợp pháp:
- Một di chúc hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây. Người lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị cưỡng ép, lừa dối, đe doạ ; hình thức di chúc tuân thủ quy định của luật; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi hợp pháp khi được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ hợp pháp khi và chỉ khi người làm chứng lập thành văn bản và phải công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện người lập di chúc sáng suốt, minh mẫn trong khi lập di chúc và không bị lừa dối, ép buộc, đe dọa; đáp ứng điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật.
- Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
6. Về thời hiệu thừa kế:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản. (Kể từ thời điểm mở thừa kế). Hết thời hạn để người thừa kế yêu cầu chia di sản thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
- Thời hiệu để người hưởng yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm. (Kể từ thời điểm mở thừa kế).
- Thời hiệu yêu cầu người thừa hưởng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm. ( Kể từ khi mở thừa kế).
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0969 439 507
Email: [email protected]
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.