Thửa đất là gì? (cập nhật 2022)
Đất đai ở nước ta là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý bằng các chế định pháp luật. Đây là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư, vừa là nền tảng để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Chính vì thế, đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá. Trong các văn bản pháp luật về đất đai, thửa đất là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều. Vậy thửa đất là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Mục Lục
1. Thửa đất là gì?
Thửa đất là một trong những chế định pháp lý của nhà nước và là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các quy định liên quan đến thửa đất được định nghĩa khá cụ thể tại các Điều Luật, văn bản quản lí đất đai của Việt Nam.
Theo đó, khái niệm thửa đất được quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 hợp nhất Luật đất đai như sau: “Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.” Như vậy, có thể hiểu rằng, thửa đất là phần đất có ranh giới đã được xác định rõ các thông tin về mục đích, vị trí, số thửa, được giới hạn bởi những ranh giới trên thực địa hoặc cũng có thể là diện tích đất được mô tả thông qua những điểm mấu, đường ranh trên hồ sơ quản lý. Việc xác định diện tích này được cơ quan địa chính đo đạc theo luật định một cách chính xác.
Việc xác định diện tích, hình dáng cũng như vị trí của thửa đất cần tuân theo những biện pháp đo đạc kỹ càng. Quá trình khảo sát, thu nhập thông tin sẽ giúp đơn vị quản lí xây dựng bản đồ chi tiết cũng như đo đạc đất một cách chính xác nhất. Hiện nay công tác quản lí, xử lí tranh chấp các thửa đất do cơ quan địa chính chịu trách nhiệm. Khi có bất kì thắc mắc, kiến nghị nào, người dân có thể liên hệ với đơn vị này để được hỗ trợ, giúp đỡ.
2. Thông tin về thửa đất
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận như sau:
1. Thửa đất số: ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu thửa đất trên bản trích đo; trường hợp trích đo địa chính một thửa đất thì số hiệu thửa đất được ghi “01”.
2. Tờ bản đồ số: ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.
3. Địa chỉ thửa đất: ghi tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư,…); số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nơi có thửa đất.
4. Diện tích: ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
5. Hình thức sử dụng
6. Mục đích sử dụng
Như vậy, khi nhìn vào một thửa đất chúng ta có thể biết được các thông tin cơ bản: Thửa đất, Tờ bản đồ số mấy; Địa chỉ nằm ở đâu; Diện tích; Hình thức sử dụng; Mục đích sử dụng;….
Về việc tra cứu thông tin về thửa đất, các cơ quan có thẩm quyền tra cứu thông tin về đất đai giúp công dân là Phòng Đăng ký đất đai và Trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.
3. Tài sản gắn liền với thửa đất
Hiện nay các tài sản gắn liền với đất được pháp luật đất đai công nhận thuộc sở hữu của chủ đất. Các tài sản có thể gắn liền với đất bao gồm các nhóm sau:
- Các công trình xây dựng như nhà ở, nhà máy, nhà xưởng, nhà kho, chuồng nuôi gia súc, cơ sở trưng bày, cửa hàng, nhà vệ sinh,…
- Các dạng tường bao quanh đất.
- Ao, hồ, tiểu cảnh, giếng nước,…
- Cây cối, vườn, rừng,…
4. Quyền của chủ sở hữu thửa đất
– Được cơ quan địa chính cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận này chính là cơ sở để Pháp luật công nhận và bảo hộ các quyền lợi khác của chủ sở hữu đối với mảnh đất. Giấy chứng nhận này đồng thời công nhận quyền sở hữu các loại tài sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu.
– Được toàn quyền hưởng và quyết định các thành quả lao động cũng như đầu tư dựa trên thửa đất.
– Được hưởng các lợi ích từ công trình công cộng cũng như các chính sách cải tạo, bồi bổ đất.
– Được bồi thường theo đúng quy định của Pháp luật khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất.
– Làm đơn khiếu nại, tố cáo hoặc kiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thửa đất. Lúc này Nhà nước sẽ bảo hộ cho lợi ích hợp pháp về đất đai của chủ sở hữu đối với mảnh đất đó.
5. Các câu hỏi thường gặp
- Số thửa đất là gì?
Số thửa đất hay còn gọi là số thứ tự thửa đất hay số tờ số thửa. Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số thứ tự thửa đất là một chữ số tự nhiên thể hiện số thứ tự của thửa đất trên bản đồ địa chính. Các con số này được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính nhất định. Như vây, số thửa đất được hiểu là số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính được Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập theo quy định.
- Hợp thửa đất là gì?
Luật Đất đai hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm hợp thửa hay hợp nhất thửa đất. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng, hợp thửa đất là trường hợp người ta gộp các quyền sử dụng đất đối với hai hoặc nhiều thửa đất liền kề của một chủ sở hữu lại thành quyền sử dụng chung đối với tổng diện tích đất nói trên. Khi đó chủ sở hữu thửa đất thường làm thủ tục đăng ký một quyền sử dụng đất mới trên cơ sở các thửa đất người này sở hữu ban đầu.
-
Chi phí phải chịu khi làm thủ tục hợp thửa bao gồm những chi phí gì?
Lệ phí địa chính: mức phí mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định sẵn (ở mỗi địa phương mức lệ phí có thể chênh lệch nhau).
Lệ phí thực hiện thủ tục hợp thửa tại cơ quan địa chính.
Lệ phí cấp Sổ đỏ nếu chủ sở hữu yêu cầu.
- Tách thửa đất là gì?
Hiện nay, tách thửa đất chưa định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan. Dù vậy, vẫn có thể hiểu tách thửa đất là việc phân chia hoặc chuyển đổi quyền sở hữu đất đai từ một người thành nhiều người.
- Các trường hợp thực hiện tách thửa đất hiện nay?
+ Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người sử dụng đất.
+ Do thi hành quyết định hoặc bản án của Toà án.
- Lệ phí tách thửa đất hiện nay?
Lệ phí tách thửa đất thường bao gồm 2 loại sau:
+ Chi phí đo đạc thửa đất do đơn vị thực hiện đo đạc đưa ra.
+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất do Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quy định.
- Ranh giới thửa đất là gì?
Ranh giới thửa đất đã được định nghĩa tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Theo đó, ranh giới thửa đất là một đường gấp khúc tạo bởi nhiều cạnh thửa nối liền, bao kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.
Việc xác định ranh giới thửa đất thường do cán bộ địa chính công tác tại văn phòng địa chính địa phương đo đạc và xác lập các số liệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ranh giới thửa đất lại được xác định dựa theo Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 8, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thay vì cách đo đạc truyền thống.
Căn cứ xác định ranh giới một thửa đất đôi khi cũng dựa vào Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 kết hợp cùng Thông tư nêu trên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên liên quan.
- Trích lục thửa đất là gì?
Trích lục thửa đất được biết đến như bản vẽ trên giấy hoặc bản đồ kỹ thuật số trên máy tính thể hiện ranh giới, phạm vi của một khu vực đất nhất định dựa theo bản đồ địa chính địa phương.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề thửa đất là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về thửa đất là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
5/5 – (2554 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin