Thư viện số – Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Giáo trình Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Abstract: Nội dung của cuốn giáo trình được chia thành 6 chương bao gồm: Chương 1, Nhập môn công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, trình bày vị trí, đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu của môn học công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Chương 2, Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng: chương này trình bày các khái niệm, vị trí, vai trò công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; những nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; từ đó nêu lên mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, chủ trương và giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng hiện nay. Chương 3, Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng: trình bày vai trò, nhiệm vụ của cấp ủy đảng, cấp ủy cơ sở đối với công tác kiểm tra, giám sát; sự lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng, cấp ủy cơ sở; nêu lên những phương hướng và giải pháp chủ yếu để tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Chương 4, Kỷ luật và thi hành kỷ luật trong Đảng: phân tích khái niệm, vai trò, nội dung, hình thức và tính chất của kỷ luật đảng; những phương hướng, phương châm và nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng. Chương 5, Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Đảng: phân tích khái niệm, ý nghĩa, thẩm quyền, nguyên tắc, phạm vi giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Đảng. Chương 6, Ủy ban kiểm tra và cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng: trình bày vị trí, vai trò và quá trình xây dựng, trưởng thành ủy ban kiểm tra của Đảng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức, cơ cấu tổ chức của ủy ban kiểm tra các cấp; phân tích chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ và nguyên tắc hoạt động của cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng.