Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng – Tư vấn dịch vụ

Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng là một thủ tục cần thiết khi đã trả nợ khoản vay ở ngân hàng và lấy lại sổ đỏ thế chấp. Bài viết dưới đây cũng cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý cần thiết để cách thực hiện thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật.

Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Khi nào được xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

  • Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
  • Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
  • Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
  • Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
  • Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Cơ sở pháp lý: Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP

Hồ sơ xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

  • Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính) theo mẫu số 04/XĐK phiếu yêu cầu xóa đăng ký ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BTP;
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Một vài trường hợp khác, hồ sơ có thể thay Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm thành một trong các loại giấy tờ sau:

  • Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
  • Văn bản giải chấp; văn bản thanh lý hợp đồng thế chấp; hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản khác chứng minh việc xử lý xong toàn bộ tài sản thế chấp;
  • Căn cứ chứng minh việc tài sản bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc quyết định phá dỡ, tịch thu tài sản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp thế chấp, tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Cơ sở pháp lý: Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP và Điều 19 Thông tư số 07/2019/TT-BTP

Cơ quan có thẩm quyền xóa thế chấp

Cơ quan có thẩm quyền xóa thế chấp

Trình tự thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Văn đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;
  • Cơ quan có thẩm quyền xóa thế chấp: Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; Vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ

Giải quyết yêu cầu

Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung xóa đăng ký vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận.

Cơ sở pháp lý: Điều 47, 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP

Thời hạn giải quyết xóa thế chấp

  • Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ;
  • Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
  • Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Cơ sở  pháp lý: điểm n Khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Chi phí thực hiện xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Lệ phí xóa đăng ký thế chấp đất là 20.000 đồng/hồ sơ.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Thông tư 202/2016/TT-BTC

Luật sư tư vấn cách xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Luật sư tư vấn cách xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Luật sư tư vấn thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan cách xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
  • Soạn thảo toàn bộ các văn bản theo quy định để xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
  • Đại diện khách hàng thực hiện các giao dịch liên quan với các cơ quan chức năng;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong suốt quá trình hoạt động của công ty,…

Thủ tục xóa  thế chấp sổ đỏ tại ngân ngân hàng không quá phức tạp nhưng vẫn cần đảm bảo những hồ sơ, trình tự, thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần luật sư đất đai tư vấn hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.62 (15 votes)

Thank for your voting!