Thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam thành công 99%
Thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam
Hiện nay các nhà đầu tư của nước ngoài đều có thể thực hiện đầu tư vào Việt Nam với các hình thức khác nhau. Đặc biệt khi các nhà đầu tư cũng là 1 doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ có thể thực hiện đầu tư dựa vào 1 trong những hình thức như sau: Đầu tư dựa vào hợp đồng về hợp tác trong kinh doanh, Liên doanh đến các nhà đầu tư ở trong nước, đầu tư về thành lập công ty có 100% vốn nước ngoài. Trong thực tế thì một trong các hình thức thực hiện đầu tư mà các doanh nghiệp của nước ngoài thường chọn lựa đó chính là việc thành lập công ty con tại Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin tham khảo:
I/ Khái niệm về công ty mẹ và công ty con:
Luật doanh nghiệp mới nhất không định nghĩa công ty con là gì mà chỉ có định nghĩa công ty mẹ. Để có khái niệm về công ty con, trước hết chúng ta cùng nghiên cứu khái niệm công ty mẹ là gì và mối quan hệ giữa 2 loại công ty này. Theo Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp, một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khác nếu thuộc một trong ba trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Công ty mẹ chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty TNHH hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông của công ty cổ phần;
Trường hợp 2: Công ty mẹ được quyền bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các chức danh quan trọng trong công ty con như thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
Trường hợp 3: Công ty mẹ có quyền hạn ra quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho công ty.
Như vậy dựa vào quy định trên về khái niệm công ty mẹ có thể đưa ra khái niệm công ty con là công ty mà được một công ty khác góp vốn trên 50% số vốn điều lệ hoặc trên 50% số cổ phần phổ thông. Các chức danh quan trọng của công ty con như thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ do công ty mẹ bổ nhiệm và quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ cũng sẽ do công ty mẹ quyết định.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản Luật Doanh nghiệp mới nhất cũng chỉ ra mối liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con như sau:
– Công ty con sẽ không được đầu tư mua cổ phần vào công ty mẹ nếu công ty mẹ là công ty cổ phần và không được quyền góp vốn vào công ty mẹ nếu công ty mẹ là công ty TNHH. Đồng thời, các công ty con của cùng một công ty mẹ thì không được đồng thời cùng góp vốn hoặc mua cổ phần để sở hữu chéo giữa các công ty con lẫn nhau. Bên cạnh đó, nếu công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu từ 65% vốn nhà nước trở lên thì các công ty con của công ty này không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần vào cùng một doanh nghiệp khác hoặc cùng thành lập doanh nghiệp mới. Theo những quy định trên có thể hiểu rằng một công ty con chỉ có thể có một công ty mẹ nhưng một công ty mẹ có thể có rất nhiều công ty con.
Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Thực tế việc thành lập chi nhánh hay công ty con là tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Việc thành lập chi nhánh chỉ cho phép chi nhánh được kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ vì bản chất của chi nhánh là đơn vị phụ thuộc công ty. Còn công ty con là sự góp vốn và đầu tư của công ty mẹ, không phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ. Công ty mẹ có thể đầu tư 100% vốn hoặc cũng có thể hợp tác với các tổ chức cá nhân khác để mở công ty con. Do vậy, công ty con hoàn toàn có thể kinh doanh ngành nghề giống với công ty mẹ hoặc khác với công ty mẹ, tùy nhu cầu của công ty con đó. Tùy vào nhu cầu mà doanh nghiệp mà chọn hình thức thành lập công ty con hay thành lập chi nhánh.
Để biết được nên thành lập công ty con hay chi nhánh, hãy cùng chúng tôi so sánh ưu và nhược điểm của 2 loại hình này nhé.
Nội dung
Chi nhánh
Công ty con
Hình thức pháp lý
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Mã số thuế
Theo mã số đối tượng nộp thuế của công ty mẹ
Được cấp một mã số thuế độc lập
Vốn điều lệ
Không được ghi nhận trên giấy phép sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ
Được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh
Phụ thuộc vào ngành nghề công ty mẹ. Có thể giống hoàn toàn hoặc ít hơn ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ
Có thể kinh doanh khác với công ty mẹ
Trách nhiệm giải thể, phá sản
Công ty mẹ chịu trách nhiệm toàn bộ
Công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty thể hiện trên giấy chứng nhận đkdn
Hạch toán
Là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ, báo cáo tài chính hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty mẹ.
Là đơn vị độc lập, báo cáo tài chính không phải hợp nhất trong báo cáo tài chính của công ty mẹ
II/ Căn cứ dựa vào các cơ sở pháp lý về:
* Những Hiệp định có liên quan về thương mại tự do.
* Cam kết trong WTO.
* Luật doanh nghiệp hiện hành
* Luật đầu tư hiện hành
III/ Thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam:
Doanh nghiệp của nước ngoài khi thành lập về công ty con ở Việt Nam thì thường là dưới các hình thức về góp vốn để đầu tư việc thành lập các tổ chức về kinh tế ở Việt Nam. Trình tự thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam được thực hiện như sau:
1/ Nội dung thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
Doanh nghiệp của nước ngoài khi thành lập công ty con tại Việt Nam cho dù công ty có chiếm tỉ lệ là 1% hoặc đến 100% số vốn của doanh nghiệp ở Việt Nam thì cũng phải cần tiến hành thủ tục về việc cấp Giấy CN đăng ký đầu tư. Nội dung hồ sơ việc cấp Giấy CN đăng ký đầu tư gồm có:
* Nội dung đề xuất về dự án để đầu tư.
* Văn bản trong việc đề nghị tiến hành dự án.
* Giải trình việc đáp ứng về điều kiện.
* Chứng minh năng lực về tài chính và kèm theo xác nhận về số dư TK ngân hàng số tiền đầu tư dựa vào vốn điều lệ được kê khai hay các báo cáo về tài chính từ doanh nghiệp của nước ngoài (có mức lãi suất tương đương với mức vốn điều lệ được góp tại doanh nghiệp VN).
* Giấy CN quyền sử dụng đất và hợp đồng về thuê nhà.
* Quyết định việc thành lập.
* Vốn điều lệ của doanh nghiệp nước ngoài.
* Bản sao của đăng ký kinh doanh doanh nghiệp của nước ngoài.
* Giấy giới thiệu về nộp hồ sơ.
* Hộ chiếu của đại diện từ nhà đầu tư.
2/ Nội dung thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm:
Doanh nghiệp của nước ngoài (công ty mẹ) nộp hồ sơ đề nghị thành lập công ty con tới Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi công ty con đặt trụ sở chính. Hồ sơ thành lập bao gồm:
* Quyết định của công ty mẹ trong việc thành lập về công ty con.
* Giấy đề nghị việc đăng ký về thành lập công ty con.
* Thông báo của công ty mẹ trong việc thành lập về công ty con.
* Biên bản của công ty mẹ trong việc Thành lập về công ty con.
* Văn bản xác nhận của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền về vốn pháp định của công ty hoạt động kinh doanh các ngành nghề mà dựa vào pháp luật đã quy định là phải có số vốn pháp định.
* Dự thảo về Điều lệ doanh nghiệp.
* Chứng chỉ về hành nghề đối với các thành viên doanh nghiệp và các cá nhân khác của công ty hoạt động kinh doanh các ngành nghề mà dựa vào pháp luật đã quy định là phải có chứng chỉ về hành nghề.
* Danh sách của các thành viên và bản sao của Hộ chiếu, CMND hay các chứng thực hợp pháp khác của cá nhân đối với mỗi thành viên.
Sở KH và đầu tư sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra về hồ sơ. Trong thời gian là 10 ngày tính từ ngày được nhận đầy đủ hồ sơ một cách hợp lệ thì Sở KH và đầu tư sẽ thực hiện cấp giấy đăng ký kinh doanh đến công ty con.
3/ Nội dung thủ tục khắc con dấu pháp nhân và thực hiện đăng tải về mẫu con dấu của doanh nghiệp gồm:
Thời gian hoàn tất là từ 2 đến 3 ngày làm việc.
Chú ý:
* Những công ty con mà có cùng 01 công ty mẹ là công ty có sở hữu chiếm tối thiểu 65% mức vốn nhà nước thì không được góp vốn cùng nhau để thành lập công ty dựa vào Luật doanh nghiệp đã quy định.
* Công ty con sẽ không được thực hiện đầu tư và góp vốn để mua cổ phần thuộc công ty mẹ. Những công ty con thuộc cùng 01 công ty mẹ thì không được góp vốn cùng nhau và mua cổ phần nhằm sở hữu chéo lẫn vào nhau.
* Công ty mẹ sẽ có những nghĩa vụ và quyền cơ bản đến công ty con dựa vào Luật doanh nghiệp 2014 ở Điều số 190 đã quy định.
* Công ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm một cách hữu hạn đến công ty con.
Tham khảo chi tiết: Thủ tục thành lập công ty trọn gói
Nếu bạn có dự định thành lập công ty con tại Việt Nam nhưng vẫn còn gặp vướng mắc thì hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được ít nhiều cho bạn khi quyết định thành lập công ty con. Nếu Quý khách hàng vẫn còn đang băn khoăn bởi vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty con của công ty cổ phần, thành lập công ty con của công ty TNHH. Đừng ngần ngại, hãy nhấc máy lên và gọi cho Nam Việt Luật chúng tôi để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé.