Thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm như thế nào?
Trong trường hợp bạn muốn sản phẩm xuất khẩu hoặc bán tại siêu thị, tạp hóa,… Việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là điều cần thiết và bắt buộc. Các đơn vị kinh doanh hàng hóa khi đăng ký MSMV sẽ thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm trên thị trường. Vậy thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm thực hiện như thế nào?
1. Mã số mã vạch là gì?
Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng. Cụ thể là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm… Dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định. Và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Có thể nói, MSMV như một mã định danh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Dựa vào mã này có thể xác định được nguồn gốc của sản phẩm. Chẳng hạn như: sản phẩm đến từ quốc gia nào, thuộc doanh nghiệp nào sản xuất,… Cần lưu ý rằng, việc in mã vạch vào sản phẩm là truy xuất nguồn gốc. Điều này giúp truy lại được nguồn gốc của sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất và chế biển của sản phẩm
2. Hồ sơ đăng ký thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm
Đơn vị khi muốn đăng ký MSMV cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV gồm 01 bộ. Tài liệu cụ thể như sau:
– 02 bản Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch. Theo mẫu số 12 Phụ lục Nghị định 74/2018/NNĐ-CP
– Bản sao GCN ĐKDN. Hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức. Giấy đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
– 02 bản danh sách sản phẩm sử dụng mã GTIN. Theo mẫu tại Phụ lục II quy định tại VBHN số 15/VBHN-BKHCN.
Doanh nghiệp có thể thêm một vài sản phẩm trước sau đó kê khai online sau.
Đơn vị đăng ký MSMV thực hiện hai bước kê khai và nộp hồ sơ. Kê khai hồ sơ đăng ký MSMV trên hệ thống. Nếu hồ sơ kê khai hồ sơ đăng ký MSMV trên hệ thống hợp lệ. Đơn vị đăng ký thực hiện nộp hồ sơ bản cứng về Tổng cục tiêu chuẩn do lường chất lượng Việt Nam- Bộ Khoa học Công nghệ để đối chiếu.
3. Trình tự thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch tại Việt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.
Bước 2: Trong vòng 7-10 ngày làm việc, GS1 thẩm định Hồ sơ và cấp mã cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cầm giấy hẹn lên lấy mã Doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp nộp lệ phí đồng thời được chuyên viên GS1 hướng dẫn cách sử dụng mã Doanh nghiệp.
Bước 3: Sau 15-20 ngày làm việc theo giấy hẹn doanh nghiệp đến nhận kết quả là xác nhận sử dụng mã vạch.