Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
Chào Luật sư. Hiện tại công ty A có thương thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ với công ty tôi. Về giá cả hai bên đã đàm phán thành công. Tuy nhiên, về trình tự, thủ tục chúng tôi vẫn chưa tiến hành xong. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ như thế nào? Hi vọng nhận được sự giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Mục Lục
Chuyển giao công nghệ là gì?
Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu trọn gói 2021
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ
Là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ
Là tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
- Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
- Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
- Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
- Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
- Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
- Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
- Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Các trường hợp cần thực hiện thủ tục chuyển giao công nghệ?
Trong trường hợp phải đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thay mặt các bên phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định do các bên thỏa thuận. Trường hợp tính đến thời điểm đăng ký chuyển giao công nghệ, nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thay mặt các bên gửi hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ quy định
Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ cần ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
Căn cứ Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11; Nghị định số 103/2011/NĐ-CP:
Hồ sơ gồm: 03 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong trường hợp các bên tham gia chuyển giao công nghệ là tổ chức; cá nhân Việt Nam thì chỉ cần bản hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt; Hợp đồng phải được các bên ký kết; đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.
Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư; Đăng ký kinh doanh; Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; …) của các bên tham gia hợp đồng.
Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia hợp đồng.
Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước).
Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).
Chú ý: Yêu cầu có một bản gốc trong 3 bản
Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung; sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Bước 2: Bộ Khoa học và Công nghệ (trực tiếp Vụ Đánh giá; Thẩm định và Giám định Công nghệ) tổ chức xem xét hồ sơ:
- Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu theo những quy định hiện hành, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Tác phẩm nào được bảo vệ bản quyền?
– Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến;
– Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc;
– Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc;
– Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo;
– Trò chơi video và phần mềm máy tính;
– Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc.
Mã vạch sản phẩm là gì?
Mã vạch (MV) là là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được thiết kế theo một nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số hoặc cả chữ lẫn số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được còn còn gọi là thiết bị quét quang học.
Hồ sơ để tiến hành dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu là gì?
Tờ khai đăng ký (theo mẫu của Bộ khoa học & công nghệ ban hành)
Mẫu nhãn hiệu (In kích cỡ 5cm x 5cm, 8 bản)
Giấy ủy quyền thực hiện các thủ tục (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện)
Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu nhãn hiệu (Gồm: chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu)
Giấy Đăng ký kinh doanh của công ty sở hữu nhãn hiệu (đối với trường hợp đăng ký dưới sở hữu của công ty).
5/5 – (1 bình chọn)