Thu hoạch tổ yến: Hướng dẫn kỹ thuật | Farmvina Nông Nghiệp
Mục Lục
Mùa vụ khai thác tự nhiên (thu hoạch tổ yến) trong hang
Mùa vụ thu hoạch tổ yến trong hang động ở 3 tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà có khác nhau. Tại các hang động, thời gian bắt đầu làm tổ của chim yến ở Khánh Hoà thường sớm hơn ở Bình Định và Quảng Nam ngày 15 đến 20 tháng 12 so với 5 đến 10/12, nhưng chim yến ở Bình Định lại luôn đẻ sớm hơn ở Khánh Hoà khoảng 10 – 15 ngày. Vì vậy việc khai thác tổ yến cũng khác nhau:
Đợt 1 tại Bình Định khai thác vào 28/3 đến ¼ (lúc 20 – 30% trong tổ có trứng); Quảng Nam khai thác vào ngày 5 đến ngày 10/4 (lúc 3 – 4% trong tổ có trứng), còn Khánh Hoà khai thác vào 10 đến 25/4 (lúc 10% tổ có trứng).
Đợt 2, Bình Định khai thác vào 15 đến 20/5 (lúc 70 – 80% tổ có trứng). Quảng Nam: sau đợt 1 chim làm tổ lại trong thời gian 30 – 40 ngày, đến khoảng 10 – 20/5 chim bắt đầu đẻ lần 2, tự ấp nở và nuôi con cho đến khoảng 25/7 – 10/8 chim non rời tổ (đợt 2 là đợt dưỡng chim). Tại Khánh Hoà, một số đảo cũng thu hoạch đợ 2 đó là đợt dưỡng chim và chim vào khoảng 10 – 25/8
Đợt 3, Bình Định tiến hành theo quy trình kỹ thuật cách một năm dưỡng chim một lần, nếu khai thác cuối tháng 6, nếu dưỡng chim khoảng đầu tháng 9 thu hoạch tổ khi chim bay hết. Theo kiểu thu hoạch này sản lương năm tăng chậm. Những năm liên tục khai thác 3 lần, sản lượng năm sau không tăng.
Kết quả điều tra ở trên cho thấy, mùa vụ chim bắt đầu làm tổ và sinh sản ở Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hoà, Côn Đảo khác nhau. Điều này liên quan đến khí hậu của từng vùng và điều kiện hang, có thể cả với nguồn thức ăn và khoảng cách hang động vào đất liền kiếm ăn.
Khai thác 2 lần/ năm như ở Quảng Nam chim sẽ khoẻ mạnh, tổ đô đạt 60 – 70 tổ/kg, trung bình 100 tổ/ kg, số lượng cá thể trong quần đàn tăng nhanh nên sản lượng hàng năm tăng 10 – 20%, trung bình tăng 15%. Tại đây tiến hành thu hoạch tổ khi 3 – 4% số tổ có trứng, nếu chờ đến 10 – 15% chim đẻ mới thu hoạch tổ thì trong một số tổ trứng đã được ấp thành chim con.
Khai thác tổ trong nhà nuôi yến
Trong nhà yến theo phương pháp kiểm tra ngẫu nhiên, mùa vụ sinh sản của cả đàn yến kéo dài và có tính chất rải rác quanh năm. Tại Việt Nam, tỷ lệ chim yến đẻ trứng, số tổ có trứng và chim con/tổng thường xuyên giao động từ 30 – 77%. Vào tháng 5 tỷ lệ đẻ trứng đạt 60 – 65%, tháng 11 có nhà yến tỷ lệ đẻ trứng đạt đến 77%. Trung bình số tổ có 2 chim con và 2 trứng là 60 – 69% vào tháng 11 và 79 – 88% vào tháng 5.
Đặc trưng sinh sản của đàn chim yến Malaysia có những khác biệt so với yến sống ở Việt Nam. Chúng có 3 mùa vụ sinh sản; mùa vụ đẻ trứng lần 1 bắt đầu từ tháng 8 với yến tổ trắng, tháng 9 với yến tổ đen; mùa vụ thứ 2 từ tháng 1 đến tháng 3 – 4 và mùa vụ thứ 3 vào tháng 4 đến tháng 8. Yến tổ đen thường sinh sản muộn hơn yến tổ trắng 1 tháng.
Tỷ lệ đẻ trứng của yến tổ trắng trong mùa thử 3 vào mùa hè, thấp nhất chỉ khoảng 60%, số trứng trong ổ trứng và số con nuôi thành công đều thấp, thời gian đẻ trứng lại kéo dài đến 108 ngày.
Thu hoạch tổ yến trước khi chim yến đẻ trứng.
Nhiều người nuôi chim yến cho răng, phương pháp thu hoạch tổ yến là cả một nghê thuật. Nếu như người nuôi yến biết và hiểu rõ các phương pháp thu hoạch tổ yến kiếm được nhiều tiền hơn có thể tăng số lượng tổ yến một cách đang kể.
Phương pháp thu hoạch tổ yến trước khi chim yến đẻ trứng là cách làm phổ biến và tối ưu nhất hiện nay. Lý do mà phương pháp thu hoạch tổ yến này được ưu chuộng là do lúc này các tổ yến sẽ sạch và không có bụi, lông hay phân yến… Đồng thời, lúc này do thời gian xử lý ngắn nên nếu yến thấy tổ của mình bị mất sẽ ngày lập tức xây lại tổ mới. Phương pháp này chỉ dùng khi có rất nhiều chim yến ở trong nhà.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp thu hoạch tổ yến này là tổ yến được thu hoạch sẽ nhẹ hơn do lượng nước bọt mà chim yến tiết ra sẽ ít hơn. Đặc biệt, do phải tiết ra một lượng lớn nước bọt để xây tổ mới nên sức khoẻ lúc này của loài chim yến cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, nhất là những con chim yến mái không có tổ để đẻ trứng.
Thu hoạch tổ yến khi yến đẻ được hai quả trứng
Thu hoạch tổ yến khi yến đẻ được 2 quả trứng trong tổ giúp bạn có thể thu được tổ yến 4 lần/ năm và sau mỗi tháng có thể thu hoạch tổ. Tuy nhiên, đa số cho là khong nên thu hoạch tổ yến khi mà yến mới đẻ được 2 quả trứng trong tổ vì chúng sẽ gây rắc rối cho yến mai khi muốn ấp và nở thành chim con.
Phương pháp này chỉ nên áp dụng nơi có rất nhiều chim yến đến ở và trứng chim được dồn lại để ấp chung một nơi bằng máy hay ấp thủ công.
Ưu điểm của phương pháp thu hoạch này là tổ yến có sự hoàn chỉnh hơn về mặt cấu trúc, đồng thời tổ yến cũng dày hơn và chất lượng hơn.
Nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến nuôi trong nhà của người nuôi yến sẽ bị giảm đi vì trứng không nở ra những con chim yến non được và thường là mất và hỏng đi. Nếu ấp tập trung sẽ giải quyết được khó khăn đó.
Thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ
Đây là phương pháp thu hoạch tổ yến sau khi chim non đã trưởng thành và bay đi khỏi tổ. Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả yến nuôi ngoài đảo và yến nuôi trong nhà.
Ưu điểm của phương pháp thu hoạch này là số lượng yến trong nhà của bạn sẽ tăng lên vì chứa một lượng lớn những chú chim non và chúng sẽ tiếp túc xây nên các tổ mới. Đây là cách dưỡng đàn yến con ít của các gia đình.
Nhược điểm của phương pháp thu hoạch tổ yến này là tổ yến thu được sẽ rất bẩn vì chứa nhiều lông, phân chim và thức ăn của yến, người mua phải rất vất vả để lọc ra tổ yến sạch. Vì thế, chất lượng của tổ yến cũng sẽ bị ảnh hương ít nhiều. Người ta sẽ làm lại tổ yến bằng cách rũ rối làm lại tổ yến mới.
Như vậy, dựa vào các ưu nhược điểm trên đây của từng phương pháp thu hoạch tổ yến, người nuôi yến có thể tạo nên các phương pháp riêng cho mình hoặc có thể kết hợp cả 4 phương pháp trên để chất lượng tổ yến sào tốt nhất.
Nhìn chung: Tuỳ vào mùa và số lượng chim trong nhà có thể thu hoạch:
- Với nhữung nhà còn ít chim dưới 300 con: chưa nên khai thác, tốt nhất ta nên dưỡng đàn cho có thật nhiều chim con. Trong mùa sinh sản không nên khai thác, hãy đợi cho chim non biết bay.
- Kinh nghiệm thường khai thác tỉa. Tức là khai thác ngay khi chim non đã bay khỏi tổ. Phương pháp này đòi hỏi người nuôi phải tới nhà nuôi yến thường xuyên để xem xét và quyết định. Tuy nhiên, an toàn nhất là bảo vệ được chim và tận dụng tối đa cơ hội khai thác tổ trước khi cặp chim khác đẻ trứng vào tổ cũ.
- Nhà nuôi yến thành công nhất được khai thác sau mỗi 15 ngày vi rất nhiều tổ yến. Yến hàng trung bình 2 lần/năm. Yến tổ trắng: 3 – 4 lần/ năm tuỳ vào điều kiện thức ăn có dồi dào hay không. Chim thường làm tổ bắt đầu sau mùa mưa vì đây là thời điểm có nhiều côn trùng làm thức ăn.
Câu Hỏi Thường Gặp
Tại sao nên thu hoạch tổ yến trước khi chim yến đẻ trứng?
Phương pháp thu hoạch tổ yến trước khi chim yến đẻ trứng là cách làm phổ biến và tối ưu nhất hiện nay. Lý do mà phương pháp thu hoạch tổ yến này được ưu chuộng là do lúc này các tổ yến sẽ sạch và không có bụi, lông hay phân yến… Đồng thời, lúc này do thời gian xử lý ngắn nên nếu yến thấy tổ của mình bị mất sẽ ngày lập tức xây lại tổ mới. Phương pháp này chỉ dùng khi có rất nhiều chim yến ở trong nhà.
Ưu điểm của việc thu hoạch tổ yến khi yến đẻ được hai quả trứng là gì?
Ưu và nhược điểm của phương pháp thu hoạch này là tổ yến có sự hoàn chỉnh hơn về mặt cấu trúc, đồng thời tổ yến cũng dày hơn và chất lượng hơn. Nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến nuôi trong nhà của người nuôi yến sẽ bị giảm đi vì trứng không nở ra những con chim yến non được và thường là mất và hỏng đi.
Ưu điểm của việc thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ là gì?
Ưu điểm của phương pháp thu hoạch này là số lượng yến trong nhà của bạn sẽ tăng lên vì chứa một lượng lớn những chú chim non và chúng sẽ tiếp túc xây nên các tổ mới. Nhược điểm của phương pháp thu hoạch tổ yến này là tổ yến thu được sẽ rất bẩn vì chứa nhiều lông, phân chim và thức ăn của yến, người mua phải rất vất vả để lọc ra tổ yến sạch. Vì thế, chất lượng của tổ yến cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.