Thu hoạch cây lá gai làm bánh gai – Đặc sản Thanh Tâm

     Cây lá gai là một trong các loại cây phát triển ở nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau có thể là trên các vùng đồi núi và đồng bằng đều trồng được. Việc cây dễ thích nghi đảm bảo cho số lượng diện tích cây lá gai sẽ không ngừng tăng trưởng nếu được chăm sóc và quy hoạch. Vì vậy có thể đảm bảo được mọi yêu cầu về sản lượng lá gai và các bộ phận khác thu hoạch từ cây lá gai để đáp ứng nhu cầu chế biến các thành phẩm có nguồn nguyên liệu từ cây lá gai.

     Cây Gai còn có tên là Gai làm bánh, trữ ma… Cây được trồng khắp nơi để lấy sợi, hay lấy lá. Lá được dùng làm bánh Gai ăn rất ngon, sợi trước đây dùng làm dây Gai và còn được dệt làm lưới đánh cá. Đó là một loại cây nhỏ lâu năm, cao 1 – 2m; lá lớn mọc so le hình trứng dài 7 – 15cm, rộng 4-8cm, mép lá có răng cưa, gốc lá tròn hay hình tim, đầu lá thuôn nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng bạc, cuống lá màu đỏ có lông mềm; cụm hoa mọc thành túm dày đặc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái riêng; quả bế (hình quả lê) mang đài tồn tại; hạt có dầu. Rễ và lá được dùng làm thuốc.

hái lá gai tươi phơi khô

Thu hoạch cây lá gai

     Cây lá gai có nhiều công dụng mà mỗi bộ phận trên cây đều có thể sử dụng được. Đối với quá trình thu hoạch lá gai để làm bánh gai nên chọn thời điểm trời nắng ráo tốt nhất là vào cuối mùa hè. Khi thu hoạch chúng ta có thể cắt cả cây sau đó phơi khô rồi tách lá sau. Củ cây lá gai được dùng làm thuốc và có thể thu hoạch quanh năm tốt nhất là vào mùa thu.

     Sau khi thu hoạch cây lá gai xong chúng ta nên nhân giống lại để cho cây phát triển đảm bảo sản lượng cho các năm sau có thể khai thác tiếp. Việc bỏ thêm phân mục và tưới nước đảm bảo độ ẩm thì cây sẽ phát triển mạnh cho các lứa sau. Nên dọn và phát quang khu vực xung quanh của vùng trồng cây lá gai đảm bảo cây lá gai có khoảng không gian phát triển mà không bị cớm nắng.