Thủ công mỹ nghệ là gì? Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ?
Thủ công mỹ nghệ là gì? Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ? Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ?
“Thủ công mỹ nghệ” là một cụm từ quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam ta, nó thể hiện sự cổ kính, gần gũi mang không khí đơn điều, mộc mạc của làng quê Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy các mặt hàng nghễ nghệ mang đặc trưng bản sắc của từng vùng miền. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu một cách cặn kẽ về thủ công mỹ nghệ.
1. Thủ công mỹ nghệ là gì?
Thủ công mỹ nghệ là một ngành nghề thuộc vào lĩnh vực nghệ thuật thiết kế, được tạo ra theo cách rất đặc biệt và vô cùng tỉ mỉ từ bàn tay của những người nghệ nhân. Hàng thủ công mỹ nghệ luôn nhận được sự đánh giá cao về tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật cũng như công dụng mà hàng thủ công mang lại. Các nghệ nhân và người lao động tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ được đánh giá như là những người nghệ sĩ tài hoa với đôi bàn tay mềm mại vẽ lên các họa tiết được ví như vàng như ngọc.
Tại Việt Nam, hàng thủ công mỹ nghệ có số lượng rất nhiều, có thể nói khắp trên lãnh thổ Việt Nam mỗi một vùng miền lại có các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng và đa số những họa tiết sản phẩm đều mang đậm tính văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó nhiều sản phẩm đã có lịch sử phát triển lâu đời được chuyền từ đời này sang đời khác có giá trị cho tới ngày nay.
Xem thêm: Pháp luật doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ
2. Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ:
Hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo và tính sáng tạo của những người nghệ nhận mỗi một sản phẩm đều chất chứa những tinh hoa của dân tộc chính vì lý do đó hàng thủ công luôn mang những đặc trưng gắn với bản sắc dân tộc Việt Nam.
Thứ nhất, tính văn hoá
Khác với sản xuất công nghiệp chủ yếu được sản xuất theo dây chuyển của máy móc trong sản xuất tiểu thủ công, lao động chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn bản sắc độc đáo được tượng trưng của một làng nghề, một địa phương, một miền quê nào đó. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hoá ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn nhiều so với hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt.
Hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu tại Việt Nam như các sản phẩm nghệ thuật được sản xuất ra từ thời các Vua Hùng khi ông cha ta đang trong công cuộc dựng nước và giữ nước cho đến ngày nay đã được khai quật, tìm ra và được trưng bày trong các bảo tàng dân tộc như trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc; Qua đó thế giới đã biết đến một nền văn hoá Việt Nam qua những sản phẩm phản ánh sinh động và sâu sắc nền văn hoá, tư tưởng và xã hội thời đại Hùng Vương. Cho đến nay, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm tính văn hoá như gốm Bát Tràng, hay bộ chén đĩa, mang đậm nét văn hoá Việt Nam như chim lạc, thần kim quy, hoa sen…đã được xuất hiện rộng rãi trên khắp thế giới qua các hoạt động xuất khẩu, du lịch. Từ đường nét độc đáo của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ người nước ngoài đã có thể tìm hiểu văn hóa Việt Nam.
Có thể nói những đặc điểm này là điểm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất là khách quốc tế, nó tạo nên sự độc đáo, riêng biệt của văn hóa mảnh đất hình chữ S. Trong hoạt động du lịch những mặt hàng này sẽ là những món qua lưu niệm đặc biệt đối với những du khách du nước ngoài du lịch tại Việt Nam
Khách du lịch khi đến thăm Việt Nam không thể không mang theo về nước một món đồ thủ công mỹ nghệ, cho dù nhưng mặt hàng này mang tính giản dị, mộc mạc không giống như các món đồ công nghệ hấp dẫn nhưng những sản phẩm này đã trở thành sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, tính mỹ thuật
Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ bệnh cạnh việc tạo ra với mục đích sử dụng còn thường mang trên mình những đường nét hoa văn tao nhã cho nên nhiều loại sản phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, văn phòng, bảo tàng,… các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo, độc đáo với sự đầu óc sáng tạo nghệ thuật của người nghệ nhân; không giống như với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất theo dây chuyền hàng loạt bằng máy móc mọi hàng hóa sản xuất ra đều giống nhau mà đường nét hoa văn thường cứng nhắc hàng thủ công mỹ nghệ được tạo ra mang tính thủ công, chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân tài hoa.
Chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhờ đó, tai các cuộc hội chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở NEW YORK , Milan( ý) … hàng thủ công mỹ nghệ đã gây được sự chú ý của khách hàng quốc tế bởi sự tinh xảo trong các đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản phẩm, hay những kiểu dáng mẫu mã độc đáo, mặc dù nguyên liệu rất đơn giản nhưng khi qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao.
Thứ ba, tính đơn chiếc
Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm Bát Tràng, Thồ Hà, Hương Canh…nhờ các hoa văn, màu men, hoạ tiết trên đó.
Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam, mang nét văn hoá và bản sắc của dân tộc Việt Nam, chính vì vậy giúp phân biết trên thị trường quốc tế với những mặt hàng của các quốc gia khác như là hàng của Trung Quốc hay Nhật bản. Cùng với đặc trưng về văn hoá, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong xuất khẩu. Đối với Việt Nam và cả khách hàng quốc tế, nó không những có giá trị sử dụng mà còn thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
Thứ tư, tính đa dạng
Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện ở phương thức, nguyên liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hoá trong sản phẩm. Nguyên liệu làm nên sản phẩm có thể là gạch, đất, cói, dây chuối, xơ dừa…mỗi loại sẽ tạo nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những sắc thái khác nhau, cho người sử dụng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm.
Là một đôi dép đi trong nhà, nhưng dép làm bằng cói đã quá cũ đối với người tiêu dùng nên hiện nay, các nghệ nhân sử dụng chất liệu dây chuối, tạo cảm giác rất mới lạ, vừa có màu vàng ngà của chuối vừa có màu mốc tự nhiên của thân chuối…
Bên cạnh đó, tính đa dạng còn được thể hiện qua những nét văn hóa trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ bởi vì mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều mang những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng, từng thời đại sản xuất ra chúng. Chính vì vậy trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhưng mỗi loại đều có đặc trưng và nét độc đáo riêng; Cũng là đồ gốm sứ nhưng với những đường nét, hoa, văn, chất lượng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm Việt Nam, gốm Nhật Bản , gốm Trung quốc…
Thứ năm, tính thủ công
Tính thủ công trong từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ được bớt nguồn từ cách thức tạo lên sản phẩm. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tạo ra, kết tinh từ bàn tay khéo léo, mềm mại với tính sáng tạo, tinh xảo và tỉ mị của người nghệ nhận không mang tính dập khuôn, máy móc như sản xuất bằng máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Chính đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản phẩm công nghiệp hiện đại. Mặc dù ngày nay về công dụng thì hàng hóa được sản xuất bằng máy móc đa dạng và mang nhiều giá trị sử dụng hơn nhưng với đặc trưng riêng của mình những sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng.
Xem thêm: Điều kiện xét tặng danh hiệu thủ công mỹ nghệ
3. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ:
Hiện nay tại Việt Nam mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đa dạng và có số lượng vô cùng lớn. Ta có thể kể đất một số mặt hàng như sau:
Thứ nhất, Đồ gỗ mỹ nghệ
Đồ gỗ mỹ nghệ là sản phẩm được làm thủ công, sử dụng chất liệu gỗ để sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một số sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tiêu biểu như: Tủ, giường, kệ, bàn ghế, đồng hồ cổ, tượng gỗ…
Không giống như những sản phẩm đồ gỗ khác, đồ gỗ mỹ nghệ mang một vẻ đẹp tinh tế với tính nghệ thuật cao. Từng sản phẩm được chạm khắc công phu, đường nét tinh xảo và là tâm huyết của những người thợ lành nghề.
Thứ hai, Mây tre đan Việt Nam xuất khẩu
Đây là ngành nghề có từ lâu đời tại Việt Nam, với bàn tay khéo léo của những người thợ đan thành vật phẩm từ chất liệu mây tre những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như: Đĩa bày hoa quả, rổ, giá, thúng, làn, giỏ, khay, lọ hoa, chao đèn,…
Thứ ba, Gốm Việt Nam
Nghề gốm ở Việt Nam đã có có từ bao đời nay. Ngày nay sản phẩm gốm của Việt Nam rất nổi tiếng với nhiều loại đồ Gốm đã dạng và hong phú như: Lọ hoa, Bình rượu, tượng phật, bộ ấm trà, bát, đĩa,…
Những màu men gốm được ưa chuộng là men ngọc, men da lươn, men vàng nhẹ, men chảy. Hoạ tiết trên sản phẩm được gắn liền với những nét quen thuộc trong đời sống như chú bé thổi sáo ngồi trên mình trâu, cây đa cổng làng, mái chùa hồ sen, thiếu nữ gảy đàn… Hàng gốm Việt Nam đã có mặt trên nhiều thị trường quốc tế. Một số gốm nổi tiếng như: Gốm Bát Tràng, Gốm Chu Đậu,…
Thứ tư, Hàng thêu thủ công Việt Nam
Người thợ thêu Việt Nam rất khéo tay, họ biết cách họa sắc hàng chục loại chỉ màu cho một bức thêu.
Các loại hàng thêu rất đa dạng, mẫu thêu ngày càng phong phú: Hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, đôi chim tùng hạc, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung… Tùy theo ý nghĩa của từng đồ dùng mà người thợ thêu chọn mẫu. Có loại mẫu thêu dành cho áo sơ mi, có loại mẫu thêu dành cho áo gối, có loại để thêu áo kimono, có loại để thêu khăn trải bàn, khăn phủ giường, tranh treo tường…
Thứ năm, Tranh Sơn Mài Việt Nam
Tranh Sơn Mài là loại tranh sử dụng kỹ thuật sơn mài để vẽ lên. Người ta sẽ sử dụng các kỹ thuật đặc biệt cùng các vật liệu như: mủ của cây sơn, các loại son, vàng thếp, bạc thiếp, vỏ trai… để vẽ trên nền vóc màu đen tọa thành bức tranh sơn mài nhẹ nhàng mà nổi bật