Thông tin tuyên truyền – Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Giới thiệu nội dung về Luật Biên giới quốc gia và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới Quốc gia

 I. LUẬT BIÊN GIỚI QUỐC GIA

1.Biên giới quốc gia (BGQG) là giới hạn lãnh thổ chủ quyền của một quốc gia. Biên giới quốc gia được đánh dấu bằng hệ thống mốc quốc giới, toạ độ trên đất liền hay trên mặt nước và mặt phẳng thẳng đứng để xác định giới hạn phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với lãnh thổ trên đất liền, lãnh thổ trên biển, trên không và dưới lòng đất của mình. Là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia với các quốc gia khác hoặc với các vùng biển.

Biên giới Quốc gia nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có biên giới trên đất liền (có chung biên giới với Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia) và biên giới trên biển. Địa bàn biên giới thường trở thành trọng điểm hoạt động của địch và các loại tội phạm. Biên giới Quốc gia và khu vực biên giới có tác động đến sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia, do đó việc xây dựng Luật BGQG và các văn bản pháp luật có liên quan là một đòi hỏi tất yếu khách quan, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và quản lý bảo vệ BGQG, khu vực biên giới trong tình hình mới.

Trên cơ sở đó, ngày 17/6/2003, Luật Biên giới quốc gia đã Quốc hội  Khoá XI thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Luật Biên giới quốc gia bao gồm 6 Chương, 41 Điều, cụ thể:

Chương I: Gồm 14 Điều, Quy định về BGQG, xác định BGQG, chính sách xây dựng biên giới, khu vực biên giới; trách nhiệm của Nhà nước,công dân, lực lượng nồng cốt chuyên trách trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, khu vực biên giới, cụ thể:

Điều 1: Biên giới Quốc gia nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đi để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Điều 2, đến điều 4: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng và trách nhiệm thực hiện  và một số từ ngữ liên quan đến BGQG, như vùng tiếp giáp, đường cơ sở, thềm lục địa, mốc quốc giới…

Điều 5: Quy định để hiểu thế nào là biên giới biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất, trên không.

Điều 6: Xác định khu vực biên giới nứớc Cộng hoà XHCN Việt Nam.

– Khu vực biên giới trên đất liền, gồm: xã, phường, thi trấn có một phần địa giới trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

– Khu vực biên giới trên biển được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển, đảo,quần đảo.

– Khu vực biên giới trên không gồm: phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng 10 km tính từ biên giới quốc gia trở vào.

Điều 7 đến Điều 9: Xác định các vùng nội thuỷ, vùng nước lịch sử, vùng lãnh hải của Việt Nam ( xem thêm ở tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 12/5/1977).

Điều 14: Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến BGQG và khu vực biên giới .

Chương II. Gồm 10 Điều, quy định về chế độ pháp lý về BGQG và khu vực biên giới, như: Quy định về xuất nhập cảnh, quá cảnh, nhập khẩu qua biên giới, quy định người, phương tiện qua lại biên giới, hoạt động và cư trú ở khu vực biên giới, một số quy định cụ thể về tầu thuyền, tầu bay… hoạt động ở khu vực biên giới và thẩm quyền cũng như xử lý các tình huống trong khu vực biên giới.

Chương III: Gồm 10 điều, quy định trách nhiệm của nhà nước, các cơ quan nhà nứớc, tổ chức XH, Bộ quốc phòng, bộ công an, cơ quan ngang bộ,  BĐBP, UBND và của công dân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, chế độ chính sách trong tham gia bảo vệ biên giới, trong đó:

Điều 28: Quy định nền biên phòng và thế trận biên phòng:

-Nhà nước xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trân biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý,bảo vệ biên giới quốc gia.

– Ngày 3/3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân”.

Điều 33: Quy định chế độ chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, trong đó nêu rõ:

– Nhà nước có chính sách chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

– Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

– Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cần thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hai thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương IV: Gồm 03 điều, quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về BGQG, như trách nhịêm của nhà nước, chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND…

Chương V: Gồm 02 điều, quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý bảo vệ BGQG.

II. Nghị định 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ, quy định chi tiết một số Điều Luật BGQG, Nghị định gồm 4 chương 35 điều, cụ thể:

Chương I: Gồm 8 điều, những quy định chung.

Từ Điều 3 đến Điều 7: Khái niệm và xác định Biên giới quốc gia, biên giới quốc gia trên đất liền, BGQG trên biển, lãnh hải, đường danh gới phía ngoài lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Điều 8: Khu vực biên giới

Chương II: Xây dụng quản ý bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới, gồm 17 điều.

Điều 9: Xây dựng biên giới

Điều 10: Mốc quốc giới

Điều 11: đầu tưu và phát triển KT-XH ở khu vực biên giới

Điều 12: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới

Điều 13: Bố trí dân cư ở khu vực biên giới

Điều 14: Ngày biên phòng toàn dân:

1. Ngày 03/3 là ngày biên phòng toàn dân được tổ chức thực hiện hàng năm trong phạm vi cả nước, nội dung gồm:

– Giáo dục ý thức pháp luật về Biên giới Quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là của cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

– Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh toàn dân, giúp đỡ BĐBP và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

– Xây dựng biên giới  giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia và phòng chống tội phạm.

2. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức ngày biên phòng toàn dân theo chỉ đạo của chính phủ và hướng dẫn của Bộ quốc phòng.

3. Bộ tư lênh biên phòng có trách nhịêm tham mưu cho Bộ quốc phòng chỉ đạo hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện ngày Biên phòng toàn dân.

Điều 15: Quy định về xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

Điều 16: Xây dựng lực lượng nòng cốt chuyên trách quản lý bảo vệ BGQG.

Điều 17 đến 25: Quy định về quản lý bảo vệ BGQG và khu vực biên giới, giải quyết các vấn đề biên giới, trách nhiệm quản lý bảo vệ BGQG và khu vực biên giới, Của khẩu và hoạt động tại của khẩu, Chế độ chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG, khu vực biên giới. Quy định về nguồn tài chính, ngân sách trong quản lý bảo vệ BGQG, khu vực biên giới…

Chương III: Gồm 10 điều, quản lý nhà nước về BGQG

Từ điều 26  đến điều 31: Quy định trách nhiệm của quy định trách nhiệm của nhà nước, các cơ quan nhà nứớc, tổ chức XH, Bộ quốc phòng, Bộ đội biên phòng trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới

Điều 32: Trách nhiệm của công dân

Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, xây dựng biên giới, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các hành vi vi phạm biên giới, phá hoại an ninh trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, phải báo cho Đồn biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho BĐBP xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IV: Gồm 03 điều, quy định về hiệu lực thi hành, hướng dẫn thi hành, trách nhiệm thi hành.

(Đính kèm nội dung Luật Biên giới quốc gia và Nghị định số 140/2004/NĐ-CP)

 

CÁC TIN BÀI KHÁC: