Thông tin chi tiết về lợi nhuận gộp và cách tính lợi nhuận gộp dễ hiểu nhất

Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, lợi nhuận gộp là một chỉ số không thể thiếu và cực kỳ quan trọng. Chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những thông tin xoay quanh lợi nhuận gộp cũng như cách tính chuẩn xác nhất nhé!

tìm hiểu về lợi nhuận gộp

Khái niệm về lợi nhuận gộp (Gross profit)

Lợi nhuận gộp – Gross profit là khoản doanh thu của công ty được tính sau khi khấu trừ các chi phí có liên quan trong quá trình sản xuất, bán sản phẩm thành công và những chi phí trong quá trình cung cấp các dịch vụ. Hay nói cách khác, lợi nhuận gộp thể hiện giá trị chênh lệch giữa doanh thu (bán hàng, bán sản phẩm ra thị trường) và chi phí bỏ ra (Giá vốn, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, phí dịch vụ,…).

Lợi nhuận gộp có cần thiết cho doanh nghiệp không?

Gross profit là một trong những chỉ số cần thiết nhằm đo lường hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp có thực sự mang lại hiệu quả không. Việc theo dõi và tính toán chuẩn xác chỉ số lợi nhuận gộp cũng hỗ trợ chủ doanh nghiệp dễ dàng giám sát và kiểm tra hiệu quả của quy trình quản lý, hoạt động. Đồng thời, đánh giá tính chính xác của mỗi loại chi phí và tính toán phân loại chi phí có thể cắt giảm để mang lại hiệu quả kinh doanh và nguồn lợi cao nhất cho doanh nghiệp, cửa hàng.

Cùng với đó, lợi nhuận gộp cũng giúp doanh nghiệp tự tính toán các hiệu quả từ việc tiết kiệm lao động, vật tư tiêu hao. Từ đó rút ra được tính toán phù hợp nhằm đẩy cao tỷ lệ thành công cho mỗi chiến dịch bán hàng. 

Việc giám sát và quản lý các chỉ số lợi nhuận gộp này cũng là yếu tố để bảo đảm tỷ lệ góp vốn của doanh nghiệp đối với mỗi nhà đầu tư. Bởi trên thực tế, lợi nhuận gộp cũng là chỉ số mà nhà đầu tư sẽ dựa vào đó để biết liệu việc kinh doanh hay quản trị của doanh nghiệp bạn có tiềm năng hay không.

Qua chỉ số Gross profit, chủ doanh nghiệp cũng sẽ nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Khi lợi nhuận gộp gia tăng thì nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ cũng cao và ngược lại. Khi này, doanh nghiệp sẽ phải có kế hoạch và chiến lược rõ ràng nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường cũng cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

vai trò của lợi nhuận gộp

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Sau khi đã tìm hiểu về những thông tin liên quan đến lợi nhuận gộp, các công ty và doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu thêm về các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến chỉ số này theo từng loại hình kinh doanh, cụ thể: 

  • Chi phí nguyên vật liệu, sản xuất và vận chuyển.

  • Chi phí dùng để thuê mặt bằng kinh doanh, nhà xưởng, kho bãi.

  • Chi phí trả cho nhân viên, người lao động và toàn bộ nhân công.

  • Chi phí hao hụt khi sản xuất, thiết kế.

  • Chi phí cho các hoạt động truyền thông, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm.

Công thức tính lợi nhuận gộp một cách chính xác nhất

Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sẽ được tính theo công thức sau:

  • Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp = Doanh thu thuần của doanh nghiệp – Giá vốn bán hàng.

  • Doanh thu thuần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Hệ số biên = Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp / doanh thu thuần của doanh nghiệp.

Trong đó:

  • Doanh thu là toàn bộ khoản doanh thu bán hàng tồn động sau khi đã trừ hết một số khoản phí khác. Các khoản phí có thể là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và một số khoản chiết khấu thương mại khác.

  • Giá vốn còn là toàn bộ các chI phí đã chi ra nhằm làm nên một sản phẩm hoàn thiện. Giá vốn có ảnh hưởng đến quá trình bán hàng như là chi phí bán sản phẩm hay bảo quản và vận chuyển hàng hoá. Theo đó,  giá vốn bán hàng có thể thay đổi theo ở các giai đoạn khác nhau của quá trình hoạt động thương mại của doanh nghiệp.

  • Chính vì căn cứ trên những chỉ số trên, doanh nghiệp sẽ có căn cứ để biết rõ mỗi đồng doanh thu đã thu lại như thế nào. Những doanh nghiệp có hệ số biên lợi nhuận ngày càng cao, thì đương nhiên số lãi ròng cũng sẽ cao. Từ đó, có thể biết công việc kinh doanh của doanh nghiệp có đang đang tiến triển không và ngược lại. Cũng nhờ đó, doanh nghiệp có thể nắm biết rõ khả năng quản trị của mình và giám sát để chi tiêu hiệu quả hơn.

công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp mang lại ý nghĩa gì cho doanh nghiệp?

Một doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh có hệ số biên lợi nhuận càng lớn thì sẽ có số lãi ròng (lợi nhuận sau thuế) càng cao. Để doanh nghiệp làm ăn phát đạt và hiệu quả, thì những vấn đề khác về lợi nhuận gộp cũng phải được quản lý, giám sát chặt chẽ.

Gross profit cho phép nhà đầu tư có thể đối chiếu giữa những doanh nghiệp trong ngành nghề và lĩnh vực với nhau. Do đây là chỉ số thể hiện hiệu quả về tài chính của doanh nghiệp cho nên thông qua lợi nhuận này, nhà đầu tư sẽ thấy rõ khả năng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đầu tư sáng suốt hơn.

Tuy nhiên, không nên hoàn toàn căn cứ trên lợi nhuận gộp mà đánh giá một doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp càng cao chứng minh công ty làm ăn hiệu quả và có khả năng tài chính. Từ đó, công ty sẽ có các chiến lược đầu tư phù hợp nhằm cải thiện và nâng tầm. Nhưng bên cạnh lợi nhuận gộp, thì có những yếu tố cũng phải được xem xét bao gồm: quy mô, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, . .. Vì vậy, mỗi nhà đầu tư cần phải dựa vào những yếu tố khác để  sáng suốt khi đưa ra các đánh giá chuẩn xác nhất.

Lợi nhuận gộp khác gì so với lợi nhuận ròng?

Lợi nhuận được phân chia làm 3 loại: lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng và lợi nhuận hoạt động. 

Trong đó, lợi nhuận gộp là số tiền còn lại trên doanh thu sau khi đã trừ hết mọi chi phí sản xuất. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư phát huy một cách tối đa hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, lợi nhuận ròng sẽ thể hiện số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ tất cả khoản chi phí, lãi và thuế. Lợi nhuận ròng là chỉ số phản ánh khả năng chuyển đổi từ doanh thu sang lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cùng với đó, lợi nhuận hoạt động cũng là một trong những chỉ số chính và quan trọng trong doanh nghiệp. Chỉ số này thường được sử dụng khi trình bày các số liệu kế toán về lợi nhuận của doanh nghiệp sinh ra theo chiến lược định hướng hoạt động bao gồm thuế và lãi. Lợi nhuận này không bao gồm tổng lợi nhuận thu về các khoản đầu tư khác như khoản đầu tư hỗ trợ của doanh nghiệp.

Tóm lại, lợi nhuận hoạt động là tổng doanh thu bao gồm đi tổng chi phí các chi phí khác không cần xét đến. Lợi nhuận ròng chỉ tăng sau khi đã loại trừ các chi phí này trong lợi nhuận gộp. Thông thường, lợi nhuận ròng sẽ thấp hơn lợi nhuận gộp.

lợi nhuận gộp và lợp nhuận ròng

Một số câu hỏi thường gặp về lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Tỷ suất lợi nhuận gộp, tiếng anh là Gross Profit Margin, là một chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của công ty. Chỉ số này cho thấy trong một trăm đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về bấy nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

Tỷ suất lợi nhuận gộp có ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao thì số lãi ròng của doanh nghiệp cũng sẽ càng lớn. Điều này tương ứng với việc là doanh nghiệp sẽ có khả năng quản trị và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. 

Đây cũng là hệ số cần thiết khi đánh giá những doanh nghiệp nằm trên cùng một lĩnh vực nhằm biết rõ hiệu quả kinh tế cũng như mức độ phát triển của từng doanh nghiệp. Yếu tố này được sử dụng khi chúng ta đã bỏ qua những yếu tố về chi phí hoạt động, thu nhập khác. Không dùng chỉ số biên lợi nhuận này khi so sánh giữa những doanh nghiệp không cùng ngành.

Các hoạt động kinh doanh phụ có thu lại lợi nhuận không?

Lợi nhuận trong hoạt động kinh tế phụ là lợi nhuận thu về do các hoạt động được thực hiện ngoài chức năng nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp. Những hoạt động này nhằm hỗ trợ giúp cho hoạt động sản xuất bình thường của doanh nghiệp và khai thác tối ưu mọi nguồn lực của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn; sức lao động và những yếu tố vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị. Lợi nhuận thu về trong hoạt động thương mại phụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh này và chi phí phân bổ cho hoạt động kinh doanh phụ tương ứng.

Lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận gộp có khác biệt gì?

Bằng cách sử dụng doanh thu và giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận gộp là các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên có một điểm khác biệt quan trọng giữa 2 chỉ số này, đó là lợi nhuận gộp là một lượng tiền cố định, còn biên lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận chỉ là một tỷ lệ. Trên thực tế, tỷ suất lợi nhuận là một tỷ lệ phần trăm, điều đó khiến cho tỷ suất này trở thành một số liệu có ích cho nhiều chủ doanh nghiệp khi tiến hành so sánh tỷ suất lợi nhuận của công ty với những tiêu chuẩn trong ngành nghề hay đối thủ cạnh tranh.

lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận gộp

Một số yếu tố cần lưu ý nhằm tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

Ảnh hưởng bởi yếu tố con người

Có thể thấy con người đang giữ vai trò trung tâm và vô cùng quan trọng, có tác động nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt,  trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi mà lĩnh vực doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau rất quyết liệt, thì con người ngày càng minh chứng rõ ràng hơn rằng họ là nhân tố chính tạo ra lợi nhuận.

Khi có tinh thần say mê công việc với sự nỗ lực và tâm huyết của bản thân thì năng suất lao động của người công nhân mới có thể tăng cao – qua đó đẩy cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ngày nay, khi khoa học phát triển mạnh mẽ đã sản xuất ra nhiều máy móc, công nghệ cao cũng hạn chế bớt sức lao động của con người. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà vai trò của con người mất dần đi, mà sẽ càng cần hơn và yêu cầu cao hơn về chuyên môn để quản lý và làm việc có hiệu quả hơn.

Ảnh hưởng bởi chất lượng và sản lượng hàng hóa tiêu thụ

Yếu tố chất lượng và sản lượng hàng hoá tiêu thụ sẽ có ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Sản lượng hàng hoá tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp thương mại bởi: “Doanh thu của doanh nghiệp = Sản lượng hàng bán tiêu thụ x đơn giá giá bán sản phẩm”. Do đó nếu những điều kiện đầu vào không biến động nên sản lượng hàng hoá tiêu dùng sẽ tăng, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng, lúc này lợi nhuận cũng sẽ tăng theo và ngược lại. Như vậy, số lượng hàng hoá tiêu thụ và doanh thu ảnh hưởng gián tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng bởi thị trường tiêu thụ

Trong nền kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động các doanh nghiệp phải kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên, giá cả và tốc độ tiêu dùng có sự phù hợp với thị hiếu sử dụng của từng chủng loại sản phẩm khác nhau. Từ thực tế cho rằng cơ cấu hàng hoá tiêu dùng cũng tác động vào lợi nhuận. Do vậy, nếu doanh nghiệp nắm bắt đúng nhu cầu và thị hiếu người sử dụng, tính toán chu kỳ của sản phẩm, tạo được cấu trúc hàng hoá phù hợp sẽ hạn chế tối đa việc dư thừa khi khối lượng hàng hoá quá nhiều so với tổng cung của thị trường hoặc không bỏ lỡ cơ hội lớn để bán khi nhu cầu của thị trường cao nhưng doanh nghiệp thì dự trữ quá ít.

Một số lưu ý về lợi nhuận gộp

Tóm lại

Khi doanh nghiệp đã có trong tay các chỉ số chuẩn xác về Gross profit (Lợi nhuận gộp), bạn sẽ kiểm tra thấy sự hiệu quả của quy trình công việc. Kiểm soát xem các chi phí nào là chi phí phù hợp và đâu là khoản chi phí cần thiết được cắt giảm đi nhằm thu về nhiều lợi nhuận hơn nữa. Lợi nhuận gộp giúp doanh nghiệp đo lường sự hiệu quả khi dùng lao động hay vật tư đầu vào, cho phép sắp xếp mọi thứ hợp lý và cải thiện tỷ lệ thành công đối với những nhà bán hàng.

Mặc dù Gross profit có vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh, nhưng không chỉ nên dùng lợi nhuận gộp để đánh giá quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Mà còn phải dựa và những yếu tố chỉ số khác để đánh giá một cách khách quan và tổng thể nhất.

Trên đây là một số thông tin và kiến thức xoay quanh lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lợi nhuận gộp, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!