Thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định đến năm 2035
Tỉnh Bình Định là tỉnh ven biển, thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Thời gian gần đây du lịch tại Bình Định ngày càng phát triển. Đồng thời trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của miền Trung. Để biết thêm những thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định mới nhất, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mục Lục
Kế hoạch quy hoạch tỉnh Bình Định như thế nào?
Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng vì nằm trên trục đường chính nối liền 2 miền Bắc Nam. Không những vậy đây còn là đầu mối giao thông đường thủy quan trọng của Việt Nam khi nằm ngay cửa ngõ ra biển Đông thuận lợi và nhanh nhất. Trong việc giao thương với các nước láng giềng, Bình Định cũng góp phần không nhỏ khi là cầu nối giữa Việt Nam và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan với trục đường thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn.
Thủ phủ của tỉnh Bình Định là thành phố Quy Nhơn. Diện tích của Quy Nhơn và các vùng phụ cận khoảng 67.788 ha được phân chia thành 2 khu chức năng:
- Thành phố Quy Nhơn: là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định. Khu cảng Quy Nhơn, khu vực núi Bà Hỏa, khu vực núi Vũng Chua được tập trung đầu tư để phát triển du lịch biển. Đặc biệt là khu kinh tế Nhơn Hội là động lực phát triển của thành phố.
- Khu vực phụ cận: gồm các huyện Tuy Phước, Vân Canh và 2 xã Canh Vinh, Canh Hiển. Khu vực này có quy hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ với đa chức năng trung tâm giao thương, dịch vụ đô thị, hạ tầng đô thị, nhà ở xã hội,… và gắn với công nghiệp phụ cho khu kinh tế Nhơn Hội.
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng và vùng phụ cận đến năm 2035 nhằm biến nơi đây thành trung tâm trung tâm kinh tế biển của quốc gia với trọng tâm là dịch vụ cảng biển, công nghiệp du lịch. Và đến năm 2050 biến Bình Định thành nơi có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
Kế hoạch quy hoạch tỉnh Bình Định được phát triển theo hướng:
- Xây dựng không gian tỉnh Bình Định phát triển linh hoạt và hiệu quả: hệ thống đô thị – nông thôn phát triển bền vững, giữ gìn sinh thái môi trường và sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật diện rộng, các công trình kỹ thuật đầu mối kết nối đồng bộ với hệ thống đô thị và hệ thống hạ tầng quốc gia.
- Khai thác hiệu quả sinh thái, cảnh quan và con người để phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Vị trí địa lý và bản đồ hành chính của tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh ven biển, thuộc duyên hải Nam Trung Bộ của Việt nam. Vị trí địa lý của Bình Định như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên.
- Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Tỉnh Bình Định có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó được chia thành 159 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 phường, 12 thị trấn và 126 xã.
Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Bình Định
Tỉnh Bình Định được phân thành 2 vùng không gian:
- Tiểu vùng số 1 có diện tích khoảng 364.146 ha, là vùng kinh tế phát triển tổng hợp, gồm đơn vị sau: thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Vân Canh, huyện Phù Cát, huyện Tây Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Trong đó thành phố Quy Nhơn là đô thị trung tâm tiểu vùng số 1 với định hướng phát triển thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bình Định. Phát triển toàn diện các lĩnh vực công nghiệp, cảng biển, logistic dựa trên lợi thế đầu mối giao thông vùng/quốc gia; du lịch biển gắn với văn hóa lịch sử và phát triển chuyên sâu về giáo dục – y tế.
- Tiểu vùng số 2 có diện tích khoảng 240.911 ha, là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến công nghệ cao gồm các huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ và Hoài Nhơn. Trong đó huyện Hoài Nhơn là đô thị trung tâm tiểu vùng số 2 với định hướng phát triển kinh tế biển, nông nghiệp và du lịch sinh thái.
Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Bình Định
- Phát triển không gian vùng tỉnh Bình Định trong mối quan hệ phát triển khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Thành phố Quy Nhơn – khu kinh tế Nhơn Hội kết nối các trung tâm kinh tế đô thị của vùng và quốc gia trên tuyến hành lang Xuyên Á Bắc – Nam và Đông – Tây với các tuyến giao thông chính là quốc lộ 1, quốc lộ 19, đường cao tốc Bắc Nam.
- Giai đoạn quy hoạch đến năm 2035, hướng kinh tế Bình Định phát triển bền vững đồng bộ phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, xây dựng diện mạo các đô thị và vùng nông thôn đậm đà bản sắc văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của vùng Nam Trung Bộ.
Phát triển kinh tế tỉnh Bình Định
Tái cấu trúc phân bổ mạng lưới đô thị, thúc đẩy phát triển khu kinh tế Nhơn Hội từ công nghiệp đa ngành dịch chuyển sang kinh tế tri thức sáng tạo, công nghệ cao. Phát triển cảng biển, sân bay, trung tâm logistic đồng thời bảo vệ cảnh quan và môi trường thiên nhiên các khu vực đầm Thị Nại, Trà Ổ, Đề Gi, vịnh Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai. Thu hút đầu tư nước ngoài với các dự án du lịch chất lượng cao tầm cỡ thế giới. Phát triển kinh tế vùng nông thôn dựa trên nền nông nghiệp công nghệ cao.
Phát triển xã hội tỉnh Bình Định
Nâng cấp các dịch vụ an sinh xã hội ở các huyện phía Bắc và phía Tây của tỉnh. Tạo điều kiện dịch chuyển dân cư từ nông thôn sang đô thị, xây dựng điểm dân cư nông thôn văn minh, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sống của dân cư ở nông thôn.
Trục hành lang kinh tế của tỉnh Bình Định
- Trục hành lang kinh tế Bắc – Nam: dọc theo quốc lộ 1, gồm các đô thị Quy Nhơn, Diêu Trì, Bình Dương, Ân Tường Tây, Tuy Phước, Phước Lộc, Phù Mỹ, Tăng Bạt Hổ, Hoài Nhơn, An Nhơn, Ngô Mây.
- Trục hành lang kinh tế Đông – Tây: dọc quốc lộ 19, gồm các đô thị Phước Lộc, Tuy Phước, Diêu Trì, Quy Nhơn, An Nhơn, Tây Sơn.
- Trục hành lang phía Tây: dọc tuyến quốc lộ 19C và đường tỉnh 637 gồm các đô thị Canh Vinh, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Hòa, An Lão.
- Trục hành lang phía Đông: dọc tuyến quốc lộ 1D và đường tỉnh 639 gồm các đô thị Mỹ Chánh, Cát Khánh, Quy Nhơn, Cát Tiến, Mỹ Thành, Hoài Nhơn.
Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn tỉnh Bình Định
Định hướng phát triển đô thị tỉnh Bình Định gồm có 2 giai đoạn:
Giai đoạn đến năm 2025: tỉnh Bình Định có 17 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I là thành phố Quy Nhơn; 1 đô thị loại III là thành phố An Nhơn; 2 đô thị loại IV là Hoài Nhơn, Tây Sơn; 10 đô thị loại V hiện hữu là Tuy Phước, Diêu Trì, Vân Canh, Tăng Bạt Hổ, Ngô Mây, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Dương, Vĩnh Thạnh, An Lão; 3 đô thị loại V hình thành mới là An Hòa – huyện An Lão, Cát Tiến – huyện Phù Cát, Phước Hòa – huyện Tuy Phước.
Giai đoạn đến năm 2035: tỉnh Bình Định có 22 đô thị. Trong đó 1 đô thị loại I là thành phố Quy Nhơn; 2 đô thị loại III là thành phố An Nhơn, Hoài Nhơn; 2 đô thị loại IV là Cát Tiến, Tây Sơn; 10 đô thị loại V hiện hữu là Tuy Phước, Diêu Trì, Vân Canh, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Dương, Vĩnh Thạnh, An Lão, Tăng Bạt Hổ, Ngô Mây; 7 đô thị loại V hình thành mới là An Hòa – huyện An Lão, Canh Vinh – huyện Vân Canh, Phước Lộc – huyện Tuy Phước, Phước Hòa – huyện Tuy Phước, Ân Tường Tây – huyện Hoài Ân, Cát Khánh – huyện Phù Cát, Mỹ Thành – huyện Phù Mỹ.
Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Định
- Phát triển cụm du lịch Quy Nhơn và vùng phụ cận gồm phát triển du lịch biển đảo; du lịch tâm linh; tham quan di tích kiến trúc, tôn giáo; du lịch sinh thái gắn với đầm Thị Nại; du lịch khoa học, giáo dục gắn với Ghềnh Ráng.
- Phát triển cụm du lịch Tây Sơn và phụ cận gồm Tây Sơn, Vĩnh Thạnh; di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật; trải nghiệm làng nghề; thắng cảnh và du lịch sinh thái.
- Phát triển cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận gồm đô thị Hoài Nhơn, huyện Phù Mỹ, An Lão và Hoài Ân. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, thể thao biển, văn hóa ẩm thực.
- Xây dựng Quy Nhơn trở thành trung tâm du lịch của toàn tỉnh và trung tâm tiểu vùng du lịch của Nam Trung Bộ.
- Phát triển khu du lịch Phương Mai – Núi Bà quy mô 2.500 ha trở thành khu du lịch quốc gia với các giá trị văn hóa biển đảo đặc trưng của tỉnh Bình Định. Đồng thời kết nối du lịch văn hóa với các di sản tự nhiên và văn hóa lịch sử Chăm Pa, Tây Sơn.
Động lực phát triển hạ tầng tỉnh Bình Định
- Giao thông đường thuỷ: nâng cấp cảng Quy Nhơn, xây dựng cảng mới Nhơn Hội.
- Giao thông đường hàng không: mở rộng sân bay quốc tế Phù Cát, khai thác các đường bay quốc tế.
- Giao thông đường bộ: nâng cấp quốc lộ 19C, quốc lộ 19B nối sân bay Phù Cát với khu kinh tế Nhơn Hội.
- Giao thông đường sắt: mở rộng Ga Diêu Trì trở thành trung tâm vận chuyển hành khách khi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hình thành.
Với kế hoạch quy hoạch tỉnh Bình Định như trên, tiềm năng khai thác và đầu tư trong tương lai là rất lớn. Đặc biệt là thành phố Quy Nhơn đang không ngừng phát triển, được kỳ vọng sẽ trở thành Nha Trang hay Đà Nẵng thứ 2 của Việt Nam. Do đó bất động sản tại Bình Định đang không ngừng tăng lên, khả năng sinh lời cực tốt. Hy vọng rằng thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định trên đây hữu ích với bạn.
4.9/5 – (47 bình chọn)