Thông điệp truyền thông là gì? Cách viết thông điệp truyền thông ấn tượng
Mục đích của truyền thông chính là việc truyền tải được thông điệp truyền thông, khiến người tiếp nhận thông điệp có ý thức hơn hoặc mạnh hơn nữa là hành động theo mong muốn có chủ đích của người làm truyền thông. Vậy cụ thể thông điệp truyền thông là gì? Có những dạng nào và có quy trình viết hay không? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết được Bizfly chia sẻ ngay sau đây nhé.
Mục Lục
Thông điệp truyền thông là gì?
Thông điệp truyền thông (tên tiếng anh là Media Message) là những thông điệp, những lời giải đáp mà các nhà chiến lược, tiếp thị hay quảng cáo mà doanh nghiệp mong muốn đem tới cho khách hàng. Thông điệp truyền thông sẽ gắn liền với sứ mệnh, tên gọi của doanh nghiệp và so với thông điệp nội dung thì thông điệp truyền thông đơn giản và ngắn gọn hơn rất nhiều.
Thông điệp truyền thông là gì?
Các dạng thông điệp truyền thông phổ biến
Có 2 dạng thông điệp truyền thông phổ biến, đó là:
- Thông điệp theo giọng điệu: Không chỉ tạo ảnh hưởng và nắm bắt tâm lý người dùng, thông điệp truyền thông còn phải phản ánh được những giá trị mang tính nội dung của doanh nghiệp một cách bao quát nhất với một giọng điệu phù hợp. Về giọng điệu, mọi người cần điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc trưng và tính chất của từng dịch vụ, sản phẩm.
- Thông điệp theo mục đích: Thông điệp này bao gồm mục đích chính trị, xã hội. Trong trường hợp này, thông điệp truyền thông được xây dựng hướng tới việc định hướng, giáo dục, tuyên truyền nhằm điều chỉnh hành vi và nhận thức của khách hàng.
- Mục đích thương mại: Trong trường hợp này, thông điệp truyền thông được xây dựng nhằm hướng tới việc định vụ dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu tới nhận thức khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: Phương tiện truyền thông là gì? Lợi ích và các phương tiện truyền thông phổ biến
Tầm quan trọng của thông điệp truyền thông với doanh nghiệp
Thông điệp truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể:
Tầm quan trọng của thông điệp truyền thông với doanh nghiệp
- Thông điệp truyền thông giúp thu hút sự chú ý đồng thời nâng cao độ nhận diện thương hiệu của khách hàng.
- Thông điệp truyền thông giúp xây dựng sự xem xét, cân nhắc về dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu khi người dùng có nhu cầu về chúng.
- Thông điệp truyền thông là động lực thúc đẩy khách hàng tiềm năng tham khảo và tìm kiếm thêm nhiều thông tin hơn về dịch vụ, sản phẩm.
- Thông điệp truyền thông hỗ trợ cung cấp nhiều thông tin, từ đó khách hàng tiềm năng sẽ có thể nhận được nhiều giá trị mà thương hiệu mang lại.
Quy trình các bước viết thông điệp truyền thông
Để viết thông điệp truyền thông hiệu quả cần thực hiện theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Xem xét và thu thập thông tin
Mỗi tổ chức, công ty đều sở hữu một thị trường mục tiêu riêng. Điều bạn nên làm là xác định đối tượng nào là đối tượng sẽ tiếp nhận thông tin mục tiêu và thu thập, khai thác tất cả các thông tin liên quan tới đối tượng đó. Các thông tin này sẽ giúp bạn thu hút được sự quan tâm của họ đồng thời xây dựng giá trị cho chính thương hiệu của mình.
Bước 2: Khai thác và phân tích dữ liệu
Sau khi đã thu thập đủ thông tin có liên quan tới đối tượng nhận tin mục tiêu, điều bạn cần làm chính là nhóm chúng lại để có thể đưa ra một Insight tổng quan của người dùng về thương hiệu. Từ đó, bạn có thể thấy được các khía cạnh của người dùng mà họ đã đạt được, các khía cạnh cần sự thay đổi để tối ưu giá trị cung cấp cho khách hàng mục tiêu.
Quy trình các bước viết thông điệp truyền thông
Bước 3: Thực hiện
Những thông tin sau khi được xử lý và phân tích sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những ý tưởng sáng tạo. Bạn cần đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau để bàn bạc, thảo luận, từ đó chọn ra được một ý tưởng có sức thuyết phục nhất.
Bước 4: Thống nhất ý tưởng
Hình thức này chính xác hơn là thống nhất ý tưởng sau khi đã bàn bạc thảo luận với nhiều ý tưởng khác nhau một cách kỹ lưỡng. Ý tưởng đáp ứng được hết các tiêu chí sẽ được đánh giá dựa theo quy tắc SMILE.
Bước 5: Xây dựng ý tưởng theo yêu cầu của thực tiễn
Thông thường, các ý tưởng sẽ được phác thảo dưới hình thức các mẫu kịch bản hoặc quảng bá. Trong sự kiện trình bày ý tưởng, ý tưởng này sẽ được công bố trước người dùng tiềm năng. Thông qua việc hình dung một cách rõ nét được ý tưởng và đánh giá được mức độ khả thi, thông điệp truyền thông cũng cần phải được đảm bảo tính hiệu quả.
Xem thêm bài viết “8 bước lập kế hoạch truyền thông, sự kiện hiệu quả cho Marketer” để nắm rõ ngay quy trình lập kế hoạch truyền thông hiệu quả mà bất kỳ một nhân viên marketer nào cũng phải nằm lòng khi triển khai một chiến lược truyền thông thương hiệu.
Những tiêu chí quan trọng cần có ở một thông điệp truyền thông
Các tiêu chí quan trọng cần có ở một thông điệp truyền thông
- Đơn giản, ngắn gọn và dễ tiếp thu: Thông điệp truyền thông không cần quá phức tạp với những câu chữ hoa mỹ, cầu kỳ. Nó cần được tối ưu về độ dài, bao hàm, khái quát về nội dung để có thể in sâu vào tâm trí khách hàng.
- Chân thực và chính xác: Thông thường, người dùng sẽ không thích những thông điệp quá phóng đại, không thực tế. Do đó, khi thiết kế, bạn cần thể hiện được sự đẳng cấp và chuyên nghiệp của nó.
- Ngôn ngữ thông dụng, phổ biến: Không phải khách hàng tiềm năng của một thương hiệu lúc nào chung đối tượng và có mức độ hiểu biết như nhau, chính vì thế, việc sử dụng quá nhiều ngôn ngữ phức tạp, mang tính chuyên nghiệp có thể khiến người dùng không thể tiếp nhận được chúng.
- Liên kết với chủ đề một cách chặt chẽ: Một thông điệp truyền thông thực sự hiệu quả cần phải có mối quan hệ chặt chẽ với chủ đề. Ngoài ra, thông điệp truyền thông cũng không ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng mặc dù họ thực sự cảm thấy nó thú vị.
- Hấp dẫn trong câu từ và hình thức: Tiêu chí này thể hiện cách thức mà các thương hiệu hiểu rõ về khách hàng của mình.
- Phù hợp với văn hóa: Tiêu chí này sẽ phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu, đánh giá thị trường trước khi xây dựng thông điệp truyền thông.
Một số thông điệp truyền thông sáng tạo, ấn tượng
Một vài thông điệp truyền thông ấn tượng , sáng tạo:
Một số thông điệp truyền thông sáng tạo, ấn tượng
- Bức hình kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ động vật của quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cùng thông điệp: “Pokemon là có thật. Hãy cứu lấy chúng”.
- Tranh kêu gọi mọi người tham gia hiến máu cùng biểu ngữ: “Khi bạn hiến máu cũng là lúc bạn tiếp thêm nguồn sống cho người khác”.
- Dự án giúp nâng cao nhận thức về sự cô đơn của người già cùng câu nói: “Nỗi cô độc gây hại tới sức khỏe người già như việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày”.
- Bức hình kêu gọi mọi người bảo vệ thiên nhiên ở Goiás, Brazil cùng thông điệp: “Đây là cách mà môi trường đang sống: Cố gắng chỉ để tồn tại”.
- Bức tranh kêu gọi mọi người về “Tầm quan trọng của việc xây dựng một thành phố thuận tiện cho người tàn tật”.
- Bức hình truyền tải thông điệp “lao động trẻ em: Nếu bạn không lên tiếng, nó sẽ không bao giờ dừng lại”.
- Bức tranh nhắc nhở mọi người về hậu quả của việc hút thuốc lá: “Mỗi điếu thuốc mà bạn hút sẽ làm bạn mất đi một chiếc răng”.
Còn rất nhiều yếu tố khác ngoài thông điệp truyền thông để một chiến dịch truyền thông thành công. Ví dụ như thiết kế, vị trí đặt banner, áp phích chứa thông điệp truyền thông…
Tuy vậy, một thông điệp truyền thông được tạo ra một cách bài bản theo từng bước, được đánh giá kỹ lưỡng bởi các tiêu chí sẽ giúp tỉ lệ thành công của chiến dịch cao hơn. Với những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc hiểu được thông điệp truyền thông là gì, tầm quan trọng cũng như cách tạo, cách đánh giá hiệu quả của một thông điệp truyền thông.
Đọc thêm: Cách xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp