Thông điệp truyền thông là gì? Bí quyết xây dựng thông điệp truyền thông

Một trong những hoạt động luôn được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng và đầu tư hiện nay đó chính là truyền thông. Trong đó, thông điệp truyền thông được xem là nội dung cốt lõi, giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Vậy có thể hiểu thông điệp truyền thông là gì? Hãy cùng Mona Media giải đáp thắc mắc trên trong bài viết này nhé.

Thông điệp truyền thông là gì?

Thế giới phẳng mang đến lượng thông tin lớn cho tất cả mọi người mỗi ngày. Chúng ta có thể tiếp nhận hàng ngàn thông tin truyền thông, quảng bá liên tục. Thực sự khó có thể dung nạp tất cả những thông tin với số lượng dữ liệu lớn như vậy một cách hiệu quả. Và đó cũng chính là lý do thông điệp truyền thông được ra đời. Đây là một phương tiện hiệu quả để các thương hiệu có thể gửi thông điệp và thu hút khách hàng.

Trong tiếng Anh, cụm từ Media Message hay còn được gọi là thông điệp truyền thông. Và đó cũng là tất cả nội dung cốt lõi, trọng tâm nhất mà thương hiệu, doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là cách định hướng khách hàng chú ý đến sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp.

Ngoài ra, thông điệp truyền thông còn được giải thích theo một số khía cạnh sau:

thông điệp truyền thông là gì

  • Thông điệp truyền thông là một câu hoàn chỉnh hay cũng có thể là một biểu tượng, một cụm từ, một dấu hiệu nhận biết… với mục đích để truyền tải nội dung hoặc một giá trị cụ thể đến đối tượng tiếp cận.
  • Là giải pháp mà các ý tưởng, suy nghĩ được trình diễn một cách ngắn gọn, súc tích để truyền tải đến người tiếp nhận mục tiêu thông qua hình thức phù hợp.
  • Là tất cả toàn bộ nội dung được mã hóa dưới hình thức các yếu tố mang tính minh họa. Hầu hết dựa trên cơ sở là nền tảng của các công cụ, phương tiện như hình ảnh, văn bản, âm thanh…

Trong lĩnh vực marketing, thông điệp truyền thông luôn là biện hiệu với chủ đích muốn đối tượng tiếp nhận ghi nhớ, có thể nhận diện trong tâm thức. Thông điệp truyền thông được tạo ra nhằm mục đích gây ảnh hưởng nhất định đến nhận thức, cảm xúc hay hành vi của người được tiếp nhận. Mục đích cuối cùng của việc này là góp phần xây dựng nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tại sao các doanh nghiệp cần sử hữu một thông điệp truyền thông?

Mục đích lớn nhất của thông điệp truyền thông chính là tính tích cực trong sự thay đổi về nhận thức, hành vi hay cảm xúc của nhóm khách hàng tiềm năng, hay rộng hơn là toàn bộ cộng đồng về thương hiệu của bạn.

Bởi trên thực tế, bất kỳ một công ty hay tổ chức nào cũng đều mong muốn thương hiệu của mình được khách hàng ghi nhận, khó quên và có dấu ấn riêng. Ngoài ra, đây cũng là một chiến thuật hiệu quả để nâng cao vị thế cũng như lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường có nhiều yếu tố cạnh tranh.

Việc xây dựng và phát triển một thông điệp truyền thông sẽ giúp mang lại những lợi ích sau:

  • Thông điệp truyền thông giúp hấp dẫn sự chú ý đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu của khách hàng.
  • Thông điệp truyền thông giúp thiết lập sự cân nhắc, xem xét về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu khi người dùng có nhu cầu về chúng.
  • Thông điệp truyền thông là động lực để khách hàng tiềm năng khai thác, tham khảo vả tìm kiếm thêm nhiều thông tin hơn về sản phẩm, dịch vụ.
  • Thông điệp truyền thông giúp cung cấp nhiều thông tin. Nhờ vậy, người dùng tiềm năng sẽ có thể tiếp nhận nhiều giá trị mà thương hiệu đó mang lại.

Các dạng thông điệp truyền thông phổ biến hiện nay

Hầu hết các thông điệp truyền thông hiện nay đều được chia thành 2 dạng chính. 2 loại hình này sẽ được linh hoạt áp dụng theo từng sản phẩm, dịch vụ vào từng giai đoạn, thời điểm phù hợp với mục tiêu chiến lượng của doanh nghiệp.

Thông điệp theo giọng điệu

Không chỉ nắm bắt và tạo ảnh hưởng đến khía cạnh về tâm lý của người dùng, thông điệp truyền thông còn phải phản ánh được những giá trị, ý nghĩa mang tính nội dung của công ty, tổ chức một cách bao hàm nhất với một giọng điệu phù hợp. Về giọng điệu, mọi người nên điều chỉnh để làm cho tương thích, phù hợp với tính chất và đặc trưng riêng của từng sản phẩm, dịch vụ.

viết thông điệp truyền thông

Thông điệp theo mục đích

Mỗi công ty, doanh nghiệp đều hướng đến những mục tiêu hoạt động khác nhau. Điều này cũng chính là lý do khiến cho thông điệp truyền thông được sáng tạo có sự khác biệt. Chúng yêu cầu sự sáng tạo riêng biệt đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng lĩnh vực:

  • Mục đích xã hội, chính trị: Thông điệp truyền thông trong trường hợp này được xây dựng hướng đến việc định hướng, tuyên truyền, giáo dục nhằm điều chỉnh nhận thức và hành vi của khách hàng.
  • Mục đích thương mại: Thông điệp truyền thông trong trường hợp này được xây dựng nhằm hướng đến việc định vụ sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến nhận thức của khách hàng.

Những bước xây dựng thông điệp truyền thông

Thông thường, các đơn vị sẽ cần trải qua 5 bước để tạo ra một thông điệp truyền thông. Cụ thể gồm:

Giai đoạn 1: Xem xét, bắt đầu thu thập thông tin, dữ liệu

Mỗi công ty, tổ chức đều sở hữu một thị trường mục tiêu riêng. Lúc này cần xác định đối tượng nào là đối tượng sẽ tiếp nhận tin mục tiêu. Hãy khai thác và thu thập tất cả những thông tin có liên quan đến đối tượng đó. Những thông tin này sẽ giúp bạn hấp dẫn sự quan tâm của họ đồng thời hình thành nên giá trị cho chính thương hiệu đó. Các bạn có thể áp dụng một số phương pháp thu thập như khảo sát, phỏng vấn, feedback…

thu thập thông tin

Giai đoạn 2: Khai thác và xử lý dữ liệu

Sau khi đã thu thập được đủ dữ liệu có liên quan đến đối tượng nhận tin mục tiêu, mọi người cần nhóm tất cả chúng lại để có thể đưa ra một Insight thật khái quát của người dùng về thương hiệu. Qua đó, giúp cho bạn thấy được những khía cạnh của người dùng mà họ đã đạt được, những khía cạnh cần có sự thay đổi, điều chỉnh nhằm tối ưu giá trị cung cấp cho khách hàng mục tiêu.

Ý tưởng của thông điệp truyền thông sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công ty, doanh nghiệp để đưa ra được lựa chọn phù hợp. Ý tưởng cần được xác định theo các tiêu chí như sự độc đáo, mới lạ, khác biệt…  dựa trên lợi ích, đặc tính hay định vị thương hiệu của chính tổ chức đó.

Giai đoạn 3: Hành động

Thông tin sau khi được xác định và xử lý sẽ giúp tạo ra những ý tưởng sáng tạo. Cần đưa ra được nhiều ý tưởng khác nhau để thảo luận, bàn bạc để có thể chọn ra được một ý tưởng có sức thuyết phục nhất.

Giai đoạn 4: Thống nhất các ý tưởng

Hình thành hay đúng hơn là thống nhất ý tưởng sau khi đã thảo luận và bàn bạc một cách kỹ lưỡng với rất nhiều ý tưởng khác nhau. Ý tưởng đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí sẽ được đánh giá dựa trên quy tắc SMILE.

hoàn thiện các ý tưởng

Giai đoạn 5: Xây dựng ý tưởng theo đúng yêu cầu thực tiễn

Ý tưởng thông thường sẽ được phác thảo dưới hình thức các mẫu quảng bá hoặc kịch bản. Ý tưởng này cũng sẽ được công bố trước người dùng tiềm năng trong sự kiện trình bày ý tưởng. Việc hình dung rõ nét được ý tưởng và đánh giá được mức độ khả thi của nó, thông điệp truyền thông lúc này cũng cần phải được đảm bảo tính hiệu quả.

Một thông điệp truyền thông cần đáp ứng các tiêu chí gì?

Sau khi đã hiểu được thông điệp truyền thông là gì. Hãy xem xét những tiêu chí sau để đánh giá một thông điệp truyền thông:

  • Ngắn gọn, đơn giản và dễ tiếp nhận: Thông điệp truyền thông không nên quá phức tạp với những câu chữ cầu kỳ, hoa mỹ. Nó cần được tối ưu về độ dài, nội dung có tính khái quát, bao hàm để có thể đi sau vào tâm trí khách hàng.
  • Chính xác và chân thực: Người dùng thường không thích những thông điệp không thực tế, quá phóng đại. Chính vì vậy, khi thiết kế mọi người cần thể hiện được sự chuyên nghiệp và đẳng cấp của nó.

tiêu chí thông điệp truyền thông

  • Ngôn từ phổ biến, thông dụng: Khách hàng tiềm năng của một thương hiệu không phải lúc nào cũng chung đối tượng, mức độ hiểu biết của họ có sự khác nhau. Do đó, việc sử dụng nhiều ngôn ngữ mang tích chuyên ngành, phức tạp… có thể khiến cho đối tượng người dùng không thể tiếp nhận được chúng.
  • Liên kết chặt chẽ với chủ đề: Một thông điệp truyền thông hay, hấp dẫn không có nghĩa là nó có sự hiệu quả nếu nó không thực sự nếu nó không có mối quan hệ với chủ đề. Bên cạnh đó, thông điệp truyền thông cũng không có ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của người dùng dù họ thực sự có cảm thấy nó thú vị.
  • Sự hấp dẫn trong hình thức và câu từ: Đó chính là cách mà các thương hiệu hiểu rõ về khách hàng của mình.
  • Phù hợp với văn hóa: Tiêu chí này sẽ phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện xây dựng thông điệp truyền thông. Nếu cách trình bày sơ sài, nó sẽ đưa bạn đến những hậu quả tai hại.

Trong thời đại các thương hiệu có sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, thông điệp truyền thông ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Trên đây là toàn bộ thông tin về thông điệp truyền thông cũng như những yếu tố mà thông điệp truyền thông cần có. Với những thông tin trên, mong rằng mọi người sẽ hiểu hơn và tạo ra được thông điệp tốt nhất mang lại sự hiệu quả trong việc marketing của mình.