Thông điệp truyền thông là gì? 5 bước xây dựng hiệu quả
Theo các bạn, yếu tố quan trọng nào tác động mạnh đến sự thành công của một chiến dịch marketing? Phải chăng, thông điệp truyền thông chính là đáp án mà nhiều người đang tìm kiếm? Để có cái nhìn tổng quan về loại thông điệp này, hãy cùng Vietnix đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Thông điệp truyền thông là gì?
Thông điệp truyền thông có tên tiếng Anh là Media message, là những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải và lưu lại trong tâm trí khách hàng như hình ảnh, âm thanh, màu sắc, lời nói,… Thông điệp truyền thông cũng thường liên quan tới định vị thương hiệu trên thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Đây cũng là phương thức giúp khách hàng nhận thấy được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
Thông điệp truyền thông là gì?
Bên cạnh đó, loại thông điệp này còn được hiểu theo một số phương diện khác, như:
- Thông điệp mang mục đích truyền tải giá trị hoặc nội dung cụ thể đến tập khách hàng của doanh nghiệp thông qua cụm từ, biểu tượng, một câu nói đặc trưng,…
- Là giải pháp cho những ý tưởng hay suy nghĩ được diễn giải và đưa đến khách hàng một cách súc tích, ngắn gọn.
Trong tiếp thị, loại thông điệp mang tính truyền thông luôn hướng đến việc giúp khách hàng ghi nhớ và nhận diện thương hiệu trong tâm trí. Nhìn chung, đó là công dụng giúp doanh nghiệp gây ấn tượng về nhận thức, hành vi, cảm xúc,… của người dùng để góp phần xây dựng thương hiệu phát triển.
Vai trò của thông điệp truyền thông với một doanh nghiệp
Thông điệp truyền thông có thể đáp ứng nhiều mục tiêu của doanh nghiệp như: thu hút khách hàng, tác động tích cực lên nhận thức hay hành vi của tệp khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, chúng còn giúp bạn khẳng định vị thể trên thị trường kinh doanh.
Vai trò của thông điệp truyền thông với một doanh nghiệp
4 lý do doanh nghiệp không nên bỏ lỡ việc tạo ra thông điệp mang tính truyền thông cho thương hiệu hay sản phẩm, cụ thể:
- Giúp thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng, từ đó làm tăng độ nhận diện thương hiệu, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trong thị trường nhiều cạnh tranh.
- Khi tiếp cận đến thông điệp nền tảng của doanh nghiệp, khách hàng có thể cân nhắc xem xét thêm về sản phẩm và dịch vụ khác của thương hiệu.
- Khơi dậy động lực để khách hàng có thể tham khảo và tìm kiếm nhiều thông tin liên quan sản phẩm hay dịch vụ tại thời điểm họ có nhu cầu.
- Thông điệp chứa đựng nhiều tâm huyết của doanh nghiệp, chúng cung cấp cho người dùng nhiều thông tin mang tính súc tích nhất. Từ đó thuyết phục người tiêu dùng công nhận giá trị mà thương hiệu muốn đưa đến mỗi khách hàng.
Chương trình ra mắt dịch vụ VPS NVME tốc độ cao
Một số dạng thông điệp truyền thông phổ biến
Dạng thông điệp này có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu. Trong phạm vi bài viết này, Vietnix giới thiệu đến các bạn 2 mẫu thông điệp truyền thông phổ biến hiện nay.
1. Thông điệp dựa trên giọng điệu
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực trong suy nghĩ của khách hàng, các doanh nghiệp cũng nên tạo ra những thông điệp với giọng điệu phù hợp (về mặt tính chất, điểm đặc trưng riêng của thương hiệu). Điều này làm nổi bật những giá trị mang tính nội dung mà bạn muốn truyền tải. Ngoài ra, khi triển khai các chiến dịch marketing cũng cần đảm bảo sự đồng nhất về giọng điệu của thông điệp truyền thông.
Một số dạng thông điệp truyền thông phổ biến
2. Thông điệp dựa trên mục đích
Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động dựa trên những mục tiêu khác nhau. Đây cũng là lý do dẫn đến sự khác biệt trong cách sáng tạo thông điệp truyền thông:
- Mục đích xã hội, chính trị: Doanh nghiệp hoạt động theo mục đích này nên chú trọng xây dựng thông điệp truyền thông hướng tới những giá trị mang lại cho xã hội, văn hóa, chính trị. Lúc này, thông điệp truyền thông sẽ có vai trò giáo dục, tuyên truyền và điều chỉnh hành vi cũng như nhận thức của khách hàng.
- Mục đích thương mại: Nếu doanh nghiệp hoạt động theo mục đích thương mại thì cần chú trong tới giá trị cốt lõi của thương hiệu. Lúc này, thông điệp truyền thông cần truyền tải những giá trị đó đến với nhận thức của khách hàng đồng thời khẳng định hình ảnh thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Các tiêu chí của một thông điệp truyền thông
Để đánh giá một thông điệp truyền thông có hiệu quả hay không, hãy xem xét đến những tiêu chí quan trọng dưới đây.
- Ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu: Thông điệp mang tính truyền thông không nên sử dụng quá nhiều câu chữ và phức tạp. Thay vào đó, doanh nghiệp nên đơn giản hóa, tối giản và sử dụng câu đơn nghĩa để xây dựng. Thông điệp truyền thông cũng cần được tối ưu về độ dài, chứa các nội dung bao quát để khách hàng có thể dễ nhớ, dễ hiểu.
- Độ chính xác và tính chân thực: Những thông điệp mang tính phóng đại và thiếu tính thực tế sẽ không gây được ấn tượng với người tiêu dùng của bạn. Do đó, người sáng tạo nội dung nên đề cao tính chân thực và chuyên nghiệp của loại thông điệp này.
- Ngôn từ phổ biến, thông dụng: Mức độ hiểu biết cũng như trình độ của khách hàng luôn có sự khác biệt. Vì vậy, sử dụng ngôn ngữ diễn đạt phổ thông, ngắn gọn sẽ dễ dàng tiếp cận đến đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Chỉ nên sử dụng những từ ngữ chuyên ngành, phức tạp trong trường hợp doanh nghiệp chỉ nhắm tới truyền thông nội bộ hoặc truyền thông cho nhóm đối tượng có liên quan.
- Phù hợp với đặc trưng văn hóa: Yếu tố này sẽ phụ thuộc vào cách thức phân tích thị trường trong quá trình lên ý tưởng và xây dựng thông điệp truyền thông. Quá trình đó diễn ra sơ sài, cẩu thả thì sẽ để lại những hậu quả khó lường cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Có liên quan đến chủ đề: Mỗi thông điệp nền tảng của doanh nghiệp cần có sự gắn kết với lĩnh vực và chủ đề mà bạn hướng đến. Đồng thời, nếu triển khai chiến dịch marketing thì thông điệp truyền thông cho chiến dịch đó cũng cần gắn liền với mục tiêu cuối cùng của chiến dịch.
- Sự hấp dẫn: Doanh nghiệp cần đưa ra các thông điệp có tính hấp dẫn đối với tập khách hàng của mình. Để làm được điều này, đòi hỏi bạn phải có sự nghiên cứu cũng như tích lũy dữ liệu trong dài hạn để có thể thấu hiểu người dùng.
Các tiêu chí của một thông điệp truyền thông
Để một thông điệp truyền thông mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, bạn cần phải triển thai theo một quy trình bài bản. Các bước thực hiện phải thật rõ ràng và chi tiết. Dưới đây là quy trình tạo ra một thông điệp truyền thông mà Vietnix muốn chia sẻ đến bạn.
Quy trình tạo ra một thông điệp truyền thông
Các doanh nghiệp cần lưu ý 5 bước để tạo ra một thông điệp truyền thông hiệu quả như sau.
1. Thu thập dữ liệu
Đầu tiên để xây dựng thông điệp truyền thông, mỗi một công ty đều cần xác định rõ ràng tập khách hàng tiềm năng. Sau đó, doanh nghiệp cần tập trung khai thác và thu thập tất cả các thông tin có liên quan đến đối tượng mục tiêu.
Thu thập dữ liệu khách hàng
Bạn có thể thu thập dữ liệu của khách hàng qua các hình thức như: Khảo sát, phỏng vấn, nhận phản hồi, review,… Hoạt động này sẽ giúp bạn thu hút được sự quan tâm của khách hàng đồng thời tạo nên danh tiếng cho chính thương hiệu của bạn.
2. Khai thác triệt để dữ liệu
Ở bước này, bạn sẽ tiến hành gom nhóm tất cả thông tin, dữ liệu có liên quan đến đối tượng mục tiêu để phục vụ cho việc diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng. Từ đó đưa ra những chiến dịch, hành động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và thu hút khách hàng.
Khai thác triệt để dữ liệu
Dựa trên đặc tính hay sự hiện diện của thương hiệu, doanh nghiệp cần đưa ra ý tưởng phù hợp để xây dựng nội dung truyền thông. Điều này cũng sẽ phụ thuộc vào yếu tố giá trị cốt lõi của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông điệp cũng cần đảm bảo tính mới lạ, độc đáo để có thể thu hút khách hàng.
3. Sáng tạo và trao đổi
Thông tin đã được khai thác triệt để chính là tiền đề cho những ý tưởng sáng tạo. Bạn cần đưa ra nhiều ý tưởng vào cuộc thảo luận và trao đổi để sau đó chọn lọc ra được ý tưởng có sức thuyết phục nhất.
4. Thống nhất nội dung thông điệp
Các ý tưởng sau khi đã bàn luận cần phải thống nhất kỹ lưỡng và dựa trên các tiêu chí trong quy tắc S.M.I.L.E. Quy tắc này đề cập tới những yếu tố chính là: Simple (đơn giản) – Memorable (ấn tượng, khác biệt) – Interesting (hấp dẫn) – Link to brand (liên kết với thương hiệu) – Emotional involving and liked (tác động tới cảm xúc). Ý tưởng nào đáp ứng được những tiêu chí này thì mới được xây dựng và phát triển thành thông điệp truyền thông cho doanh nghiệp.
Thống nhất nội dung thông điệp
5. Xây dựng thông điệp
Nội dung thông điệp được xây dựng dưới hình thức các mẫu quảng bá hoặc kịch bản và được công khai trước khách hàng trong sự kiện công bố ý tưởng. Ý tưởng của thông điệp cần đảm bảo tính hiệu quả dựa trên việc đánh giá mức độ khả quan của chúng.
Những ví dụ về thông điệp truyền thông ấn tượng
Các doanh nghiệp tạo nên sự thành công của thương hiệu đều đáp ứng được các tiêu chí (sáng tạo, đơn giản và ý nghĩa). 3 ví dụ cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do đằng sau sự thành công, danh tiếng của một thương hiệu.
1. Lay’s
Lay’s là thương hiệu hàng đầu trong thị trường bánh snack trên toàn cầu. Lay’s đã sáng tạo ra một thông điệp đơn giản vì chúng gợi ra cho khách hàng cảm giác ăn để giải trí là Betcha can’t eat just one (Betcha không thể chỉ ăn một miếng).
Với thông điệp này, Lay’s không nhấn mạnh vào sản phẩm hay thương hiệu mà đưa bản chất tự nhiên của con người vào. Liệu ai có thể ngừng thưởng thức những món ăn ngon lành, hấp dẫn như snack được? Nhờ thông điệp này cùng với hiệu ứng quảng cáo, doanh số bán hàng của hãng đã tăng vọt.
Thông điệp truyền thông hiệu quả đến từ thương hiệu Lay’s
2. M & Ms
Thông điệp với nội dung truyền thông của thương hiệu M & Ms là The Milk Chocolate Melts in Your Mouth, Not in Your Hand (Chocolate sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn). Thông điệp này được đánh giá là có tính giáo dục, thực tế khá cao. Món ăn vặt như chocolate nên được “tan chảy trong miệng” thay vì lãng phí chúng trên tay.
Chính bởi thông điệp thú vị như vậy kết hợp cùng hình ảnh vui nhộn từ thương hiệu M & Ms đã tạo nên thành công ngoài mong đợi của chiến dịch marketing. Thông qua đó thu hút cả trẻ em lẫn người lớn thưởng thức sản phẩm bởi tính giáo dục, thực tế và hình ảnh vui tươi của thương hiệu này.
Thông điệp truyền thông hiệu quả đến từ thương hiệu M & Ms
3. Mastercard
“There are some things money can’t buy. For everything else, there’s Mastercard” là thông điệp mà Mastercard đã tinh tế lồng ghép cho thương hiệu của họ. Ý nghĩa của thông điệp này là có những thứ không thể mua bằng tiền nhưng với Mastercard thì bạn hoàn toàn có thể.
Thông điệp truyền thông hiệu quả đến từ thương hiệu Mastercard
Đây là thông điệp khá thông minh và ấn tượng khi nhấn mạnh rằng Mastercard sẽ giúp bạn giải quyết tất cả mọi vấn đề liên quan tới tiền. Với sự lồng ghép tên thương hiệu khá khéo léo, Mastercard cũng đã thể hiện tình cảm và khơi gợi cảm xúc của người tiêu dùng đối với sản phẩm tuyệt vời và đẳng cấp của mình.
Lời kết
Vietnix vừa chia sẻ đến bạn 5 bước tạo ra một thông điệp truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp và những ví dụ điển hình về sự thành công khi áp dụng chúng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như có cái nhìn mới mẻ trong cách triển khai một thông điệp truyền thông cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!