Thời vụ trồng lạc ở miền Bắc & Kỹ thuật trồng năng suất cao
Cây lạc hay là cây công nghiệp ngắn ngày dễ thích nghi với môi trường. Thời vụ trồng lạc ở miền Bắc tập trung vào vụ đông xuân và hè thu. Cả hai mùa này đều có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Thời vụ trồng lạc trong năm
Thời vụ trồng lạc là yếu tố rất quan trọng quyết định năng suất cao hay thấp, lạc có chất lượng hay không. Trồng lạc cũng tạo ra một nguồn kinh tế bền vững, có thể làm giàu cho bạn. Bởi giá lạc trên thị trường rất ổn định, có chất dinh dưỡng cao nên được nhiều người mua về sử dụng.
Trồng lạc vụ Hè Thu
Vụ hè thu bắt đầu từ tháng 4 – tháng 5 (dương lịch). Bà con tiến hành trồng lạc để kịp thu hoạch trước khi lũ về.
Trong giai đoạn này việc trồng lạc cần có nhiều kỹ thuật cao, bà con cần trồng đúng mùa vụ. Nếu trồng quá muộn sẽ gặp phải mùa lũ, khi đó vụ lạc sẽ thất thu, mất năng suất.
Thời vụ trồng lạc Đông Xuân
Thông thường, người ta bắt đầu trồng lạc vụ đông xuân, tức là bắt đầu vào cuối năm hoặc vài ngày sau Tết (tháng 11 đến tháng 12 dương lịch), đây là thời điểm nước lũ đã rút hết, thời điểm cuối mùa mưa nên việc trữ nước để tưới rất thuận lợi. Khi đó bà con tiến hành trồng lạc.
Bà con nên nâng cao kỹ thuật trồng lạc vụ xuân, bón phân đúng thời điểm cây lạc sẽ khỏe hơn, góp phần giúp nâng cao năng suất tăng gấp nhiều lần.
Ở miền Bắc, trồng lạc trên đất cát trong vụ đông xuân đã trở thành nghề chính của bà con nông dân. Bởi đây là loại cây ít sâu bệnh, hơn nữa lạc còn trở thành nguồn thực phẩm rất quan trọng, đồng thời là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn có giá trị.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc
Kỹ thuật trồng lạc đang được bà con quan tâm rất nhiều. Nếu có một kỹ thuật trồng đúng bà con sẽ thu về được nhiều lạc, tăng năng suất cây trồng.
Chọn đất và làm đất trồng lạc
Thực tế, kỹ thuật trồng đậu phộng và chọn đất trồng không quá khó vì lạc dễ thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên tốt nhất nên chọn loại đất tơi xốp, có độ ẩm cao, độ pH bằng 5,5 – 6, 5 và thoát nước tốt như đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ.
Cây lạc cần được cày sâu, bừa kĩ, dọn sạch cỏ dại. Sau đó, tiến hành lên luống rộng 75 – 80cm, cao 20 – 25cm, đảm bảo luống khoảng cách giữa các luống là 45 – 50cm.
Chuẩn bị hạt giống
Giống lạc nên chọn loại lạc vừa (không già, không non), không sâu bệnh, ngâm nước nửa ngày. Nếu vào mùa lạnh thì ngâm lạc trong nước ấm 40 – 45 độ C trong 12 giờ, ủ cho đến khi mầm nứt nanh mới đem trồng.
Tiêu chuẩn chọn giống không tạp nhiễm, không sâu bệnh, hạt to, vỏ mỏng, vỏ sáng, không bị hư hỏng, tỷ lệ nảy mầm cao.
Bón phân trước khi gieo trồng
Giai đoạn bón phân được chia thành 2 giai đoạn:
- Khi cây lạc có 3 – 4 lá, bà con bón thúc phân. Kết hợp xới đất nhẹ, làm cỏ (không xới đất vun gốc, vun gốc làm cây đẻ nhánh cấp 1).
- Khi cây có 7 – 8 lá thật thì tiếp tục bón phân, nên cày xới giữa các hàng để đất tơi xốp, thoáng khí.
Cách tốt nhất là trước khi bón phân, bà con nên phun nước xung quanh rễ. Thời kỳ cây ra 3 lá thật và thời kỳ ra hoa cần đảm bảo độ ẩm (70%) cho đất.
Kỹ thuật trồng lạc
Chọn hạt tốt, đều, sáng, nhẵn, không bị trầy xước, không lẫn tạp chất, không sâu bệnh. Nên mua các hạt giống ở các cửa hàng nông sản uy tín, chất lượng.
Trồng theo hàng ngang 4-5 lỗ, mỗi lỗ 2-3 hạt. Khoảng cách giữa các hố 20 – 25cm, hàng cách hàng 25 – 30cm. Trồng xong tưới nước giữ ẩm cho cây nhanh nảy mầm.
Cách chăm sóc lạc
Nếu trồng vào mùa nắng cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Vào mùa mưa phải chú ý thoát nước để tránh cây bị thối, úng.
Sau 3-5 ngày khi gieo hạt, nếu hạt đã mọc đều thì kiểm tra và bón phân để thúc đẩy sự sinh trưởng của lạc.
Sau khi trồng khoảng 10 – 15 ngày tiến hành bón phân cho cây lạc. Lần bón thứ hai sau đó khoảng 15-20 ngày. Ngoài việc bón phân còn phải kết hợp với việc làm cỏ, chăm sóc kỹ lưỡng cho cây.
Phân bón, thuốc trừ sâu cho lạc
Trong thời vụ trồng lạc, bà con nên kết hợp bón phân và phun thuốc trừ sâu thường xuyên để lạc phát triển khỏe mạnh, tránh sâu bệnh hại làm giảm năng xuất.
Ô Trichoderma – Hạn chế vàng lá, thối rễ, tránh gây héo dây. Đặc biệt thuốc có công dụng kháng nấm bệnh, giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Công dụng:
- Tăng cường các vi sinh vật tốt, có ích để cây trồng đạt năng xuất cao, giúp cải tạo đất.
- Phân giải các chất hữu cơ khó tiêu và giúp các chất chuyển hóa thành chất dễ tiêu cho cây trồng phát triển khỏe mạnh.
Bà con muốn cây lạc của mình khỏe mạnh, đạt năng xuất cao trong mùa vụ thì đừng bỏ qua At Padave.
Có tác dụng:
- Tiêu mọi tuyến trùng gây hại cho cây trồng
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây để cây phát triển khỏe mạnh
- Tăng độ tơi xốp, giúp phục hồi đất
Hướng dẫn sử dụng:
- Phun hoặc tưới gốc: bà con pha đều 50-100g chế phẩm / 20 lít nước, phun hoặc tưới đều vùng gốc cho cây lạc.
- Rải gốc: Trộn đều chế phẩm với phân hữu cơ, bón đều xung quanh gốc.
Lưu ý trong thời vụ trồng lạc
- Để cây lạc ra năng suất cao, chất lượng tốt, bà con cần lưu ý những điều sau:
- Trồng lạc mấy tháng thu hoạch? Trong khoảng thời gian 2 tháng bà con có thể thu hoạch lạc. Nếu lạc già xuất hiện nhiều có thể thu hoạch sớm. Nếu là lạc giống thì có thể thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm vài tuần.
- Trước khi thu hoạch lạc khoảng một tuần bà con không nên tưới nước để tránh hạt nảy mầm trong đất. Theo đúng thời vụ trồng lạc, trước khi thu hoạch khoảng 1 ngày tát nước trên mặt ruộng để củ không bị gãy khi thu hoạch.
- Sau khi gieo từ 3 đến 5 ngày, kiểm tra xem lạc đã mọc đều chưa, nếu lạc chưa mọc hoặc bị chuột ăn thì đem trồng lại, kết hợp làm cỏ.
- Tạo lạc mầm, dùng tay cào nhẹ vào lạc để giúp các lá mầm nhanh ra nhiều hoa.
- Đến ngày thu hoạch, người ta chọn ngày nắng ráo để thu hoạch lạc. Sau khi thu hoạch cần rửa sạch, phơi khô và bảo quản trong túi ni lông, thùng, để nơi khô ráo thoáng mát giúp lạc tươi lâu hơn.
Trên đây là những thông tin thời vụ trồng lạc ở miền Bắc. Bà con nên tìm hiểu kỹ về thời vụ cũng như kỹ thuật trồng lạc để cây lạc đạt hiệu quả phát triển mạnh nhất. Để được tư vấn thêm về cách dùng và đặt mua thuốc trong bài, bà con liên hệ đến số hotline của ECOMCO 09 622 41 635.