Thời vụ trồng dưa hấu và kỹ thuật trồng mang lại năng suất cao

Dưa hấu là món quả ngon, có giá trị dinh dưỡng và thương mại cao. Tại Việt Nam, diện tích đất trong dưa hấu ngày càng tăng, mang đến thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thời vụ trồng dưa hấu tại Việt Nam và kỹ thuật trồng ngay dưới đây.

Thời vụ trồng dưa hấu tại Việt Nam

Thời vụ trồng dưa hấu ở nước ta sẽ chia theo từng vùng miền tùy vào điều kiện khí hậu khác nhau. Cụ thể như sau:

Các tỉnh phía Bắc

Phía Bắc nước ta có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên dưa hấu được trồng theo ba vụ chính là xuân hè, vụ hè và vụ đông.

Vụ xuân hè sẽ có vụ đông nên đây sẽ là vụ chính của dưa hấu. Người ta bắt đầu gieo hạt vào cuối tháng 2, trồng 10 – 15/3 và thu hoạch cuối tháng 5.

Vụ hè sẽ được trồng sau khi gặt xong lúa chiêm xuân sớm, vào khoảng độ giữa tháng 6 và thu hoạch vào khoảng cuối tháng 7. Vụ hè thích hợp trồng ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, thời điểm này mưa nhiều, các chân đất trũng thường sẽ bị ngập. Khi trồng người ta thường ghép lên gốc bầu để vừa chống ngập úng vừa để chống bệnh héo vàng.

Vụ đông chỉ dành cho những vùng nào người dân có kinh nghiệm thâm canh mới trồng dưa hấu. Vụ này rất nghiêm ngặt về thời gian, gieo hạt vào cuối tháng 8, trồng đầu tháng 9 và thu hoạch cuối tháng 11, đầu tháng 12.

Thời vụ trồng dưa hấu tại Việt Nam Thời vụ trồng dưa hấu tại Việt Nam

Các tỉnh miền Trung và miền Nam

Thời vụ trồng dưa hấu ở cách tỉnh thuộc khu vực miền Trung và miền Nam sẽ được chia làm 3 vụ chính là vụ sớm, vụ chính và vụ hè.

  • Vụ sớm được gieo trồng vào tháng 10, thu hoạch cuối tháng 12. Mùa này thường có ảnh hưởng mưa đầu vụ nên dưa hấu thường được trồng chân đất thoát nước.
  • Vụ chính được gieo trồng cào tháng 11 và thu hoạch tết âm lịch. Mùa này có điều kiện thời tiết thuận lợi nên dưa hấu phát triển tốt, cho năng suất cao.
  • Vụ hè sẽ được trồng ngay sau vụ lúa ở An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và các tỉnh miền Trung, thu hoạch sau tết âm lịch.

Kỹ thuật trồng dưa hấu sinh trưởng phát triển tốt

Dưa hấu là một loại cây dễ trồng thuộc họ bầu bí. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, người dân phải chú ý đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.

Kỹ thuật gieo hạt và ươm mầm

Cứ 1 ha đất sẽ cần đến 0,5-1kg hạt giống. Khi ủ hạt, bạn cần phơi hạt giống trong nắng nhẹ khoảng 1-2 giờ. Sau đó để hạt nguội rồi đem ngâm với nước sạch 4-6 giờ. Vớt hạt, rửa với nước để loại bỏ nhớt, gói hạt trong khăn ẩm và ủ trong khoảng 24-36 giờ ở nhiệt độ 28-30oC cho nứt mầm.

Chuẩn bị xong giống mầm, bạn cần tạo lỗ trồng cây ngoài đồng ruộng bằng chày, nọc đục với độ sâu khoảng 10cm, bón tro hoai mục để giữ đất ẩm. Gieo hạt dưa đã nứt mầm với độ sâu 2 đến 3cm và lấp hạt với tro trấu hay đất bột.

Gieo hạt dưa trong bầu là thuận tiện nhất, tiện cho việc chăm sóc, tiết kiệm hạt và có nhiều thời gian chuẩn bị đất trồng hơn. Với cách này, bạn cần chuẩn bị luống rộng 60-80cm, cao 15-20cm, để ở nơi có đầy đủ ánh sáng và gió để đặt bầu.

Kỹ thuật gieo hạt và ươm mầm Kỹ thuật gieo hạt và ươm mầm

Chuẩn bị đất trồng dưa hấu

Nếu trồng dưa trên đất ruộng lúa thì nên làm đất sau mùa thu hoạch. Làm sạch cỏ dại, cày 1 lượt, bừa 1-2 lượt rồi đào mương lên. Phân đất thành các lô luống khoảng cách 2,5-3m cho luống đơn và 4,5-6m cho luống đôi. Đối với mương chứa nước nên đào rộng 30-40cm, sâu 40cm, đào theo hướng Đông Tây để cây đón được nhiều ánh sáng nhất. Luống trồng dưa hấu cần đảm bảo rộng 80-90cm, cao 15-20cm là tốt nhất.

Muốn có năng suất cao, các bạn nên trồng với mật độ 9.000 cây/ha để cây có đủ khoảng trống, dinh dưỡng và ánh sáng để phát triển.

Trồng cây khi cây gieo được 5-7 ngày tuổi, khi cây được 1-2 lá thật, tưới nước đẫm vào luống và rạch bao nilon rồi cho cây vào lỗ đục sẵn.

Chuẩn bị đất trồng dưa hấu Chuẩn bị đất trồng dưa hấu

Kỹ thuật bón phân

Tùy vào độ màu mỡ của đất mà các bạn cần sử dụng lượng phân ở mức khác nhau. Khi bón lót, bạn sử dụng phân chuồng mục nên bón 25 – 30 tấn/ha, lân super bón 100 kg/ha và NPK tổng hợp loại 13 -13 – 0 bón 250 – 300 kg/ha. Phân bón thúc nên chọn N: 80 – 150 kg/ha; K2O: 80 – 100 kg/ha. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bã đậu tương ngâm, nước phân chuồng ủ mục để bón khi cây phát triển.

Về cách bón, bón lót bạn bón rải đều phân theo rạch sau đó lấp đất. Bón thúc chia làm 3 lần. Lần thứ nhất bón sau trồng 7 – 10 ngày, pha loãng phân đạm và kali tưới xung quanh gốc. Lần 2 bón sau trồng 15 ngày, hòa loãng phân đạm và kali tưới vào gốc. Lần 3 bón khi cây ra hoa, 20 – 25 ngày sau trồng, pha đạm và kali lẫn vào đất rồi lấp lại. Ngoài ra, bạn cũng cần bón thúc cho cây nuôi quả sau khoảng 40 ngày trồng.

Kỹ thuật bón phân Kỹ thuật bón phân

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây thì bạn cũng hiểu được thời vụ trồng dưa hấu cũng như kỹ thuật trồng rồi phải không. Các bạn hãy lưu ý để trồng dưa đúng cách và mang lại năng suất cao.